Anh Cường 38 t.uổi, t.iền sử khỏe mạnh bỗng sụt 10 kg, mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều.
Đến Bệnh viện Đa khoa Medlactec khám, anh Cường sững sờ khi biết mình mắc bệnh tiểu đường. Bác sĩ Nguyễn Thị Ly, Chuyên khoa Nội tiết, cho biết do đường huyết cao nên anh Cường bị mất nước, triệu chứng khát nước nhiều, da khô, tiểu tiện nhiều, sụt cân nhiều, mệt mỏi.
“Rất may, bệnh nhân đến viện khám và điều trị kịp thời. Nếu đến viện muộn hơn, bệnh nhân có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm như hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê nhiễm toan Ceton, thậm chí là t.ử v.ong”, bác sĩ Ly nói.
Sau 5 ngày điều trị tiêm insulin kết hợp với dùng thuốc uống, glucose m.áu của bệnh nhân ổn hơn, tránh được những biến chứng cấp tính. Đây là một trong số nhiều bệnh nhân trẻ t.uổi mắc tiểu đường mà bác sĩ Ly tiếp nhận và điều trị.
Đái tháo đường là tình trạng tăng glucose trong m.áu, là bệnh mạn tính, không thể chữa lành. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ngày càng nhiều người bệnh là do chế độ ăn uống, vận động không hợp lý của lối sống hiện đại, bên cạnh yếu tố di truyền.
Một bệnh nhân xét nghiệm đường huyết tại bệnh viện. Ảnh: Thu Ngô
Thống kê từ Hội đái tháo đường Việt Nam năm 2021, Việt Nam có khoảng hơn 3,5 triệu người Việt đang mắc đái tháo đường. Dự báo số người mắc bệnh này sẽ tăng lên gần 6,3 triệu vào năm 2045. Số người mắc đái tháo đường tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Rất nhiều người ở độ t.uổi 25-30 t.uổi mắc đái tháo đường mà không biết.
Đây là căn bệnh có diễn tiến âm thầm, gây nhiều biến chứng nguy hiểm: 34% biến chứng về tim mạch; 39,5% biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận.
Những biến chứng này làm gia tăng chi phí y tế , giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bác sĩ Ly khuyến cáo, người dân cần đi khám nếu xuất hiện các dấu hiệu như: Mệt mỏi, khát nước, sụt cân, đi tiểu nhiều, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Phương pháp kiểm tra đường huyết mới bằng nước bọt, không cần chích ngón tay
Để kiểm tra đường huyết, người mắc tiểu đường sẽ dùng kim chích đầu ngón tay để lấy m.áu.
Việc này gây đau và khiến người bệnh ngại kiểm tra. Mới đây, các nhà khoa học đã phát triển phương pháp kiểm tra đường huyết bằng nước bọt.
Phương pháp mới giúp kiểm tra đường huyết bằng nước bọt, không cần phả chích đầu ngón tay lấy m.áu . ẢNH: SHUTTERSTOCK
Phương pháp xét nghiệm đường huyết bằng nước bọt do các chuyên gia tại Đại học Newcastle (Úc) phát triển. Cách kiểm tra đường huyết này không gây đau nên sẽ rất có lợi cho người bị tiểu đường, theo Daily Mail.
Để kiểm tra đường huyết, người bệnh sẽ đặt một dải băng nhỏ lên lưỡi. Dải băng này có kích thước bằng một thanh kẹo cao su, hoạt động như một cảm biến sinh học.
Dải băng có chứa một bóng bán dẫn rất mỏng, trên đó có loại emzyme glucose oxidase. Khi tiếp xúc với nước bọt, emzyme sẽ phản ứng với đường glucose, tạo thành hydrogen peroxide. Chất này sau đó p.hân h.ủy thành các ion hydro.
Ion hydro tạo ra tín hiệu điện, tín hiệu này sẽ được ứng dụng trên điện thoại thông minh thu nhận, xử lý và hiển thị mức độ đường huyết. Sau vài phút, người bệnh sẽ nhận được kết quả kiểm tra đường huyết.
“Thật khó chịu khi đến giờ ăn, mọi người vui vẻ ngồi vào bàn thì một số người bị tiểu đường lại phải chích đầu ngón tay để kiểm tra đường huyết”, Giáo sư Paul Dastoor, người đứng đầu nghiên cứu tại Đại học Newcastle, cho biết.
Phương pháp kiểm tra đường huyết mới không đau, chi phí thấp và có thể mang lại cuộc sống dễ chịu hơn cho người mắc bệnh tiểu đường, Giáo sư Dastoor nói thêm.
Ông và các cộng sự đang nghiên cứu để hoàn thiện phương pháp kiểm tra đường huyết này. Nó được kỳ vọng sẽ giúp người bị tiểu đường theo dõi đường huyết dễ dàng hơn, không phải chích ngón tay từ 4 đến 6 lần/ngày.
Hiện tại, dự án nghiên cứu này đã nhận được khoản tài trợ trị giá 6,3 triệu USD Úc. Số t.iền này được dùng xây dựng các nhà máy sản xuất hàng loạt bộ dụng cụ.
Theo kế hoạch, nếu các thử nghiệm lâm sàng hoàn tất, thiết bị kiểm tra đường huyết qua nước bọt này sẽ được bán tại các hiệu thuốc của Úc vào năm 2023, theo Daily Mail .