Hội chứng thận hư là một bệnh lý ở thận gây ra bài tiết một lượng lớn protein trong nước tiểu, dẫn đến protein trong m.áu thấp.
Thông thường, protein ngăn không cho nước thấm qua thành mạch vào các mô. Đây là bệnh lý cầu thận thường gặp ở t.rẻ e.m, phổ biến ở độ t.uổi từ 2-10 t.uổi.
Nguyên nhân gây hội chứng thận hư ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây hội chứng thận hư ở trẻ tuy nhiên đến nay các nhà khoa học cũng chưa biết chính xác nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng thận hư ở trẻ. Các nhà khoa học biết rằng hệ thống miễn dịch hoạt động không bình thường và việc điều trị dựa vào sự hoạt động của hệ miễn dịch được thành công.
Hội chứng thận hư ở trẻ không thể truyền từ người này qua người khác. Rất hiếm gặp những đ.ứa t.rẻ khác trong gia đình bạn cũng mắc hội chứng thận hư. Điều này chỉ xảy ra khi nguyên nhân của hội chứng thận hư ở trẻ là đột biến gen hiếm.
Có nhiều thể hội chứng thận hư ở trẻ tuy nhiên thể hội chứng thận hư thường gặp nhất là hội chứng thận hư đáp ứng với steroid.
Nguyên nhân của thể này vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng. Đúng như tên gọi, thể này đáp ứng tốt với các loại steroid (chẳng hạn như prednisolon).
Hội chứng thận hư hay gặp nhất là ở trẻ 2-3 t.uổi, nhưng mọi lứa t.uổi đều có thể mắc bệnh này. Nhiều trẻ bị thận hư cũng có thể bị mắc các tình trạng bệnh khác có nguyên nhân là dị ứng (như hen, chàm, cảm mạc), nhưng người ta chưa xác định được yếu tố dị ứng đặc biệt nào gắn với các trẻ mắc trẻ mắc hội chứng thận hư.
Hội chứng thận hư còn có nhiều thể khác nữa, thường được xếp vào nhóm có tên là hội chứng thận hư kháng steroid. Những trường hợp này cần điều trị khác nhau và có tiến triển khác nhau.
Bài Viết Liên Quan
- Bác sỹ “phá rào quy trình” cứu sống thai nhi bị sa dây rốn
- Những thứ gây mỡ máu, càng ăn nhiều mạch máu có ngày ‘tắc nghẽn’ nguy hiểm
- ‘Nợ miễn dịch’ khiến gia tăng số trẻ mắc bệnh sau COVID-19
Hội chứng thận hư là bệnh lý cầu thận thường gặp ở t.rẻ e.m.
Điều trị khỏi hội chứng thận hư ở trẻ
Sau khi khám lâm sàng, kiểm tra huyết áp để xác định hội chứng thận hư các bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm m.áu và nước tiểu để chẩn đoán. Trẻ sẽ không bị lấy quá nhiều m.áu, và cơ thể sẽ tạo lượng nhiều hơn để thay thế lượng m.áu vừa lấy.
Bác sĩ sẽ thường kê đơn thuốc steroid như prednison và prednisolon cho con bạn. Hầu hết các trẻ (8 trong số 10 trẻ) sẽ đáp ứng với điều trị, hết protein trong nước tiểu và hết phù trong 2 tuần.
Bệnh gọi là thuyên giảm khi protein trong nước tiểu âm tính 3 ngày liên tiếp. Khi trẻ có phù có thể được kê thêm thuốc để giảm phù gọi là lợi tiểu. Nếu phù tăng trẻ có thể phải nằm viện và dùng lợi tiểu cũng như truyền albumin.
Điều quan trọng nhiều trẻ (8 trong 10 trẻ) sẽ tái phát hội chứng thận hư. T.rẻ e.m sẽ bị tái phát, khi phát hiện mất 1 lượng lớn protein qua nước tiểu trong 3 ngày liên tiếp. Một vài trẻ có thể tái phát 2-3 lần hoặc hơn.
