9 nguyên nhân bất ngờ gây tăng đường huyết

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, kiểm soát tốt lượng đường trong m.áu là chìa khóa để ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường tiềm ẩn.

9 nguyen nhan bat ngo gay tang duong huyet c58 5965889

Thiếu nước có thể làm tăng đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK

Ngay cả khi theo dõi cẩn thận những gì ăn và uống vào, vẫn sẽ có một số yếu tố ảnh hưởng nằm ngoài tầm kiểm soát, theo Everyday Health.

Dưới đây là 9 nguyên nhân bất ngờ gây tăng đường huyết.

1. Mất nước

Thiếu chất lỏng khiến đường trong hệ tuần hoàn trở nên cô đặc hơn và có thể dẫn đến tăng đường huyết. Lượng đường trong m.áu cao có thể khiến đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến mất nước nhiều hơn.

2. Chất làm ngọt nhân tạo

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường sử dụng đồ uống dành cho người ăn kiêng. Họ yên tâm vì nghĩ rằng đồ uống không đường sẽ không làm tăng lượng đường trong m.áu của họ.

Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng một số chất làm ngọt không calo có thể gây tiêu chảy, góp phần làm mất nước.

9 nguyen nhan bat ngo gay tang duong huyet 16b 5965889

Nên rửa tay trước khi kiểm tra đường huyết và sử dụng giọt m.áu thứ hai sau khi lau sạch giọt m.áu đầu tiên. Ảnh SHUTTERSTOCK

3. Một số loại thuốc

Một số loại thuốc kháng viêm, thuốc trị rối loạn tự miễn dịch và thuốc trị hen suyễn có thể khiến lượng đường trong m.áu tăng lên đáng kể.

Thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, một số thuốc lợi tiểu và thuốc thông mũi cũng có thể làm các chỉ số đường huyết cao hơn bình thường, trong khi một số loại thuốc khác có thể làm giảm lượng đường trong m.áu hoặc khó nhận ra các dấu hiệu hạ đường huyết hơn.

4. Hiện tượng tăng đường huyết sáng sớm

Khi chuẩn bị thức dậy, cơ thể giải phóng cortisol và các hoóc môn khác trong khoảng thời gian từ 2 đến 8 giờ sáng. Những hoóc môn này làm cho cơ thể ít nhạy cảm hơn với insulin. Ở những người bị bệnh tiểu đường, nó có thể góp phần làm tăng lượng đường trong m.áu vào sáng sớm.

Ngoài ra, mức đường huyết buổi sáng có thể thấp nếu dùng quá nhiều insulin hoặc sử dụng thuốc vào ban đêm hoặc không ăn đủ vào buổi tối hôm trước, theo Everyday Health.

5. Chu kỳ k.inh n.guyệt

Theo Bệnh viện Women’s College (Canada), một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trở nên ít nhạy cảm hơn với insulin trong vòng 1 tuần trước khi đến kỳ k.inh n.guyệt, điều này có thể khiến lượng đường cao hơn mức bình thường. Các chỉ số thường trở lại bình thường ngay sau khi bắt đầu k.inh n.guyệt.

6. Ngủ không đủ giấc

Một đ.ánh giá, được công bố trên tạp chí về bệnh tiểu đường Diabetes Therapy , kết luận rằng thiếu ngủ có thể cản trở việc kiểm soát glucose và độ nhạy insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

7. Thời tiết khắc nghiệt

Một số người có thể thấy lượng đường trong m.áu của họ tăng cao vào những ngày nóng bức vì thời tiết khó chịu khiến cơ thể thêm căng thẳng.

Hơn nữa, nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin. Lượng đường trong m.áu cao trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, đồng thời khiến cơ thể mất nước nhanh hơn.

8. Đi du lịch

Sự thay đổi thời gian có thể làm gián đoạn lịch dùng thuốc và gây ra thói quen ăn uống và ngủ nghỉ bất thường, cản trở việc kiểm soát lượng đường trong m.áu.

Ngoài ra, khi đi nghỉ hoặc đi du lịch, bạn có thể ăn nhiều hơn, uống nhiều rượu hơn hoặc hoạt động nhiều hơn, tất cả đều có thể gây ra sự thay đổi đường huyết.

9. Quá nhiều caffeine

Theo Mayo Clinic (Mỹ), tiêu thụ dưới 400 mg caffeine mỗi ngày là an toàn đối với hầu hết mọi người, nhưng ở những người mắc bệnh tiểu đường, chất này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của insulin, dẫn đến lượng đường trong m.áu thấp hoặc cao, theo Everyday Health .

Bệnh nhân đái tháo đường trong khu cách ly tự chăm sóc như thế nào?

