5 thói quen phổ biến vô tình gây tổn thương gan

Bạn có thể mắc bệnh gan mà không hề biết vì thường không có triệu chứng cho đến giai đoạn cuối.

5 thoi quen pho bien vo tinh gay ton thuong gan 956 7108703

Sau một thời gian nhất định, gan sẽ mất khả năng tự phục hồi nếu chúng ta thường xuyên có những thói quen gây hại cho nó. (Ảnh: ITN)

Vì vậy, điều quan trọng là phải thực hiện các bước cần thiết để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh, càng sớm càng tốt.

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Vai trò chính của nó là loại bỏ độc tố. Bất cứ thứ gì bạn đưa vào cơ thể đều được gan xử lý và chăm sóc, sau đó sẽ đào thải ra ngoài.

Trên thực tế, gan có thể tự động thay thế các tế bào bị tổn thương từ đó tự sửa chữa và phục hồi.

Tuy nhiên, sau một thời gian nhất định, gan sẽ mất khả năng tự phục hồi nếu chúng ta thường xuyên có những thói quen gây hại cho nó. Dưới đây là những thói quen phổ biến có thể làm tổn thương gan đến mức không thể sửa chữa được.

Mất ngủ

Việc đảm nhiệm quá nhiều công việc khiến bạn phải trả giá bằng giấc ngủ của mình. Lối sống này có thể làm hỏng gan của bạn về lâu dài. Các nghiên cứu chỉ ra rằng không ngủ đủ giấc có thể gây ra stress oxy hóa cho gan.

Dinh dưỡng kém và béo phì

5 thoi quen pho bien vo tinh gay ton thuong gan 525 7108703

Lối sống này có thể làm hỏng gan của bạn về lâu dài. (Ảnh: ITN)

Hầu hết chúng ta đều thích đi ăn ngoài hàng, la cà tại quán cà phê. Nhưng bạn cần nhớ rằng thói quen ăn uống kém lành mạnh và tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn cũng như thực phẩm đông lạnh thường xuyên sẽ gây tổn hại gan theo thời gian.

Nhìn chung, thói quen ăn uống kém, lịch trình thất thường và tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn/đóng gói/mua ngoài/chiên rán có thể gây hại cho gan vì dẫn đến tích tụ chất béo và độc tố mà gan không thể loại bỏ dễ dàng.

Hút thuốc

Trên bao t.huốc l.á có ghi ‘”Hút thuốc có hại cho sức khỏe”. Nhưng nhiều người vẫn chọn hút thuốc vì thấy nó hay, thích hợp với bạn bè đồng trang lứa hoặc vì nghiện và giờ đây việc bỏ thuốc trở nên quá khó khăn.

Hút t.huốc l.á gây ra nhiều tác dụng phụ và tổn thương gan là một trong số đó. Cho dù hút t.huốc l.á không ảnh hưởng trực tiếp đến gan, nhưng việc sử dụng quá nhiều sản phẩm chứa nicotin có thể dẫn đến stress oxy hóa, từ đó tạo ra các gốc tự do, cuối cùng gây tổn hại cho gan.

Nghiện rượu

Bất cứ thứ gì được tiêu thụ ở mức độ vừa phải và không thường xuyên đều không gây hại cho gan. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều rượu sẽ làm tổn thương gan đến mức không thể sửa chữa được.

Thậm chí, nó dẫn đến một tình trạng gọi là bệnh gan do rượu. Bệnh gan do rượu gây tổn thương gan, dẫn đến tích tụ chất béo, viêm và sẹo. Nói tóm lại, cơ chế giải độc chắc chắn sẽ gặp trục trặc nếu việc tiêu thụ rượu không bị hạn chế hoặc kiểm soát trong thời gian dài.

Mách bạn cách bảo vệ gan

5 thoi quen pho bien vo tinh gay ton thuong gan dbc 7108703

Các chất độc như dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua những thực phẩm vô cơ. (Ảnh: ITN)

Theo giới chuyên gia, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh gan bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh hơn.

Quản lý cân nặng

Ngay cả những người hơi thừa cân cũng có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Lúc này, giảm cân đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp giảm mỡ gan.

