Bạn có bao giờ tự hỏi nên rửa trái cây và rau quả như thế nào không? Sau đây là những thông tin bổ ích về cách rửa rau củ tươi, theo Health .
Rau củ tươi cần được rửa sạch để loại bỏ đất, vi khuẩn và thuốc trừ sâu. SHUTTERSTOCK
Một số vi sinh vật gây bệnh được tìm thấy trên rau quả như E. coli, Salmonella có thể gây tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm.
Dư lượng thuốc trừ sâu cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Thuốc trừ sâu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới.
Cách rửa trái cây và rau củ
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) không khuyến cáo rửa trái cây và rau quả bằng xà phòng, chất tẩy rửa hoặc nước rửa thương mại. Trái cây và rau quả có thể hấp thụ xà phòng và chất tẩy rửa gia dụng và có thể gây bệnh.
Trước khi chuẩn bị hoặc ăn rau quả, hãy rửa thật sạch dưới vòi nước lạnh. Đối với các sản phẩm như dưa chuột, hãy chà bằng bàn chải sạch. Sau khi rửa sạch, lau khô sản phẩm bằng khăn vải sạch hoặc khăn giấy để giảm bớt vi khuẩn có thể có trên bề mặt, theo Health .
Rửa trái cây và rau quả bằng nước sẽ loại bỏ được cả thuốc trừ sâu?
Trong hầu hết các trường hợp, rửa và ngâm nước chỉ có thể làm giảm mức dư lượng thuốc trừ sâu nhất định. Gọt bỏ vỏ rau quả có thể giảm dư lượng thuốc trừ sâu hiệu quả hơn.
Tốt nhất là rửa sạch trái cây và rau củ trước khi ăn. Ảnh SHUTTERSTOCK
So với các loại rau và trái cây được trồng thông thường, các sản phẩm được trồng theo phương pháp hữu cơ chứa mức dư lượng thuốc trừ sâu thấp hơn. Tuy nhiên, ngay cả sản phẩm hữu cơ cũng phải được rửa sạch trước khi ăn.
Có thể dùng giấm để rửa trái cây và rau quả không?
Trong một nghiên cứu, rau xà lách, bông cải xanh, táo và cà chua được cho tiếp xúc với vi khuẩn và sau đó được làm sạch bằng nhiều cách:
Ngâm 2 phút trong nước máy
Rửa bằng sản phẩm thương mại,
Rửa bằng dung dịch giấm 5%
Rửa bằng dung dịch nước chanh 13%
Rửa sạch dưới vòi nước chảy
Rửa sạch và chà xát dưới vòi nước chảy
Dùng bàn chải chà dưới vòi nước chảy
Lau khăn giấy ướt hoặc khô
Kết quả, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng kết quả có thay đổi một chút tùy theo loại sản phẩm.
Ví dụ, ngâm trong nước trước khi rửa làm giảm đáng kể vi khuẩn trong táo, cà chua và rau diếp, nhưng không làm sạch bông cải xanh.
Mức độ vi khuẩn trên bề mặt của rau xà lách sau khi ngâm trong dung dịch chanh hoặc giấm không khác biệt đáng kể so với ngâm trong nước lạnh.
Tuy nhiên, nhìn chung, các nhà khoa học xác định rằng, trước khi ăn, tốt nhất là rửa sản phẩm dưới vòi nước lạnh đang chảy và chà xát nếu có thể, theo Health .
Trẻ uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ?
Số lượng nước trẻ cần thay đổi tùy thuộc vào độ t.uổi, kích thước và mức độ hoạt động của các bé.
T.rẻ e.m có nguy cơ mất nước cao hơn người lớn. Điều này là do kích thước cơ thể của bé. T.rẻ e.m thường có làn da nhạy cảm, dễ đổ mồ hôi và mất nước hơn. Ngoài ra, trẻ không phải lúc nào cũng nhận ra rằng chúng khát và có thể quên uống nước nếu không được khuyến khích và nhắc nhở.
Theo tạp chí Parents, đối với trẻ dưới 6 tháng t.uổi, sữa mẹ hay sữa công thức đã cung cấp đủ lượng nước cũng như dinh dưỡng cho bé. Vì vậy, không cần cho bé uống nước.
Thậm chí, trẻ dưới 6 tháng t.uổi uống nước còn dễ bị ngộ độc nước, khó chịu, co giật… Với trẻ từ 6 tháng trở lên, nhu cầu nước lúc này là khoảng 200-300 ml/ngày.
Theo Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP), trẻ 1-3 t.uổi cần khoảng 4 cốc đồ uống mỗi ngày, bao gồm cả nước và sữa. Trẻ 4-8 t.uổi là 5 cốc và trẻ trên 8 t.uổi cần 7-8 cốc.
Cha mẹ phải nhớ rằng hầu hết lượng chất lỏng của trẻ phải là nước. Lượng chất lỏng sẽ tăng lên khi thời tiết nóng, hoặc trẻ hoạt động nhiều và đổ mồ hôi, hãy đảm bảo rằng chúng uống thêm nước ít nhất 20 phút một lần.
Trẻ cần bổ sung chất lỏng thường xuyên để tránh bị mất nước. Ảnh: Firstcryparenting.
Trẻ nhỏ thường mải chơi, vì vậy, bé sẽ không muốn dừng lại để uống nước. Một số mẹo nhỏ dưới đây có thể đảm bảo cho trẻ luôn bổ sung đủ nước cho cơ thể:
– Tạo thói quen cho trẻ: Khuyến khích trẻ uống nước trước, trong và sau khi hoạt động thể chất. Ngoài ra, nếu trẻ thấy cha mẹ, người thân thường xuyên uống nước, các bé cũng có xu hướng làm theo như vậy.
– Luôn luôn có sẵn nước: Hãy mang theo chai nước khi bạn ra khỏi nhà và cho con uống trong khi trẻ dừng chơi, chạy nhảy.
– Tăng hương vị: Thêm vài lát trái cây như chanh hoặc cam vào nước lọc để trẻ hứng thú hơn.
– Cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh: Rất nhiều bé không thích ăn rau xanh và trái cây. Bố mẹ nên tạo ra bữa ăn nhiều màu sắc và hình dáng hấp dẫn để kích thích sự tò mò của trẻ.
– Cho trẻ uống sữa: Sữa có thể bổ sung lượng natri bị mất khi đổ mồ hôi và giúp giữ nước tốt hơn, đồng thời cung cấp protein cần thiết cho trẻ phát triển và tăng trưởng cơ bắp.