Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều thói quen tưởng chừng bình thường lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của gan và thận.
Uống không đủ nước: Nước giúp loại bỏ mọi chất thải ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa chất độc tích tụ trong cơ thể và làm tổn thương gan. Uống ít nước khiến m.áu đặc hơn, dẫn đến việc gan khó lọc và thải bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, thận cần nước để hoạt động tốt. Thường xuyên uống không đủ nước có thể gây tổn thương thận. Ảnh minh họa: Unsplash.
Uống nhiều rượu bia: Theo Hindustan Times, rượu bia có chứa nhiều cồn và các chất kích thích khi đi vào cơ thể đòi hỏi thận của bạn phải làm việc hết “công suất” để xử lý và thải loại độc tố ra ngoài. Uống nhiều rượu bia còn gây tổn hại nghiêm trọng cho gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh về gan và thận do uống rượu bia cao gấp 4-5 lần so với những người bình thường khác. Ảnh minh họa: Istockphoto.
Ăn nhiều thịt đỏ: Thói quen ăn nhiều thịt đỏ của mọi người, đặc biệt là người trẻ, có thể gây hại tới cơ thể, nhất là gan và thận. Thông thường, chất béo có nguồn gốc động vật thường chứa các chất khó tiêu hóa. Vì vậy, khả năng phân giải của gan và thận đối với các chất này kém hơn rất nhiều so với các chất béo có nguồn gốc thực vật. Ngoài ra, protein động vật tạo ra lượng axit cao trong m.áu, có thể gây hại cho thận và gây nhiễm toan. Đây là tình trạng thận không thể loại bỏ axit đủ nhanh. Ảnh minh họa: Pexels.
Quá nhiều đường trong chế độ ăn uống: Dù ở dạng đường fructose hay chất làm ngọt nhân tạo, cơ thể sẽ không thể dung nạp được nhiều đường, đặc biệt về lâu dài có thể dẫn đến bệnh gan. Bên cạnh đó, tiêu thụ đồ ngọt quá nhiều có thể dẫn đến bệnh tiểu đường – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về thận. Ảnh minh họa: Hospitalcmq.
Ăn nhiều muối: Lượng muối đưa vào cơ thể ở mức vừa phải sẽ không là thách thức với gan và thận. Tuy nhiên, những người có thói quen ăn mặn thường xuyên nên hạn chế lại vì có thể tác động xấu tới hoạt động của gan, thận. Thông thường, 95% lượng muối đưa vào cơ thể đều qua gan và thận xử lý. Lượng muối quá nhiều sẽ gây trở ngại cho quá trình đào thải các chất cặn bã dư thừa ra khỏi cơ thể, lâu ngày sẽ làm giảm khả năng hoạt động của 2 cơ quan này. Ảnh minh họa: Healthdigest.
Lạm dụng thuốc giảm đau : Dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể làm tốc độ lưu thông m.áu trong cơ thể chậm lại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của gan và thận, đôi khi còn có thể dẫn tới hiện tượng suy gan và suy thận. Theo India Times, đặc biệt, những người có t.iền sử mắc các bệnh về gan và thận cần đặc biệt chú ý tới việc sử dụng các loại thuốc giảm đau vì sẽ dễ dẫn tới tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng. Ảnh minh họa: Nypost.
Hút thuốc: Đây là thói quen ảnh hưởng gián tiếp đến gan. Các hóa chất độc hại có trong khói t.huốc l.á dần dần đến gan, dẫn đến stress oxy hóa. Kết quả là gan bắt đầu sản sinh ra các gốc tự do có thể gây hại cho tế bào gan. Ngoài ra, theo Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ, hút thuốc cũng không tốt cho thận. Những người hút thuốc có nhiều khả năng có protein trong nước tiểu – dấu hiệu của tổn thương thận. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Lười vận động: Ngồi nhiều, ít vận động trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về gan và thận. Những người không tập thể dục hoặc không tham gia các hoạt động thể chất dễ mắc bệnh gan hơn. Trong quá trình tập luyện, lỗ chân lông của cơ thể được mở ra và mồ hôi thoát ra ngoài, thúc đẩy quá trình thải độc – điều này rất có lợi cho gan. Trong khi đó, hoạt động thể chất nhiều hơn giúp cải thiện huyết áp và chuyển hóa glucose, cả hai yếu tố quan trọng đối với sức khỏe thận. Ảnh minh họa: Thrillist.
Loại rau quả có thể ngừa táo bón
Khẩu phần ăn giàu chất xơ, điển hình là các loại rau, củ có tác dụng hiệu quả trong cải thiện táo bón.
ThS.BS Nguyễn Ngọc Đan, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn chia sẻ trên Báo Sức khỏe và đời sống rằng, có nhiều nguyên nhân gây bệnh táo bón, trong đó táo bón chức năng là dạng thường gặp nhất.
Nguyên nhân chính gây táo bón chức năng là do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý như ít vận động, uống không đủ nước, ăn thiếu chất xơ.
