Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành văn bản số 13827/SYT-NVY về việc triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 trên địa bàn thành phố đợt 12.
Theo công văn này, ngày 31/8, Bộ Y tế đã có Quyết định số 4185/QĐ-BYT về việc phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 26, 27, 28, trong đó cấp cho thành phố Hà Nội 161.460 liều vắc xin BNT162b2 (vắc xin của Pfizer) và 800.700 liều AstraZeneca.
Sở Y tế đã phân bổ lượng vắc xin Covid-19 đã tiếp nhận theo Quyết định số 4185/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 30/8, đến các quận, huyện, thị xã.
Sở Y tế yêu cầu trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã khẩn trương xây dựng kế hoạch tiêm chủng vắc xin; phát huy tối đa năng lực tiêm chủng để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng và hoàn thành trong thời gian sớm nhất, đảm bảo an toàn nhất, tăng tốc độ diện bao phủ vắc xin.
Tiêm vắc xin Covid-19 cho người cao t.uổi (Ảnh minh họa).
Đáng chú ý, trong đợt tiêm chủng vắc xin lần này, Sở Y tế yêu cầu đối với 80.739 liều vắc xin của Pfizer chỉ thực hiện tiêm mũi một và tiêm cho các đối tượng còn lại tại đợt 11 thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên chưa được tiêm chủng và các đối tượng theo thứ tự sau:
1. Người mắc bệnh mạn tính;
2. Người trên 65 t.uổi;
3. Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Với nhóm đối tượng này, sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.
Đối với 800.700 liều vắc xin AstraZeneca tiếp tục phân bổ để tiêm cho các đối tượng còn lại tại đợt 11 thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên chưa được tiêm chủng:
1. Các đối tượng đến thời gian cần phải tiêm trả mũi 2.
2. Người làm trong các chuỗi cung ứng dịch vụ thiết yếu: công nhân nhà tang lễ, cắt tóc, gội đầu, công nhân vệ sinh và người làm tại các chuỗi cung ứng.
3. Người nằm trong nhóm nguy cơ, người sinh sống tại các khu vực có dịch (vùng đỏ), vùng nguy cơ cao trong khu vực vùng đỏ sau khi xét nghiệm âm tính.
4. Công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, người nước ngoài sinh sống trên địa bàn thành phố.
5. Người lao động của các đơn vị có đóng góp cho công tác phòng chống dịch của thành phố. Các đối tượng theo thứ tự ưu tiên đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện theo phương án 170/PA-UBND của thành phố và thực hiện tiêm cho các đối tượng khác khi có chỉ đạo của UBND thành phố và Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 nhằm đáp ứng yêu cầu công tác phòng dịch.
Theo số liệu mới nhất từ Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, Hà Nội đã tiêm 2.986.420 liều vắc xin Covid-19. Hiện có 51,98% người dân từ 18 t.uổi trở lên đã được tiêm ít nhất một mũi.
Ngăn dịch ngay từ cổng bệnh viện
Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều bệnh viện trên địa bàn TP Hà Nội, TP HCM đã tăng cường mức cảnh giác cao hơn
Sáng 7-5, ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (TP Hà Nội), cho biết bệnh viện đã giảm số lượng bệnh nhân điều trị nội trú, để bảo đảm giãn cách số bệnh nhân nằm trong phòng bệnh.
Nguyên tắc 5K
Theo ông Nguyễn Quang Tuấn, bệnh viện Bạch Mai đã cho nhân viên y tế luân phiên nghỉ tại nhà để bảo đảm lực lượng thường trực, sẵn sàng trong tình huống xấu khi khoa, phòng có nhân viên y tế là F1 phải đi cách ly thì vẫn còn nhân viên dự phòng để duy trì hoạt động.
Công tác phòng chống dịch Covid-19 ngay từ cổng tại Bệnh viện Gia An 115 (TP HCM).Ảnh: XUÂN THU
Bệnh viện Bạch Mai thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K của Bộ Y tế. Từ cổng, người bệnh được đo nhiệt độ, nếu có ca nghi ngờ sẽ đưa ra khu vực riêng để sàng lọc, xác định. Người nhà bệnh nhân, bệnh nhân và nhân viên phải tuyệt đối tuân thủ việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay thường xuyên và khai báo y tế.