Béo phì có thể gây ra bệnh gan cũng như các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim, tiểu đường tuýp 2, viêm khớp và một số bệnh ung thư.

Nếu bạn lo lắng về cân nặng của mình và có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy nói chuyện với bác sĩ về các chiến lược tốt nhất để bạn giảm cân an toàn trước khi áp dụng chế độ ăn kiêng hoặc thói quen tập thể dục mới.

Giảm lượng calo, tránh đường, tăng lượng trái cây và rau quả, thay thế thực phẩm chế biến sẵn bằng nhiều loại thực phẩm cơ bản, tự nhiên hơn sẽ giúp bạn chăm sóc gan, cải thiện sức khỏe nói chung và giảm cân.

Áp dụng chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh cũng giúp gan kiểm soát mức cholesterol và chất béo trung tính trong m.áu.

Tăng cường tập thể dục

Tập thể dục tốt cho gan và cơ thể nói chung. Một cách đơn giản biến việc tập thể dục thành một thói quen thường xuyên trong cuộc sống của bạn là đi bộ, đạp xe, làm vườn, khiêu vũ, bơi lội hoặc chơi môn thể thao mà bạn yêu thích.

Những thay đổi đơn giản mà bạn có thể thực hiện bao gồm đi cầu thang bộ thay vì thang máy hoặc thang cuốn, đỗ xe càng xa cửa trung tâm mua sắm càng tốt, bắt xe buýt và xuống sớm vài điểm dừng rồi đi bộ hết quãng đường còn lại hoặc đi bộ sau bữa tối thay vì ngồi xem TV.

Sử dụng các sản phẩm an toàn

Gan là vũ khí chính của cơ thể trong cuộc chiến chống lại chất độc trong môi trường và trong thực phẩm, và bạn có thể hỗ trợ gan bằng cách giảm tải chất độc.

Nhà cửa, trường học và nơi làm việc có thể trở thành môi trường độc hại nếu sử dụng các sản phẩm làm sạch không tự nhiên, thuốc trừ sâu và các sản phẩm bình xịt khác.

Các chất độc như dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ cũng có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua những thực phẩm vô cơ và thực phẩm không được rửa sạch đúng cách.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy glyphosate, được sử dụng rộng rãi trên cây lương thực có thể gây tổn thương gan.

Vì vậy, hãy sử dụng các lựa chọn thay thế tự nhiên bất cứ khi nào có thể để giúp ích cho gan của bạn. Đừng quên rửa trái cây và rau củ cẩn thận và chọn sản phẩm được nuôi trồng hữu cơ (nếu có thể).

Đề xuất mở rộng nguồn tạng hiến lấy từ người c.hết tim

Mặc dù đ.ánh giá lợi ích của nguồn tạng hiến từ người cho c.hết tim rất rõ ràng, các chuyên gia vẫn cho rằng cần quan tâm, cân nhắc tiêu chí ‘an toàn về pháp lý, thoải mái về tâm linh’.

Tại Việt Nam, Luật Hiến ghép mô tạng ra đời năm 2006 nhưng chỉ đề cập hiến mô tạng từ người c.hết não, chưa đề cập hiến mô tạng từ người c.hết tim. Đây là thông tin do PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia, cung cấp tại hội thảo Hiến mô, tạng từ người c.hết tim tại Việt Nam diễn ra ngày 29/2.

Theo các chuyên gia, người c.hết tim có thể hiến được phổi, thận, gan, tụy, các mô, giác mạc, xương, gân. Thế giới tận dụng các nguồn hiến tạng từ người sống và người c.hết. Với người c.hết có hai nguồn là nguồn c.hết tim và c.hết não. Còn tại Việt Nam, hiện 95% ca ghép tạng được tiến hành từ người cho sống, chỉ có 5% ca ghép từ người cho c.hết não, ngược với xu hướng thế giới.

Thực tế 20 năm qua, nhiều nước trên thế giới đã tăng nguồn hiến mô tạng từ người c.hết tim. Tại Trung Quốc, hiến tạng được lấy từ 3 nguồn, gồm người c.hết não, c.hết tim và c.hết tim sau khi c.hết não. Tỷ lệ người hiến c.hết tim nhiều hơn c.hết não.

