Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) tạm chuyển đổi một phần thành Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 Nhân dân 115, tiếp nhận bệnh nhân mức độ trung bình, nặng và nguy kịch.
Bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115. Ảnh DUY TÍNH
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức vừa ký quyết định thành lập Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 Nhân dân 115 (đường Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TP.HCM) trực thuộc Sở Y tế (gọi tắt là Bệnh viện điều trị Covid-19 Nhân dân 115).
Covid-19 sáng 30.8: 435.132 ca nhiễm, 219.802 ca khỏi | NanoCovax chưa được cấp phép
Bệnh viện điều trị Covid-19 Nhân dân 115 có quy mô 500 giường, gồm 60 giường hồi sức và 440 giường hồi sức cấp cứu. Bệnh viện này có 840 nhân viên chuyên môn y tế và các nhân viên hỗ trợ làm công tác hậu cần, hành chính khác.
Bệnh viện điều trị Covid-19 Nhân dân 115 hoạt động trên cơ sở trưng dụng một phần cơ sở hạ tầng của Bệnh viện Nhân dân 115, sử dụng con dấu và tài khoản của Bệnh viện Nhân dân 115.
Bệnh viện điều trị Covid-19 Nhân dân 115 chịu sự chỉ đạo, quản lý, điều hành trực tiếp của Ban chỉ đạo TP.HCM về phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Y tế TP.HCM.
Tính đến ngày 30.8, Việt Nam có 435.265 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 10.749 ca t.ử v.ong. Riêng TP.HCM có 209.932 ca nhiễm Covid-19 và 8.624 ca t.ử v.ong.
Bệnh viện điều trị Covid-19 Nhân dân 115 có chức năng, nhiệm vụ thu dung, sàng lọc, khám bệnh, cách ly, chăm sóc, cấp cứu và điều trị bệnh nhân Covid-19 ở mức độ trung bình, nặng, nguy kịch theo các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM. Như vậy, Bệnh viện Nhân dân 115 hiện nay vừa thực hiện tiếp nhận khám chữa bệnh cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 và các bệnh khác.
Bác sĩ F0 điều trị cho F0
Bác sĩ Đào Nguyễn Phương Linh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, làm việc tại bệnh viện dã chiến Covid số 12, nhận cuộc gọi thông báo dương tính với nCoV trong lúc đang tiếp nhận bệnh nhân mới.
Lúc ấy là tối 30/7. Cô lặng lẽ dọn đồ đến khu cách ly bệnh nhân Covid-19. Nữ bác sĩ nhớ như in cảm giác cô đơn khi đi trên lối riêng vào khu cách ly, mùi thuốc sát khuẩn, khử trùng xộc lên mũi. Bước thêm một bước, cô càng hiểu thêm nỗi cô đơn của bệnh nhân, nhất là người phải cách ly một mình ở bệnh viện.
“Hàng ngày, mình được mặc đồ bảo hộ, trùm kín từ đầu đến thân nên mùi giảm bớt đi nhiều. Nay là bệnh nhân, không mặc đồ bảo hộ, mới cảm nhận được sự đáng sợ”, cô tâm sự, hôm 20/8.
Ngày 9/7, đoàn Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM với 46 thành viên lên đường đi chi viện Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 2, phường Tân Thới Nhất, quận 12. Trong đoàn, bác sĩ Linh là nữ bác sĩ duy nhất. Hôm nhận kết quả dương tính là ngày thứ 21 cô nhận nhiệm vụ.
“Khi một nhân viên y tế nhiễm bệnh, bài toán nhân sự khó thêm nhiều phần”, bác sĩ Trần Quốc Tài, trưởng đoàn, chia sẻ về trường hợp bác sĩ Linh.
Bác sĩ Đào Nguyễn Phương Linh công tác tại Khoa Sơ sinh, là nữ bác sĩ duy nhất trong đoàn của Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM chi viện cho bệnh viện dã chiến số 2. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Theo bác sĩ Tài, trong lần chi viện này, 11 nhân viên y tế bệnh viện không may trở thành F0, trong đó có một người phát hiện dương tính sau ba ngày trở về khu cách ly. Số ca F0 cộng đồng ngày càng nhiều, khối lượng công việc lớn mà nhân sự vơi đi, khiến đội ngũ “có khi cả đêm không ngủ, thay nhau phải vác bình oxy lên cho bệnh nhân thở”.
Trong số F0 là nhân viên y tế, triệu chứng của bác sĩ Linh nặng nề hơn. Cô sốt hơn 39 độ, ho nhiều, tải lượng virus lớn. Cô không thông báo với gia đình, cũng dặn dò mọi người không cần lo lắng quá nhiều. Bản thân là nhân viên y tế, đã được tiêm hai mũi vaccine, cô tự tin mình vượt qua được khó khăn này.
“Thật không dễ dàng gì khi trở thành bệnh nhân, nhất là khi đồng đội vẫn đang nỗ lực chiến đấu ngoài kia”, bác sĩ Linh kể lại. Do đó, khi vào khu cách ly, cô vẫn tiếp tục hỗ trợ đồng nghiệp từ xa, giúp bệnh nhân xuất viện và tư vấn khi F0 trở về cách ly tại nhà.
Một lần, bác sĩ Tài gọi điện trao đổi công việc, phát hiện Linh ho nhiều. Anh gọi kíp sẵn sàng thuốc tiêm truyền và bình oxy để hỗ trợ thở nhưng cô từ chối.
“Linh nói để dành oxy cho bệnh nhân còn mình vẫn khỏe, chỉ cần nằm sấp là đủ rồi”, bác sĩ Tài kể lại.
Tối đó, điện thoại cô không ngừng đổ chuông, đồng nghiệp yêu cầu cô liên tục cập nhật giá trị SpO2 (chỉ số oxy trong m.áu) để kịp thời xử trí. Bên ngoài cánh cửa phòng bệnh, những nhân viên y tế khác luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/24. Cô thấy mình may mắn hơn hàng nghìn người đang chiến đấu một mình.
“Dù dịch bệnh phức tạp, ai cũng bận rộn nhưng tôi không cảm thấy mình bị bỏ rơi. Mọi người liên tục hỏi thăm và động viên. Tôi nhận ra, đây là điều bệnh nhân Covid-19 cần nhất để đương đầu với dịch bệnh”, cô nói.
Bác sĩ Linh (đứng thứ ba từ phải qua) cùng đồng nghiệp chụp ảnh lưu niệm khi tham gia điều trị tại bệnh viện dã chiến. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Hiện bác sĩ Linh xét nghiệm âm tính và cách ly theo bố trí của bệnh viện. Tại khu cách ly, cô tiếp tục cùng mọi người làm công tác tư vấn từ xa “thâu đêm suốt sáng” giúp bệnh nhân nhập viện cấp cứu kịp thời. Kíp chia ca hai đội, mỗi đội làm việc 12 tiếng để hỗ trợ nhau. Song do số lượng quá lớn, nhiều lúc Linh và mọi người bật khóc vì không thể giúp bệnh nhân vào viện.
“Covid-19 làm thay đổi tất cả, kể cả người khỏe mạnh có thể trở nặng bất cứ lúc nào. Nhưng nếu bệnh nhân bị bỏ rơi, họ càng cô đơn, hoảng loạn khiến bệnh thêm trầm trọng, tỷ lệ t.ử v.ong cao hơn”, bác sĩ phân tích. Cô tự nhủ trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn cũng phải ưu tiên bệnh nhân lên hàng đầu.
Đến nay, sức khỏe bác sĩ hoàn toàn bình phục. Cô hy vọng sau 14 ngày xét nghiệm RT – PCR âm tính sẽ tiếp tục xung phong lên tuyến đầu chống dịch.
Còn bác sĩ Tài và một số đồng nghiệp đã hoàn thành thời gian cách ly, quay về khu Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM để chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nặng. Thỉnh thoảng làm việc, anh lại nhớ hình ảnh bệnh nhân ra xuất viện tại Bệnh viện dã chiến, có ngày lên 500 – 600 người. Anh nói, nụ cười ánh mắt đó thôi thúc anh nỗ lực hơn, vừa san sẻ khó khăn với nhân viên y tế vừa là động lực cho anh và mọi người có thêm niềm tin vào ngày chiến thắng đại dịch.
“Khi nghe tin hàng nghìn nhân viên y tế phơi nhiễm, có người đã t.ử v.ong khiến chúng tôi rất buồn nhưng vẫn dặn mình phải luôn sẵn sàng trong mọi tình huống. Mục đích quan trọng nhất vẫn là chăm sóc và điều trị bệnh nhân khỏi bệnh, kể cả nguy cơ nhiễm bệnh có cận kề”, bác sĩ Tài trải lòng.
Những bệnh nhân âm tính được xuất viện chụp ảnh cùng bác sĩ. Ảnh: Bác sĩ cung cấp