Tăng đường huyết là thủ phạm khiến cho các bệnh nhân đái tháo đường nhiễm Covid-19 dễ bị biến chứng nặng và t.ử v.ong.

benh nhan dai thao duong trong khu cach ly tu cham soc nhu the nao 82b 5901286

Chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp là cực kỳ quan trọng với người bệnh đái tháo đường . SHUTTERSTOCK

Tăng đường huyết làm suy yếu hệ miễn dịch, nên khi nhiễm Covid-19, cơ thể giảm khả năng ngăn chặn vi rút lan tràn và tấn công các cơ quan. Đường huyết cao có thể là môi trường tốt cho vi rút phát triển.

Những bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) béo phì và/hoặc có các biến chứng tim mạch, tăng huyết áp, suy thận… có nguy cơ cao hơn bị suy hô hấp và t.ử v.ong.

Đáng lưu ý, bệnh nhân ĐTĐ trong khu cách ly, khu phong tỏa dễ bị các biến chứng hạ đường huyết, nhiễm toan ceton, n.hiễm t.rùng bàn chân… Nguyên nhân:

– Không thể đi khám, làm xét nghiệm, kể cả khi bệnh nặng.

– Không mua được thuốc, hết thuốc.

– Không có chỗ tập thể dục thể thao. Đồng thời ngủ nhiều, xem ti vi nhiều.

– Khó mua rau xanh nên ăn nhiều thịt, đồ xào, rán, đồ ngọt hơn.

– Dễ bị rối loạn tâm lý, dễ quên thuốc.

Kiểm soát tốt đường huyết khi bị cách ly

Cần chuẩn bị tốt nhất cho thời gian cách ly, bao gồm chuẩn bị đầy đủ nhất có thể thuốc (gồm cả thuốc huyết áp, thuốc mỡ m.áu…), que thử đường m.áu. Tìm hiểu kỹ về cách điều trị bệnh ĐTĐ khi bị ốm, sốt.

Bệnh nhân nên đặt mục tiêu và kế hoạch thực hiện mục tiêu đó. Tất nhiên nói dễ hơn làm, nhưng ít nhất người bệnh phải ăn đúng giờ, không uống rượu bia, không hút t.huốc l.á, tận dụng thời gian rỗi cho việc đọc sách, tìm hiểu thông tin tư vấn, hướng dẫn điều trị ĐTĐ.

Chăm sóc tinh thần

Hạn chế xem nghe các tin tức về dịch Covid-19 trên mạng xã hội. Đọc tin tức trên các phương tiện truyền thông chính thống 1 – 2 lần/ngày để tránh bị stress.

Dành thời gian cho những công việc mình yêu thích, những hoạt động giúp bạn thấy thoải mái, thư giãn.

Giữ liên lạc, trao đổi với mọi người trong gia đình, bạn bè, để không có cảm giác cô đơn.

Ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng

Hãy ăn lành mạnh nhất có thể, chế độ ăn nên đa dạng và cân bằng, không ăn quá nhiều. Ăn đúng giờ và đủ bữa cũng rất quan trọng. Nếu không thể có được các loại rau hay thực phẩm bạn vẫn thường ăn, thì coi đây là cơ hội để thử các loại đồ ăn mới.

Hạn chế ăn các bữa phụ, vì khi buồn chán, mọi người có xu hướng tìm niềm vui trong ăn uống, dẫn đến đường huyết tăng cao.

Bổ sung vitamin D.

Cố gắng vận động nhiều

Việc vận động có thể duy trì bằng các bài tập trong nhà như: đi bộ nhanh trên thảm, đạp xe tại chỗ… Các bài tập nâng toàn thân để duy trì sức mạnh cơ như chống đẩy, đứng lên – ngồi xuống, các bài tập tăng sức cơ bụng hoặc cơ thắt lưng.

Tập nhảy dây, lên xuống cầu thang…

Làm việc nhà, làm vườn cũng rất hữu ích.

Hạn chế xem ti vi, không quá 1 giờ/ngày.

Sử dụng thuốc đái tháo đường

Uống đầy đủ các thuốc ĐTĐ và phải đo đường huyết hằng ngày. Ở đa số bệnh nhân, mục tiêu đường huyết trước bữa ăn là 5,0 – 7,2 mmol/L, và sau ăn là

Nếu bị hạ đường huyết hoặc đường huyết cao nhiều thì nên liên hệ với bác sĩ để xin ý kiến sớm. Các bệnh nhân điều trị insulin nên duy trì tiêm như cũ, đồng thời tìm hiểu lại kỹ thuật tiêm, bảo quản thuốc cho đúng. Các bệnh nhân cần duy trì uống đầy đủ các thuốc huyết áp, mỡ m.áu…

Tăng cường kết nối với bác sĩ

Những bệnh nhân ĐTĐ trong khu cách ly, phong tỏa nên tận dụng công nghệ, internet để tìm hiểu nhiều hơn về cách điều trị bệnh ĐTĐ, sử dụng Viber, Zalo… để liên lạc với bác sĩ khi thấy có các dấu hiệu bất thường như loét chân, đường huyết cao, sốt…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *