11 dấu hiệu bất thường F0 liên hệ y tế ngay

F0 cách ly tại nhà thấy khó thở, nhịp thở nhanh, SpO2 95%, huyết áp thấp, đau tức ngực, thay đổi ý thức… cần liên hệ y tế ngay.

Theo Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà Bộ Y tế ban hành ngày 21/8, F0 cách ly tại nhà khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Thứ nhất , khó thở, thở hụt hơi, hoặc t.rẻ e.m có dấu hiệu thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

Thứ hai là nhịp thở. Người lớn nhịp thở từ 21 lần trở lên mỗi phút; Trẻ từ 1 đến dưới 5 t.uổi, nhịp thở từ 40 lần trở lên một phút; Trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi, nhịp thở bằng hoặc lớn hơn 30 lần một phút; thì cần liên hệ y tế ngay. Lưu ý, với t.rẻ e.m, đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc.

Thứ ba là chỉ số SpO2 (nếu có thể đó) 95%. Khi phát hiện bất thường, đo lại lần hai sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo.

Máy đo nồng độ oxy trong m.áu (SpO2) giúp bệnh nhân Covid-19 phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy trong m.áu, để được can thiệp kịp thời khi trở nặng. Đây là thiết bị y tế phổ biến, dễ sử dụng tại gia đình, cho bất kỳ bệnh nhân nào có tình trạng hạ oxy m.áu, như viêm phổi do vi khuẩn, hen phế quản, hội chứng ngưng thở lúc ngủ (thường ngủ ngáy)… và viêm phổi do Covid-19.

Về nguyên lý hoạt động, khi kẹp máy đo SpO2 vào đầu ngón tay, đầu dò của máy sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại đi xuyên qua mô có các mao mạch nhỏ chứa hồng cầu. Hồng ngoại sẽ bị hồng cầu hấp thu một phần. Từ lượng ánh sáng còn lại chưa bị hấp thu, máy sẽ tính ra số lượng hồng cầu có chứa oxy (m.áu đỏ).

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn Khoa Nhiễm Khuẩn – thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, hướng dẫn, bạn mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây. Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt. SpO2 dưới 95% là dấu hiệu trở nặng, cần liên hệ y tế ngay.

Thứ 4 , mạch nhanh, lớn hơn 120 nhịp một phút hoặc dưới 50 lần một phút.

Thứ 5 , huyết áp thấp. Chỉ số huyết áp tối đa

Thứ 6 là đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

Thứ 7 là thay đổi ý thức. F0 cảm thấy lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đ.ánh thức, co giật.

Thứ 8, F0 thấy tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

Thứ 9 , dấu hiệu ở t.rẻ e.m là không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn. Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống như: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban…

Thứ 10 , người nhiễm Covid-19 mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng…

Cuối cùng, bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm Covid-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

11 dau hieu bat thuong f0 lien he y te ngay 7d9 5987326

Các bác sĩ Bệnh viện hồi sức Covid-19 đang điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch. Ảnh: Thành Nguyễn

Về điều trị, theo Bộ Y tế, F0 là người lớn sốt trên 38,5 độ C hoặc đau đầu, đau người nhiều, uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 viên; Uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

T.rẻ e.m sốt trên 38,5 độ C , uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần.

Sau khi dùng thuốc hạ sốt hai lần mà không đỡ thì phải thông báo ngay đến cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà để xử lý.

Cơ sở quản lý F0 tại nhà hướng dẫn bệnh nhân theo dõi sức khỏe hai lần vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các triệu chứng cần chuyển viện, cấp cứu. Người bệnh khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu bất thường phải báo cáo ngay cơ sở quản lý, trạm y tế xã, phường… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Bộ Y tế điều chỉnh quy định về cách ly với t.rẻ e.m

Hướng dẫn mới của Bộ Y tế vừa ban hành hôm nay 25-8, trong đó có nhiều thay đổi về quy định cách ly với t.rẻ e.m.

bo y te dieu chinh quy dinh ve cach ly voi tre em 1af 5984665

Người dân tự test COVID-19 tại nhà ở TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo Bộ Y tế, dịch COVID-19 đã xuất hiện tại hầu hết các địa phương trên cả nước và nhiều t.rẻ e.m phải cách ly, theo dõi, điều trị do bị nhiễm SARS-CoV-2 hoặc tiếp xúc gần với trường hợp mắc COVID-19.

Bên cạnh đó, một số t.rẻ e.m nhập cảnh Việt Nam cũng thuộc đối tượng phải cách ly phòng, chống dịch COVID-19.

Trẻ đi cách ly phải được chăm sóc tinh thần, giảm lo âu

Để đảm bảo điều kiện sinh hoạt an toàn, thuận lợi cho t.rẻ e.m trong thời gian thực hiện cách ly, theo dõi, điều trị, Bộ Y tế (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) hướng dẫn trường hợp người nhà cùng đi cách ly chăm sóc trẻ phải có cam kết tự nguyện cách ly cùng t.rẻ e.m, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Trường hợp người chăm sóc t.rẻ e.m không thể đi cùng, ở cùng để chăm sóc trẻ thì chính quyền địa phương bố trí người chăm sóc cho trẻ, hoặc chỉ định cán bộ trong cơ sở y tế/cơ sở cách ly tập trung hoặc người tình nguyện chăm sóc trẻ. Người đó phải có kiến thức, kỹ năng trong chăm sóc, hỗ trợ t.rẻ e.m, đảm bảo trẻ được duy trì liên lạc với gia đình, người thân, giảm tối đa sự khủng hoảng, căng thẳng, lo âu của t.rẻ e.m.

Đối với t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi là người Việt Nam, có tiếp xúc gần với trường hợp mắc COVID-19, sẽ thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với người nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2, tiếp tục theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

Cơ quan y tế sẽ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho t.rẻ e.m và người nhà của trẻ theo quy định về cách ly tại nhà. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

T.rẻ e.m và thân nhân nhập cảnh đã tiêm đủ vắc xin: chỉ cách ly 7 ngày

Đối với trường hợp t.rẻ e.m dưới 18 t.uổi là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam cùng thân nhân, trường hợp trẻ và thân nhân đã tiêm đủ liều vắc xin ngừa COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 (có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong 72 giờ trước khi xuất cảnh), có giấy chứng nhận tiêm chủng, sẽ thực hiện cách ly tập trung 7 ngày và theo dõi sức khỏe 7 ngày kế tiếp.

Đối với t.rẻ e.m và thân nhân nhập cảnh khi chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin ngừa COVID-19, thực hiện cách ly tập trung 7 ngày kể từ ngày nhập cảnh, tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà trong 7 ngày tiếp theo, tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 28 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Đối với t.rẻ e.m dưới 18 t.uổi là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh nhưng người chăm sóc t.rẻ e.m đang ở Việt Nam, trẻ thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú cùng người chăm sóc t.rẻ e.m trong 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Các cơ sở cách ly cần đảm bảo có đủ nước sạch, an toàn vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng, bảo vệ t.rẻ e.m khỏi xâm hại bạo lực bao gồm xâm hại t.ình d.ục, chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội cho t.rẻ e.m đang thực hiện cách ly tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Công văn này thay thế hướng dẫn ngày 7-2 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn cách ly y tế cho t.rẻ e.m dưới 15 t.uổi.

Trong thời gian qua, dù Bộ Y tế có hướng dẫn về cách ly với t.rẻ e.m là F1, F2 nhưng nhiều tỉnh thành vẫn thực hiện không đúng quy định, đưa cả trẻ sơ sinh là F1 đi cách ly tập trung.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *