Trước đây, khi nhắc đến bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường type 2 ai cũng nghĩ ngay đến những người thừa cân, béo phì hoặc có t.iền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
Nhưng thực tế nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống, lối sống và thói quen không lành mạnh.
Dưới đây là một số thói quen có nguy cơ phát sinh bệnh tiểu đường.
1. Bỏ bữa ăn sáng
Thói quen bỏ bữa sáng sẽ tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Khi chúng ta không ăn bữa sáng sẽ làm gián đoạn các chức năng của insulin trong cơ thể. Điều này có thể khiến lượng đường trong m.áu thất thường và cũng có thể gây ra sự suy giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy – là tuyến nội tiết quan trọng giúp biến glucose thành năng lượng.
Một nghiên cứu trên tạp chí Diabetes Care đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường, những người thích ăn bữa sáng và ăn ít bữa tối đã giảm lượng đường trong m.áu của họ xuống 20% so với những người ăn sáng nhẹ và ăn tối nhiều.
Một số thói quen có thể gây nguy cơ phát sinh bệnh tiểu đường.
2. Uống ít nước
Nước rất quan trọng đối với các chức năng của gan và thận để thải các chất độc ra ngoài. Nếu cơ thể bạn không được cung cấp đủ nước sẽ không thể hoạt động bình thường, kết quả là lượng đường trong m.áu của bạn có thể tăng lên.
Uống ít nhất 02 lít nước mỗi ngày có rất nhiều lợi ích. Một trong số đó là bạn đã giảm nguy cơ lượng đường trong m.áu cao. Nếu uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giảm được 21% nguy cơ tăng đường huyết.
3. Lười ăn trái cây, rau
Trái cây và rau là thành phần chính đối với bất kỳ chế độ ăn kiêng nào, đặc biệt nếu bạn muốn giữ cân nặng lý tưởng. Trái cây và rau sẽ cung cấp chất xơ giúp dạ dày luôn cảm thấy no và giúp giảm lượng đường trong m.áu.
Vì vậy, chúng ta nên ăn nhiều loại rau xanh nhiều lá như rau bina, cải xoăn và bông cải xanh. Bạn cũng nên ăn các loại trái cây có màu sẫm vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể cải thiện tình trạng kháng insulin của cơ thể.
4. Lười vận động
Nhiều người cho rằng tập thể dục mỗi ngày một lần là đủ nhưng sự thật là, nếu chỉ tập thể dục 20-30 phút vào buổi sáng và sau đó dành phần lớn thời gian thức để ngồi làm việc, điều đó vẫn có hại cho sức khỏe của bạn. Cố gắng di chuyển và vận động trong ngày, nếu không bạn vẫn có thể có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị nên tập thể dục hàng ngày ít nhất 60 phút để quản lý lượng đường trong m.áu ổn định. Tốt nhất, theo cách nào đó, hãy đảm bảo rằng bạn có hoạt động thể chất suốt cả ngày.
Ăn ít rau quả, uống ít nước sẽ gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
5. Hay thức khuya
Nếu hay thức khuya cần thay đổi thói quen này, vì thức khuya cũng có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Thông tin đã được các nhà nghiên cứu cho rằng người thức khuya có xu hướng có những thói quen không lành mạnh, có bữa ăn muộn hoặc đồ ăn nhẹ nửa đêm, có thể hút thuốc để giữ cho tỉnh táo và lười tập thể dục, tiếp xúc ánh sáng màn hình nhiều gây rối loạn giấc ngủ…
Tất cả những thói quen xấu vừa nêu trên với việc điều chỉnh lượng đường trong m.áu không phù hợp và làm giảm độ nhạy cảm với insulin, dẫn đến phát sinh bệnh tiểu đường
6. Hay bị căng thẳng, stress kéo dài
Trong cuộc sống hàng ngày, khó tránh khỏi sự căng thẳng nhưng nếu để căng thẳng hay stress kéo dài sẽ làm phát sinh bệnh tiểu đường. Cơ thể bị căng thẳng kéo dài sẽ tiết ra nhiều loại hormone căng thẳng làm thay đổi lượng đường trong m.áu.
Các chuyên gia y tế cho biết, những người bị căng thẳng hay stress có xu hướng lười chăm sóc bản thân, ăn những thực phẩm không lành mạnh và giữ những thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống nhiều bia rượu, ăn nhiều thức ăn nhanh… ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Một cách để giảm bớt căng thẳng hay stress là tích cực kết nối xã hội và bạn bè, thử các bài tập thiền định, yoga và tâm lý trị liệu.