Cụ thể, năm 2015, Trung Quốc thực hiện 6.719 ca ghép thận, trong đó, 64% là thận hiến từ người sống; 19% thận hiến từ người c.hết tim sau c.hết não và 17% từ người hiến c.hết não. Nguyên nhân là hiến mô tạng từ người c.hết não còn nhiều tranh luận. Nhiều người Trung Quốc cho rằng khi tim chưa ngừng đ.ập, bệnh nhân chưa thể chẩn đoán t.ử v.ong, gia đình chỉ đồng ý hiến tạng khi tim đã ngừng đ.ập.

PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết tại đơn vị này, nhiều trường hợp không thể đ.ánh giá được c.hết não vì trong quá trình thực hiện, bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn (c.hết tim).

“Mặc dù gia đình bệnh nhân đã ý hiến tạng nhưng do không có quy định trong luật nên chúng tôi không thể lấy tạng được từ người hiến c.hết tim, điều này rất lãng phí”, bác sĩ Nghĩa chia sẻ.

PGS Đồng Văn Hệ đề xuất nguồn tạng, mô được hiến từ người c.hết tim cần được cụ thể hóa để đưa vào Luật Hiến ghép mô tạng và xây dựng quy trình cụ thể. Ông cũng lưu ý cách thức, quy trình, tiêu chuẩn để chẩn đoán người c.hết tim rất khác so với quy trình chẩn đoán c.hết não.

de xuat mo rong nguon tang hien lay tu nguoi chet tim f69 7106457

Việt Nam đã thực hiện gần 8.000 ca ghép tạng trong hơn 30 năm qua, gần 6% tạng được hiến từ người c.hết não. Ảnh: BVCC

Đồng tình với quan điểm ghép tạng từ người hiến ngừng tim hoặc ngừng tuần hoàn là một dạng hiến tạng mở rộng nhằm tận dụng tối đa những mô tạng còn chức năng để ghép, Tiến sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), đề xuất bổ sung nguồn hiến từ người c.hết tim vào luật.

Tuy nhiên, việc bổ sung này cần đáp ứng điều kiện xây dựng hoàn chỉnh chặt chẽ các quy định về pháp lý, hành chính, tiêu chuẩn y khoa, tài chính – là cơ sở để phát triển hệ thống hiến, điều phối, ghép mô – tạng, bảo đảm tính minh bạch, công bằng.

Đ.ánh giá việc chẩn đoán c.hết tim rất quan trọng, từ kinh nghiệm thực tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ Thu cho rằng mấu chốt quan trọng trong ghép tạng từ người hiến ngừng tuần hoàn là thời điểm chẩn đoán t.ử v.ong.

Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), cho biết cần cân nhắc quy trình, tiêu chí kỹ thuật xác định c.hết tim cần làm nghiêm túc và cân nhắc kỹ lưỡng. Để xây dựng bộ tiêu chuẩn c.hết tim, Việt Nam nên tham khảo và áp dụng bộ tiêu chuẩn đã áp dụng trên thế giới.

“Lợi ích của việc có tạng đã quá rõ nhưng làm sao để có tiêu chí an toàn về pháp lý, thoải mái về tâm linh là điều chúng ta cần tiếp tục phải quan tâm”, bác sĩ Hùng nêu băn khoăn.

Việt Nam bắt đầu ghép tạng từ năm 1993. Sau 31 năm ghép tạng và 13 năm lấy tạng từ người cho c.hết não, tính tới tháng 10/2023, cả nước đã thực hiện gần 8.000 ca ghép, song chỉ gần 500 ca được ghép từ nguồn tạng là người cho c.hết não, c.hết tim (tương đương gần 6%).

Mỗi năm Việt Nam chỉ có khoảng 10 người c.hết não hiến tạng, thuộc hàng thấp nhất thế giới, bằng 1/110 so với Hàn Quốc và 1/500 so với Tây Ban Nha. Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong 5 năm, chỉ 107 người cho c.hết não hiến tạng, trên cả nước con số này là 154 người. Trong khi hàng nghìn người có tên trong danh sách chờ ghép tạng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *