Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây t.ử v.ong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?
1. Tương tác thuốc kháng histamin với rượu
Việc kết hợp thuốc kháng histamin với rượu có thể gây buồn ngủ quá mức và gây nguy hiểm nếu đang lái xe ô tô hoặc vận hành máy móc. Khi kết hợp những loại thuốc này với rượu, tác dụng phụ này nghiêm trọng hơn, thậm chí làm tăng nguy cơ quá liều. Do đó không uống rượu khi đang uống các thuốc kháng histamin.
Các thuốc kháng histamin bao gồm: Loratadine, diphenhydramine (benadryl), desloratadine (clarinex), brompheniramine, clorpheniramine, hydroxyzine, cetirizine.
Bài Viết Liên Quan
- Táo bón ở t.rẻ e.m: Hiểu đúng và cách phòng bệnh
- Vitamin B12 có trong trái cây nào? 15+ loại trái cây không thể bỏ qua
- Bữa ăn tối như thế nào sẽ giúp giảm cân nhanh?
Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
2. Thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm
Việc uống rượu khi đang uống một số loại thuốc điều trị n.hiễm t.rùng do vi khuẩn, nấm có thể gây tương tác thuốc, làm gia tăng các tác dụng phụ của những loại thuốc này.
Tác dụng phụ của việc uống thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm với rượu bao gồm: Nhịp tim nhanh, thay đổi huyết áp đột ngột, đau dạ dày, nôn mửa, nhức đầu hoặc đỏ mặt, tổn thương gan.
Một số loại thuốc kháng sinh và kháng nấm phổ biến có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hơn khi trộn với rượu:
– Thuốc kháng sinh: Macrodantin (nitrofurantoin), metronidazole, isoniazid, cycloserin, tindamax (tinidazole), zithromax (azithromycin).
– Thuốc chống nấm: Griseofulvin, ketoconazol.
Thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm thường không dùng kéo dài, do đó, nên kiêng uống rượu cho đến khi không còn sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm, đồng thời giúp quá trình lành vết thương nhanh hơn. Chỉ nên uống rượu sau 48 đến 72 giờ khi uống liều thuốc cuối cùng.
Nên trao đổi kỹ với bác sĩ về các tương tác thuốc cần tránh.
3. Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm có thể gây buồn ngủ và chóng mặt, tình trạng này có thể trầm trọng hơn khi uống rượu. Việc kết hợp này có thể làm tăng nguy cơ té ngã, tình trạng trầm cảm nặng lên, làm giảm khả năng kiểm soát vận động, tăng tác dụng của rượu, gây tổn thương gan, tăng huyết áp.
Tuyệt đối không uống rượu khi đang dùng các thuốc điều trị trầm cảm: Aripriprazone, clomipramine, celexa (citalopram), clozapin, duloxetine, trazodone, venlafaxine, seroquel (quetiapin), zoloft (sertraline), chế phẩm thảo dược St. John’s Wort…
4. Thuốc điều trị lo âu và động kinh
Buồn ngủ, chóng mặt và thở chậm hoặc khó thở… đều là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị lo âu và động kinh với rượu. Một người cũng có thể gặp vấn đề với chức năng vận động, hành vi và trí nhớ khi dùng kết hợp này. Ngoài ra, việc uống các loại thuốc này với rượu sẽ làm tăng nguy cơ quá liều, thậm chí gây t.ử v.ong.
Không được uống rượu khi đang uống các thuốc điều trị lo âu và động kinh: Lorazepam, buspirone, clonazepam, clordiazepoxide, paxil (paroxetin), diazepam, alprazolam.
Cần đọc kỹ nhãn thuốc trước khi uống để tránh những tương tác thuốc có thể xảy ra.
5. Thuốc trị viêm khớp
Một số loại thuốc trị viêm khớp khi kết hợp với rượu có thể gây loét, c.hảy m.áu dạ dày và tổn thương gan. Nên tránh uống rượu khi đang dùng các thuốc trị viêm khớp: Celebrex (celecoxib), naproxen, diclofenac.
6. Thuốc điều trị tăng động giảm chú ý
Khi kết hợp với rượu, thuốc điều trị rối loạn chú ý và tập trung có thể gây chóng mặt và buồn ngủ, giảm khả năng tập trung, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tổn thương gan.
Các thuốc bao gồm: Adderall (amphetamine/dextroamphetamine), concerta, ritalin (metylphenidat), dextroamphetamine, dexmethylphenidate, atomoxetine, vyvanse (lisdexamfetamine).
7. Thuốc huyết áp
Khi trộn với rượu, các loại thuốc huyết áp có thể gây chóng mặt, ngất xỉu và buồn ngủ. Các vấn đề về tim cũng có thể xảy ra như nhịp tim không đều. Tốt nhất là không nên kết hợp rượu và thuốc điều trị huyết áp. Ngoài ra, hạn chế uống rượu có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa tăng huyết áp.
