Suy tim là một bệnh mạn tính người bệnh cần được quản lý suốt đời. Với việc điều trị phù hợp, các dấu hiệu và triệu chứng suy tim có thể được cải thiện, nhiều người thấy tim trở nên khỏe hơn, chức năng tim hồi phục.
1. Đông y có điều trị suy tim không?
Suy tim thuộc phạm trù tâm quý, chính xung, khái suyễn, hư hao, thủy thũng… của y học cổ truyền. Nguyên nhân suy tim căn bản là tâm và huyết mạch bất túc, nguyên nhân ngoại tà, ăn uống, phòng dục không điều độ là yếu tố dẫn đến phát bệnh.
Theo TTND. Nguyễn Xuân Hướng – bác sĩ cao cấp Y học cổ truyền, Đông y điều trị suy tim bằng cách bổ huyết, dưỡng tâm an thần định chí, hồi dương cứu nghịch, tư âm thanh nhiệt, dưỡng tâm ích khí,…
Các bài thuốc thường được sử dụng như Thiên vương bổ tâm đan, Giao thái hoàn, Sâm phụ long mẫu thang, Hồi dương cấp cứu thang, Bình bổ trấn tâm đan, Qui tỳ thang phối hợp với bài Tứ châu hoàn tùy theo từng thể bệnh và tình trạng của người bệnh cụ thể trong từng giai đoạn.
Các bài thuốc Đông y cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân suy tim. Tuy nhiên, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y. Không tự ý sử dụng thuốc hoặc thay đổi liều lượng thuốc.
Đông y có thể được sử dụng kết hợp với Tây y để điều trị suy tim. Việc kết hợp hai phương pháp điều trị này giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ biến chứng.
Bài Viết Liên Quan
- Mùa hè, cảnh báo trẻ t.ử v.ong do đuối nước
- Cứu sống b.é g.ái sơ sinh có nội tạng nằm ngoài ổ bụng
- Bất ngờ 5 biến chứng đáng sợ của viêm họng mãn tính rất nhiều người không biết
Đông y có thể được sử dụng kết hợp với Tây y để điều trị suy tim. Ảnh minh họa.
2. Cách sơ cứu bệnh nhân suy tim cấp
Suy tim cấp là sự xuất hiện hoặc xấu đi đột ngột các triệu chứng cơ năng/thực thể của suy tim. Bệnh nhân có biểu hiện khó thở, và sung huyết (tĩnh mạch cổ nổi, phù phổi, phù ngoại vi…).
Khó thở có thể xảy ra ngay sau khi người bệnh hoạt động hoặc nghỉ ngơi; nặng hơn là khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm khiến người bệnh thức dậy.
Bệnh nhân có thể bị phù nề ở mắt, mặt, cổ, chân hoặc bụng. Khó thở kịch phát, khó thở liên quan gắng sức hoặc do phù phổi cấp.
Nhịp tim nhanh hoặc không đều: Bệnh nhân có thể có nhịp tim nhanh hoặc không đều khiến mệt mỏi tăng.
Suy tim cấp là một cấp cứu nội khoa, cần đưa bệnh nhân suy tim cấp vào viện để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể mất ý thức. Không cố gắng di chuyển bệnh nhân nếu họ bị đau ngực hoặc khó thở nặng. Lúc này cần gọi cấp cứu 115 ngay.
3. Chăm sóc bệnh nhân suy tim tại nhà
Ngoài việc tuân thủ điều trị của bác sĩ, chăm sóc đúng cách có thể giúp người bệnh suy tim có cuộc sống chất lượng hơn, sống thọ hơn và giảm nguy cơ đột tử.
Người bệnh suy tim nên thực hành một số lời khuyên về lối sống cũng như chế độ sinh hoạt được các bác sĩ khuyến cáo như:
Tập luyện thể dục: Cần lựa chọn bài tập phù hợp với sức khỏe. Một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… được khuyến khích đối với người mắc bệnh suy tim.
Người bệnh không nên làm việc hoặc hoạt động gắng sức.
Nên bỏ hoàn toàn thói quen hút t.huốc l.á, uống rượu bia.
Tránh căng thẳng, duy trì trạng thái tâm lý vui vẻ, thoải mái.
Chế độ ăn nên tăng cường rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, tiêu thụ thịt nạc vừa phải.
Duy trì cân nặng phù hợp, nếu người bệnh bị thừa cân, béo phì cần giảm cân.
Hạn chế muối và chất lỏng.
Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều mỡ hoặc chất béo.
Khám bệnh định kỳ, sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ. Không bao giờ tự ý dừng thuốc, thay đổi liều hoặc uống bất kỳ loại thuốc nào khác mà không được bác sĩ cho phép.
Bệnh nhân suy tim cần có chế độ ăn chuyên biệt được khuyến cáo bởi bác sĩ chuyên khoa.
4. Bệnh suy tim có chữa khỏi được không?
Hiện nay, bệnh suy tim chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, có những điều bạn nên thực hiện ngay để giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Có thể kiểm soát bệnh suy tim bằng cách thay đổi lối sống giúp kiểm soát bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài t.uổi thọ cho bệnh nhân.
5. Lưu ý đối với người béo phì, người cao t.uổi, phụ nữ mang thai… bị suy tim
Với phụ nữ mang thai bị suy tim
Mang thai đòi hỏi tim phải làm việc nhiều hơn. Do đó, việc mang thai có thể khiến bệnh tim trở nên trầm trọng hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng lần đầu tiên của bệnh tim.
