Dư thừa mỡ bụng không chỉ khiến bạn trông kém gọn gàng, săn chắc mà còn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư, sa sút trí tuệ.
Theo các bác sĩ, số đo vòng eo vượt quá 89 cm ở nữ và 102 cm ở nam là chỉ số đáng báo động về lượng mỡ dư thừa tích tụ ở vùng bụng. Con số này cảnh báo nhiều mối nguy hại sức khỏe gây ra do lượng mỡ thừa quá lớn.
Số đo vòng eo vượt quá 89 cm ở nữ và 102 cm ở nam là chỉ số đáng báo động
Hội chứng rối loạn chuyển hóa
Những người có vòng eo lớn do mỡ bụng tích tụ quá nhiều có nguy cơ cao phải đối mặt với hội chứng rối loạn chuyển hóa. Hội chứng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và đột quỵ.
Bệnh tiểu đường
Khi gan bị bao phủ bởi các mô mỡ do mỡ bụng dư thừa, nó không thể xử lý đủ lượng đường trong màu, dẫn đến tình trạng đường bị giữ lại trong m.áu. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng lượng đường trong m.áu, gây ra bệnh tiểu đường.
Ung thư
Mỡ bụng dư thừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Nghiên cứu đã chỉ ra, một lượng protein được giải phóng từ mỡ bụng có thể biến các tế bào không ung thư thành ung thư, dẫn đến sự phát triển của các khối u.
Bệnh lý tim mạch
Các nhà khoa học cũng chỉ ra, tế bào mỡ nội tạng ở bụng có thể tạo ra các protein có khả năng làm co mạch m.áu, dẫn đến cao huyết áp. Ngoài ra, các protein này có thể gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.
Sa sút trí tuệ
Phụ nữ có nhiều mỡ bụng có nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ cao gấp 3 lần
Theo một nghiên cứu, phụ nữ có nhiều mỡ bụng có nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ cao gấp 3 lần những người có chỉ số vòng eo bình thường.
8 tác hại khi nhịn cơm lâu ngày
Khoa học đã chỉ ra, không ăn cơm trong thời gian dài có thể gây rối loạn tiêu hoá, suy dinh dưỡng và tăng nguy cơ thoái hoá não.
Cơm là nguồn cung cấp tinh bột quen thuộc đối với người Việt. Tuy nhiên, đây là thực phẩm giàu năng lượng, thường bị cắt giảm trong các thực đơn giảm cân. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, không ăn cơm trong một thời gian dài có thể khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng.
Nhịn cơm lâu ngày có thể khiến cơ thể mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng
Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng
Chế độ ăn thiếu tinh bột kéo dài có thể làm giảm đường huyết, tăng nhịp tim, gây hoa mắt, chóng mặt… Tình trạng này kéo dài có thể gây suy giảm thể chất, khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng.
Táo bón
Nhiều người không biết rằng, không ăn cơm trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bị táo bón. Nguyên nhân bởi trong cơm có chứa chất xơ, giúp ổn định đường huyết, lại kích thích hệ tiêu hoá, ngăn ngừa nguy cơ táo bón.
Bệnh lý đường ruột
Khi từ chối thực phẩm chứa tinh bột, số đông người ăn kiêng thường dùng thực phẩm giàu protein để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi hệ tiêu hoá phải xử lý lượng lớn protein sẽ gây gánh nặng cho gan, thận, thúc đẩy sinh sôi vi khuẩn gây hại cho ruột già, dẫn đến bệnh lý đường ruột.
Bệnh lý tim mạch
Từ chối các sản phẩm chứa tinh bột khiến bạn phải nạp nhiều protein hơn. Ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim.
Để hỗ trợ giảm cân mà vẫn đảm bảo sức khoẻ, nên thay thế cơm trắng bằng cơm gạo lứt.
Nguy cơ thoái hoá não
Nghiên cứu đã chỉ ra, não cần 130 mg tinh bột để cung cấp năng lượng mỗi ngày. Thiếu hụt tinh bột có thể gây ra các vấn đề như giảm tập trung, suy nghĩ chậm chạp, tăng mức độ lo lắng, ảnh hưởng đến tư duy não bộ và làm tăng nguy cơ thoái hoá não.
Rối loạn nội tiết
Thiếu tinh bột có thể gây rối loạn nội tiết, đặc biệt là với chị em phụ nữ. Một số vấn đề có thể gặp phải khi nhịn cơm trong thời gian dài là k.inh n.guyệt không đều, vô kinh…
Hạ đường huyết
Chuyên gia sức khoẻ chỉ ra, không tiêu thụ thực phẩm chứa tinh bột có thể là nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết và một số triệu chứng như hồi hộp, đổ mồ hôi, chóng mặt…
Suy dinh dưỡng
Nhịn cơm lâu ngày dễ dẫn tới suy dinh dưỡng.
Thực phẩm giàu tinh bột cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Từ chối nguồn thực phẩm này sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, không đủ năng lượng hoạt động, lâu dài dẫn đến suy dinh dưỡng.