Để tránh tương tác thuốc nguy hiểm, tuyệt đối không uống rượu cùng các thuốc trị tăng huyết áp: Accupril (quinapril), verapamil, hydrochlorothiazide, cardura (doxazosin), clonidine, losartan, terazosin, benazepril, prazosin, amlodipin, lisinopril, enalapril.
8. Thuốc chống đông m.áu
Warfarin là một loại thuốc thường được sử dụng để ngăn ngừa cục m.áu đông. Những người thỉnh thoảng uống rượu có thể bị c.hảy m.áu trong khi dùng thuốc này. Những người uống nhiều rượu có nguy cơ bị c.hảy m.áu, gia tăng cục m.áu đông, đột quỵ hoặc đau tim.
Uống warfarin với rượu, cho dù không thường xuyên, cũng có thể gây ra những tương tác thuốc nguy hiểm cho sức khỏe.
9. Thuốc giảm mỡ m.áu
Uống một lượng lớn rượu cùng với thuốc giảm mỡ m.áu có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan, tăng tình trạng đỏ bừng và ngứa, tăng c.hảy m.áu dạ dày.
Nên tránh xa rượu khi đang uống các thuốc: Lovastatin, rosuvastatin, atorvastatin, niacin, pravastatin, pravigard, simvastatin.
10. Thuốc trị bệnh đái tháo đường
Rượu và thuốc trị đái tháo đường có thể khiến lượng đường trong m.áu của một người xuống quá thấp. Một số người có thể bị buồn nôn, nôn, nhức đầu, nhịp tim nhanh và huyết áp thay đổi đột ngột khi uống thuốc trị đái tháo đường cùng với rượu. Đặc biệt, glumetza có thể gây buồn nôn và suy nhược.
Các thuốc không được uống cùng với rượu: Glucotrol XL (glipizid), metformin, glyburide.
11. Thuốc giảm đau
Thuốc dùng để giảm đau cũng có thể tương tác với rượu. Kết hợp các loại thuốc để kiểm soát cơn đau thông thường, đau cơ, sốt và viêm với rượu có thể gây khó chịu ở dạ dày, c.hảy m.áu, loét dạ dày và nhịp tim nhanh. Khi trộn với rượu, excedrin và tylenol cũng có thể gây tổn thương gan.
Nên tránh uống rượu khi đang uống các thuốc: Ibuprofen, naproxen, excedrin (aspirin, acetaminophen và caffeine), tylenol (acetaminophen).
12. Thuốc giãn cơ
Khi kết hợp với rượu, thuốc giãn cơ cũng có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, tăng nguy cơ co giật, quá liều thuốc, khả năng kiểm soát động cơ bị suy giảm, có các hành vi bất thường và các vấn đề về trí nhớ.
Các thuốc giảm đau cơ có thể tương tác với rượu gây những tác dụng nguy hiểm: Fexmid (cyclobenzaprine), soma (carisoprodol).
13. Thuốc trị đau sau phẫu thuật
Khi kết hợp các thuốc giảm đau do chấn thương, sau phẫu thuật hoặc đau nửa đầu với rượu có thể gây buồn ngủ và chóng mặt, thở chậm hơn, nguy cơ quá liều tăng, ảnh hưởng đến việc kiểm soát hành vi và trí nhớ.
Các thuốc bao gồm: Meperidin, ascomp-codeine (butalbital, aspirin, caffeine, codeine), oxycodone, hydrocodone, fentanyl, morphin, hydromorphone, methadone, tramadol.
14. T.huốc n.gủ
Khi kết hợp với rượu, t.huốc n.gủ có thể có tác dụng tương tự như nhiều loại thuốc khác trong danh sách này. Tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ, chóng mặt, thở khó khăn, các vấn đề về điều khiển động cơ, trí nhớ và hành vi.
Nên tránh uống rượu khi đang sử dụng các t.huốc n.gủ: Zolpidem, eszopiclone, temazepam, diphenhydramine, doxylamine.
Ngoài ra, các loại thuốc chữa mất ngủ bằng thảo dược như hoa cúc, cây nữ lang và hoa oải hương có thể gây buồn ngủ nhiều hơn khi uống cùng với rượu.
Thuốc được khuyến nghị ngăn ngừa đau nửa đầu
Những người bị chứng đau nửa đầu trước tiên nên thử dùng thuốc chống CGRP, để ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu mạn tính, thay vì các loại thuốc cũ hơn…
Hiệp hội Đau đầu Hoa Kỳ khuyến nghị, các loại thuốc nhắm vào protein CGRP nên đưa vào danh sách đầu tiên để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu… Thuốc chống CGRP bao gồm aimovig, ajovy, emgality, vyepti, nurtec ODT và qulipta…
CGRP là một loại protein đóng vai trò trong nhận thức đau. Theo hướng dẫn mới, bệnh nhân nên bắt đầu điều trị bằng các loại thuốc mới hơn, nhắm đến chứng đau đầu và các triệu chứng khác của chứng rối loạn thần kinh phức tạp này, thay vì sử dụng các loại thuốc cũ và kém hiệu quả hơn.