Để điều trị hiệu quả táo bón, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tăng cường vận động thì người bệnh cần có chế độ ăn phù hợp cân đối, cung cấp đủ nước, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ.
Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong cac loại thực phẩm này vừa tăng cường hoạt động của nhu động ruột, vừa giúp làm mềm phân. Nhờ đó có thể khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón, giúp người bệnh đại tiện dễ dàng hơn.
Dưới đây là một số loại rau quả có thể ngừa táo bón:
Rau mồng tơi có nhiều chất nhầy, nhiều nước giúp trị táo bón.
Mồng tơi
Rau mồng tơi là loại rau quen thuộc, thường xuất hiện phổ biến trong bữa cơm hàng ngày của người Việt. Rau sở hữu hàm lượng dinh dưỡng chứa vitamin C, A, PP, B1, B2, B12, B9, pectin; saponin; polysaccharide; tinh bột; protein; chất béo, khoáng chất (canxi, sắt,…) và giàu chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả.
Rau mồng tơi nhiều chất nhầy, nhiều nước giúp làm mềm phân và tăng nhu động ruột, từ đó người bị táo bón có thể đi đại tiện dễ hơn. Mồng tơi thường được chế biến trong các món canh cua, tôm khô hoặc rau mồng tơi xào tỏi, xào bò.
Đậu bắp
Đậu bắp là loại rau giàu chất xơ, bên cạnh đó chúng còn chứa collagen và mucopolysacarit. Đây là các hoạt chất tạo độ nhầy trong đậu bắp, tác dụng tạo môi trường để lợi khuẩn phát triển.
Nhờ đó, thường xuyên sử dụng đậu bắp giúp làm mềm phân, bôi trơn ruột giúp cải thiện triệu chứng táo bón, đồng thời tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa. Các món ăn thường chế biến từ đậu bắp như luộc chấm các món kho, nấu canh, đậu bắp nướng, đậu bắp xào bò.
Rau đay nấu canh ăn có thể hỗ trợ điều trị táo bón.
Rau đay
Rau đay là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, giúp giải độc, làm mát cơ thể. Vì vậy, thường dùng tốt cho người kém ăn, chán ăn, khó tiêu, táo bón.
Rau đay chứa nhiều sắt, chất xơ, canxi. Rau đay cũng chứa nhiều nước và chất nhầy, tác dụng bôi trơn, làm mềm phân, làm tăng lưu chuyển ruột, giúp tống đẩy phân ra ngoài dễ dàng.
Cách sử dụng rau đay rất đơn giản bằng cách nấu canh rau đay suông hoặc nấu rau đay với cua đồng vừa giúp dễ tiêu, chống táo bón, vừa cung cấp thêm canxi cho cơ thể.
Rau dền
Rau dền là loại rau mùa hè, tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Ngoài ra, rau dền có chứa hàm lượng chất xơ cao giúp phòng và cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón.
Rau dền có nhiều loại như dền cơm, dền gai, dền trắng. Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, đặc điểm là thân mọng nước, nấu chóng nhừ, nấu canh ăn ngon. Rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng.
Ăn rau dền đỏ luộc trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn kèm với cơm. Hoặc dùng rau dền đỏ nấu canh ăn cũng rất hiệu quả với các trường hợp bị táo bón.
Khoai lang cũng là món ăn tốt cho người táo bón.
Khoai lang
Khoai lang rất giàu vitamin A, C, D, E, K, B6 cùng các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Khoai lang cũng giàu chất xơ và khá nhiều protein thực vật.
Ngoài việc cung cấp hàm lượng dinh dưỡng, là nguồn năng lượng tốt cho cơ thể, khoai lang còn được sử dụng phổ biến cho người bị táo bón vì nó có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Khoai lang chứa nhiều chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, thúc đẩy qua trình tống chất thải ra khỏi đường tiêu hóa. Chất xơ trong khoai lang còn tạo môi trường để vi khuẩn có lợi trong ruột kết phát triển và giữ cho các tế bào niêm mạc ruột luôn khỏe mạnh.
Bí ngô
Bí ngô là một nguồn chất xơ tốt giúp cơ thể cảm thấy no, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa lành mạnh, giúp điều hòa nhu động ruột, phòng ngừa táo bón.
Hàm lượng chất xơ trong bí ngô làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate, gồm cả đường tự nhiên. Từ đó còn giúp cơ thể cân bằng tốt hơn lượng đường trong m.áu.
Do chứa tới 90% là nước nên bí ngô hỗ trợ cho nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Từ đó sẽ kích thích hoạt động tiêu hóa, làm giảm nguy cơ chướng bụng, đầy hơi hay táo bón.
Bí ngô thường được sử dụng để nấu canh ăn hay nấu chè bí ngô kết hợp với đậu xanh cũng rất tốt cho người bị táo bón do đậu xanh cũng là thực phẩm có tính mát và giàu chất xơ giúp duy trì hệ thống tiêu hóa luôn ổn định, tốt cho sức khỏe đường ruột.