Suy tim khi mang thai là một tình trạng nguy hiểm nhưng nếu được điều trị và chăm sóc y tế phù hợp, hầu hết phụ nữ mang thai bị suy tim có thể sinh con khỏe mạnh.
Điều quan trọng nhất là phụ nữ mang thai bị suy tim cần gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ đ.ánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Phụ nữ mang thai bị suy tim cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ một cách nghiêm ngặt. Điều này bao gồm việc sử dụng thuốc theo chỉ định, thay đổi lối sống và theo dõi sức khỏe trong suốt thai kỳ.
Phụ nữ mang thai bị suy tim cần gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Với người cao t.uổi bị suy tim
Suy tim góp phần đáng kể vào tỷ lệ đột quỵ và t.ử v.ong ở người lớn t.uổi. Ở người lớn t.uổi, phải xem xét cẩn thận tác động của các bệnh lý khác đi kèm.
Nếu người cao t.uổi bị các bệnh lý nền khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid m.áu,… cần tích cực kiểm soát các bệnh lý này. Việc kiểm soát tốt các bệnh lý nền có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch và cải thiện chức năng tim.
Người cao t.uổi thường phải dùng nhiều loại thuốc trị các bệnh lý mạn tính khác nên sự tương tác thuốc, tác dụng phụ của thuốc và khả năng quản lý nhiều loại thuốc của bệnh nhân thường có nhiều vấn đề xảy ra. Do đó, cùng với những chăm sóc về chế độ ăn uống, tập luyện, người cao t.uổi nên có người trợ giúp hàng ngày về việc điều trị.
Với người béo phì mắc bệnh suy tim
Béo phì là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến suy tim. Theo một nghiên cứu, nguy cơ suy tim tăng 5% đối với nam và 7% đối với nữ khi chỉ số khối cơ thể tăng 1%. So với những người có chỉ số khối cơ thể bình thường, những người béo phì có nguy cơ suy tim cao gấp đôi.
Chỉ số khối cơ thể tăng cao dễ dẫn đến suy tim do thúc đẩy các đặc đ.iểm gây xơ vữa động mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn lipid m.áu, do đó có thể dẫn đến nhồi m.áu cơ tim. Do đó, người bệnh béo phì bị suy tim cần thực hiện những biện pháp giảm cân để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Nên đặt mục tiêu giảm cân từ 5-10% trong vòng 6 tháng đầu tiên phát hiện bệnh. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp để giảm cân an toàn, hiệu quả.
6. Chi phí điều trị suy tim
Chi phí điều trị suy tim cụ thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như:
Chi phí dùng thuốc: Chi phí cho các loại thuốc điều trị suy tim thông thường như thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc chẹn beta và thuốc chẹn kênh canxi dao động.
Chi phí can thiệp tim mạch: Chi phí cho các can thiệp tim mạch như đặt stent mạch vành, nong mạch vành…
Chi phí cấy ghép tim: Chi phí cấy ghép tim tại Việt Nam hiện nay dao động từ 1 – 2 tỷ đồng.
Ngoài ra còn các chi phí khác như:
Chi phí khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.
Chi phí nhập viện.
Chi phí chăm sóc sau xuất viện: Chi phí chăm sóc sau xuất viện bao gồm chi phí mua thuốc, dụng cụ y tế, chi phí đi lại,…
Hà Nội ghi nhận 424 ca mắc tay chân miệng
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, TP vừa ghi nhận 124 ca mắc tay chân miệng từ đầu tuần đến nay, (tăng 47 trường hợp so với tuần trước đó).
Các ca bệnh phân bố rải rác tại 26 quận, huyện. Trong đó, quận Bắc Từ Liêm 10 ca, Mê Linh 9 ca, Nam Từ Liêm 9 ca, Hà Đông 8 ca, Hoàng Mai 8 ca. Ngoài ra, trong tuần có thêm 1 ổ dịch tay chân miệng tại xã Vân Hòa, huyện Ba Vì với 2 ca bệnh.
Tính từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 424 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng 155 ca so với cùng kỳ năm 2023); 6 ổ dịch tay chân miệng. Hiện còn 4 ổ dịch đang hoạt động. Trong khi đó, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 8.200 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2023).
Khi trẻ có biểu hiện của bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh.
CDC Hà Nội dự báo có thể gia tăng ca mắc tay chân miệng trên địa bàn trong thời gian tới. Đây là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra.
Cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).
Trong khi, các trường hợp nhiễm chủng CA16 thường biểu hiện bệnh nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, thì chủng EV71 sẽ gây bệnh nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, phù phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn, có thể t.ử v.ong nếu không được điều trị kịp thời.
CDC Hà Nội khuyến cáo, để phòng, chống bệnh tay chân miệng, đối với khối trường mầm non, tiểu học, cần tăng cường vệ sinh lớp học, đồ chơi, khăn mặt của học sinh… Bên cạnh đó, y tế cơ sở hướng dẫn giáo viên các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng như: rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; thường xuyên lau rửa toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ, bàn, ghế bằng dung dịch sát khuẩn.
Đối với các bậc cha mẹ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như ly, chén, đĩa, muỗng, đồ chơi với trẻ mắc bệnh. Khi thấy trẻ bị tay chân miệng, cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để được tư vấn, điều trị kịp thời, tránh diễn biến nặng.