Những loại thuốc cũ hơn được thiết kế cho các tình trạng khác nhau và được tái sử dụng cho các cơn đau nửa đầu, từ lâu đã là lựa chọn đầu tiên được cung cấp cho bệnh nhân để phòng ngừa, bao gồm các liệu pháp như thuốc chống động kinh topiramate (topamax), thuốc chống trầm cảm amitriptyline và thuốc huyết áp (chẹn beta)…
Nhiều loại thuốc chống CGRP mới hơn có dạng bút tiêm có thể sử dụng tại nhà.
Cho đến nay, các liệu pháp mới hơn nhắm vào peptide liên quan đến gen calcitonin (CGRP), một loại protein liên quan trực tiếp đến việc gây ra chứng đau nửa đầu, đã được lựa chọn dự phòng sau khi không tìm thấy sự thuyên giảm bằng các loại thuốc cũ.
TS. Andrew Charles, chủ tịch Hiệp hội Đau đầu Hoa Kỳ cho biết, việc chuyển sang dùng các liệu pháp nhắm mục tiêu CGRP điều trị đầu tiên này mang tính chuyển đổi trong việc ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu và gánh nặng liên quan của chúng.
1. Liệu pháp chống CGRP là gì?
CGRP là một loại protein trong não và hệ thần kinh có vai trò truyền cảm giác đau cũng như cách các mô và mạch m.áu phản ứng với cơn đau. Nồng độ CGRP trong m.áu tăng cao khi cơn đau nửa đầu tấn công và giảm dần khi các cơn đau nửa đầu này được điều trị hiệu quả.
TS. Chia Chun Chiang, chuyên gia về đau đầu tại Mayo Clinic ở Rochester (Minnesota) cho biết: Các liệu pháp nhắm mục tiêu CGRP có thể ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu bằng cách ngăn chặn khả năng truyền tín hiệu đau trong hệ thần kinh của protein này. Những phương pháp điều trị này có thể giữ cho các mạch m.áu trong não không phản ứng theo cách dẫn đến các cơn đau nửa đầu.
Theo TS. Nada Hindiyeh, khoa thần kinh Viện Metrodora ở thành phố West Valley, Utah: Có năm liệu pháp nhắm mục tiêu CGRP có tác dụng ngăn ngừa chứng đau nửa đầu:
Liệu pháp tiêm er enumab (aimovig)
Liệu pháp tiêm fre manezumab (ajovy)
Liệu pháp tiêm galc anezumab (emgality)
Truyền epti nezumab (vyepti)
Thuốc uống rimegepant (nurtec ODT) và ato gepant (qulipta)
Một số loại thuốc CGRP cũng có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng đau nửa đầu cấp tính, bao gồm thuốc ubrogepant và rimegepant cũng như thuốc xịt mũi zavegepant (zavzpret).
TS. Hindiyeh cho biết: Tất cả bệnh nhân sẽ cần được điều trị cấp tính đối với các cơn đau nửa đầu của họ, cho dù đó là thuốc đối kháng CGRP hay lựa chọn khác và nhiều bệnh nhân cũng sẽ cần một biện pháp phòng ngừa.
Các liệu pháp phòng ngừa nhắm mục tiêu CGRP nhằm mục đích giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau nửa đầu cấp tính, đặc biệt đối với chứng đau nửa đầu mạn tính (được xác định là 15 ngày trở lên với các triệu chứng đau nửa đầu mỗi tháng).
2. Tại sao dùng thuốc nhắm mục tiêu CGRP sớm hơn lại giúp điều trị chứng đau nửa đầu?
Các phương pháp điều trị đau nửa đầu truyền thống cũ hơn được phát triển cho các mục đích khác nhau, nên chúng có thể có tác dụng phụ hoặc gây ra vấn đề cho những người mắc một số tình trạng sức khỏe nhất định, khiến thuốc khó dung nạp hoặc không an toàn khi sử dụng. Điều này có thể làm trì hoãn việc điều trị hiệu quả.
Mặt khác, CGRP đã chứng minh được hiệu quả vượt trội so với nhiều phương pháp điều trị hiện tại và bệnh nhân thường giảm triệu chứng nhanh hơn. Nói chung thuốc được dung nạp tốt với ít hoặc không có tác dụng phụ.
Sự thay đổi trong chiến lược điều trị này có thể cải thiện đáng kể kết quả của bệnh nhân, đặc biệt đối với những người không được hưởng lợi từ các liệu pháp truyền thống hoặc những người không thể dung nạp thuốc. Về cơ bản, liệu pháp nhắm CGRP sẽ cung cấp cho bệnh nhân phương pháp điều trị tốt nhất có thể cho tình trạng của họ thay vì thử các phương pháp điều trị khác có thể không hiệu quả.
Tuy nhiên, các hướng dẫn mới không có nghĩa là các loại thuốc và liệu pháp cũ sẽ bị bỏ qua hoàn toàn.