Với người nhà bệnh nhân muốn chăm sóc người bệnh đều phải xét nghiệm SARS-CoV-2 và kết quả này chỉ có giá trị trong 3 ngày.
Để làm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo, Bệnh viện Bạch Mai cũng hạn chế dùng máy điều hòa, mở cửa, dùng quạt để thông khí tự nhiên nhằm giảm mật độ virus, vi khuẩn (nếu có) trong phòng bệnh.
Việc vào phòng bệnh nhân cũng hạn chế, chỉ quy định 1-2 người vào đ.ánh giá tình trạng của bệnh nhân và hội chẩn trực tuyến với các bác sĩ bên ngoài. Đặc biệt, các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đều được tập huấn về các kỹ năng phòng chống nhiễm khuẩn, kể cả những kỹ năng đơn giản như đeo khẩu trang, mặc và cởi bỏ quần áo bảo hộ đúng cách, xử lý rác thải, sát khuẩn…
Bệnh viện Gia An 115 (TP HCM) cũng thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch ngay từ cổng bệnh viện. TS-BS Trương Vĩnh Long, Giám đốc Bệnh viện Gia An 115, cho biết ngay từ cổng bệnh viện, người bệnh và thân nhân được đo thân nhiệt, khai báo y tế trực tuyến hoặc điền tờ khai y tế theo biểu mẫu.
Tất cả khu vực trong bệnh viện (phòng khám, phòng bệnh, thang máy, hành lang, nhà vệ sinh, khu vực lấy dấu vân tay khi vào/ra bệnh viện…) đều được trang bị đầy đủ các dung dịch rửa tay như xà phòng, dung dịch sát khuẩn, dung dịch rửa tay nhanh… Hằng tuần, bệnh viện sẽ khử khuẩn toàn bệnh viện. Tất cả nhân viên bệnh viện và các bệnh nhân được kiểm tra thân nhiệt mỗi ngày.
Tiêm vắc-xin Covid-19
Tại Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP HCM) – nơi mỗi ngày cấp cứu cho hơn 350 người bệnh, khám và điều trị cho hơn 6.000 người bệnh ngoại trú – công tác phòng chống dịch Covid-19 được đặc biệt chú trọng.
Thạc sĩ – bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Sóng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115, cho hay bệnh viện vừa đưa vào khu sàng lọc độc lập với bệnh viện. Đây là điểm mới, ít có cơ sở y tế nào mở được khu này.
Bệnh viện cũng thực hiện nghiêm việc phân luồng đường đi cho người đi khám, người nuôi bệnh; kiểm soát rất chặt chẽ người ra vào bệnh viện; tại mỗi khoa có chốt kiểm soát ra vào khoa… Bệnh viện cũng đã tiêm vắc-xin Covid-19 cho toàn bộ nhân viên bệnh viện.
Theo TS-BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), mọi hoạt động phòng dịch của bệnh viện lâu nay đã triển khai thường quy thì nay tăng cường hơn nữa. Mới đây, bệnh viện đã phối hợp với Viện Pasteur TP HCM thực hiện tiêm vắc-xin Covid-19 đợt đầu tiên cho toàn thể cán bộ, nhân viên của bệnh viện.
Bộ Y tế cũng vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở y tế, bệnh viện cần tăng cường thực hiện giãn cách trong việc khám chữa bệnh. Hạn chế tối đa người nhà, người thân đến thăm bệnh. Hạn chế nhập viện nội trú khi không thực sự cần thiết.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế, đề nghị các bệnh viện cần tăng cường chuyển đổi một số nội dung trong khám chữa bệnh như: thanh toán không dùng t.iền mặt; triển khai đăng ký trực tuyến, đặt lịch hẹn trước khi đến khám chữa bệnh; khám chữa bệnh từ xa, tư vấn điều trị từ xa cho các trường hợp bệnh mạn tính, cấp thuốc dài hạn hơn…