7. Ngại ra khỏi nhà và ít tiếp xúc ánh sáng mặt trời
Vì không muốn ánh sáng mặt trời làm đen sạm da nên nhiều người ngại ra khỏi nhà, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng bạn có thể được hưởng lợi rất nhiều từ việc hòa mình vào thiên nhiên, nếu không muốn mắc bệnh tiểu đường.
Thỉnh thoảng, chúng ta cần tận dụng ánh sáng ấm áp của mặt trời và không gian xanh xung quanh. Các yếu tố thiên nhiên vừa nêu giúp cơ thể sản xuất vitamin D và nhiều chất dinh dưỡng khác, có thể giúp các cơ quan bao gồm tuyến tụy hoạt động tốt hơn. Tuyến tụy sẽ chịu trách nhiệm sản xuất insulin kiểm soát lượng đường trong m.áu.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người thích hoạt động ngoài trời có lượng đường trong m.áu, huyết áp và nhịp tim thấp và ổn định hơn, ít căng thẳng, lo lắng và trầm cảm hơn.
Kết luận
Ngoài những nguyên nhân rõ ràng gây bệnh tiểu đường như thừa cân béo phì, t.iền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, bệnh lý tuyến tụy…, nếu muốn ngăn ngừa bệnh tiểu đường hoặc ít nhất để kiểm soát căn bệnh này, điều tốt nhất là nên có sống một lối sống lành mạnh. Từ bỏ những thói quen xấu và nhận thức sai lầm về một thói quen nào đó trong cuộc sống hàng ngày có thể giúp chúng ta ngăn chặn hiệu quả phát sinh bệnh tiểu đường.
6 lợi ích của loại trái cây thân thiện với bệnh tiểu đường
Ổi đào chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và tốt cho sức khỏe, đặc biết tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Giống như ổi trắng, ổi đào là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào. Thêm vào đó, loại ổi này thân thiện với bệnh tiểu đường.
Chuyên gia cho biết cả hai loại ổi này đều có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng có một số khác biệt về thành phần dinh dưỡng của chúng. Ổi đào được biết đến với hàm lượng vitamin C cao hơn và chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn.
Giá trị dinh dưỡng của ổi đào
Ổi đào chứa nhiều chất dinh dưỡng. Dưới đây là bảng phân tích tất cả các chất dinh dưỡng trung bình của 1 quả ổi được đề cập bởi chuyên gia dinh dưỡng Rachel Anthony, Bệnh viện SRV (Ấn Độ):
Canxi: 14,22 mg
Sắt: 0,40 mg
Magie: 13,26 mg
Kali: 270 mg
Protein: 1,19 mg
Hàm lượng nước: 81,22 g
Chất xơ: 7,39 g
Carbohydrate: 9,14 g
Vitamin C: 228 mg
Ổi đào mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh: Shutterstock)
Lợi ích của ổi đào
Vì loại trái cây này chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu nên rất có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là những công dụng của ổi đào mà bạn có thể chưa biết:
Giúp giảm cholesterol xấu
Chuyên gia cho biết, ổi với khoảng 7 g chất xơ trên 100 g, chứa tỷ lệ chất xơ không hòa tan cao hơn, cùng với các chất xơ khác như pectin. Chất xơ có ưu điểm là hỗ trợ giảm cholesterol và mức LDL (lipoprotein mật độ thấp).
Tăng cường khả năng miễn dịch
Ổi đào chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, thúc đẩy làn da khỏe mạnh và hỗ trợ chữa lành vết thương. Một khẩu phần 100 g ổi chứa khoảng 228 mg vitamin C.
Bảo vệ chống lại tổn thương da
Ổi đào cũng chứa nhiều beta-carotene và lycopene. Hai chất chống oxy hóa này giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ khỏi tổn thương da và quá trình lão hóa.
Ảnh: Shutterstock
Hỗ trợ giảm cân
Do hàm lượng chất xơ và nước cao, cùng với các lợi ích dinh dưỡng khác, ổi đào là sự lựa chọn ăn nhẹ tuyệt vời vào buổi trưa cho những ai muốn kiểm soát cân nặng của mình.
Điều hòa huyết áp
Ổi đào cũng cung cấp một lượng kali đáng kể, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp và đảm bảo hoạt động bình thường của tín hiệu thần kinh và co thắt cơ.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Malaysia cho thấy ổi đào xay nhuyễn giúp giảm cân và huyết áp tâm thu ở chuột bị béo phì do chế độ ăn nhiều chất béo.
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Ổi đào có hàm lượng chất xơ và nước dồi dào nên đây là lựa chọn trái cây tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nó có chỉ số đường huyết thấp là 24 và hàm lượng chất xơ cao giúp làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, giúp bạn tránh được tình trạng đường huyết tăng vọt. Điều này khiến ổi đào trở thành một loại trái cây thân thiện với bệnh tiểu đường.