Nếu trẻ tái phát thường xuyên bác sĩ có thể bắt đầu thêm thuốc kết hợp với prednison để phòng tái phát. Thuốc này bao gồm mycophenolate, cyclophosphamide hoặc cyclosporin. Và thông thường trẻ sẽ ít tái phát hơn ở t.uổi thanh thiếu niên và hiếm ở t.uổi trưởng thành. Khó để tiên lượng chính xác khi nào trẻ sẽ ngừng tái phát nhưng tái phát ít xảy ra ở trẻ protein niệu âm tính trong 5 năm.
Nếu trẻ đáp ứng với thuốc thì có khả năng khỏi được hội chứng thận hư và có chức năng thận bình thường khi trưởng thành.
Điều đó có nghĩa là trẻ sẽ phát triển thành người trưởng thành khỏe mạnh bình thường, có thể đi làm, kết hôn và sinh con.
Lời khuyên bác sĩ
Nên hạn chế muốn ăn vào thức ăn cho trẻ bệnh.
Bên cạnh việc tuân thủ theo các chỉ định điều trị hội chứng thận hư của bác sĩ, bố mẹ cần chăm sóc đúng cách nhằm tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát, trở nên nghiêm trọng, cụ thể:
Trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế các vận động mạnh, chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đặc biệt, trong giai đoạn phù nhiều và thiểu niệu, khi trẻ nằm, đầu phải được kê cao hơn thân. Cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ cẩn thận, nhất là vào mùa đông. Khi trẻ còn phù nhiều, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ vận động và đi lại nhiều.
Cha mẹ cần thay đổi một số thói quen ăn uống như: Hạn chế lượng muối (natri clorua) trong các bữa ăn hằng ngày. Kiểm tra lượng muối trên sản phẩm khi mua cho trẻ. Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm chất béo bão hòa và cholesterol.
Khi nào cần đưa trẻ nhập viện?
Cha mẹ cần đưa trẻ đến khám hoặc tư vấn của bác sĩ chuyên khoa thận khi:
Trẻ có protein trong nước tiểu được 4 ngày.
Trẻ tăng hơn 1kg trong thời kỳ tái phát.
Trẻ bị chân tay lạnh, hoặc đau bụng trong thời kỳ tái phát.
Trẻ bị sốt hoặc nôn mửa trong thời gian điều trị.
Trẻ bị phơi nhiễm với thủy đậu trong thời gian điều trị.
Bài tập nào tốt cho người dị ứng thực phẩm?
Mặc dù tập thể dục không loại bỏ hoàn toàn dị ứng thực phẩm, nhưng sẽ giúp giảm triệu chứng ở hầu hết mọi người.
Điều này là do hoạt động thể chất làm tăng lưu lượng m.áu, giúp đẩy các chất gây dị ứng ra khỏi cơ thể nhanh hơn và giảm viêm do chúng gây ra.
1. Tập thể dục giúp giảm triệu chứng dị ứng thực phẩm như thế nào?
Hoạt động thể chất từ lâu đã gắn liền với nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, tốt cho sức khỏe tim mạch, quản lý cân nặng… nhưng một lợi ích ít được biết đến của việc tập thể dục là khả năng điều chỉnh hệ thống miễn dịch.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên có thể tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống lại mầm bệnh hiệu quả hơn. Chức năng miễn dịch được cải thiện này có thể đóng vai trò làm giảm mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng đối với người bị dị ứng thực phẩm, giúp giảm đau, giảm viêm trong cơ thể.
Dị ứng thực phẩm là một phản ứng miễn dịch bất thường đối với thực phẩm. Các triệu chứng của phản ứng dị ứng có thể từ nhẹ đến nặng. Chúng có thể bao gồm ngứa, sưng lưỡi, nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, khó thở hoặc huyết áp thấp… thường xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ tiếp xúc.
Tập thể dục, đặc biệt là các hoạt động cường độ vừa phải như đi bộ nhanh, chạy bộ hoặc bơi lội, có thể giúp giảm tình trạng viêm mạn tính. Viêm là nguyên nhân chính gây ra phản ứng dị ứng, vì vậy bằng cách giảm viêm, tập thể dục có thể làm giảm một số triệu chứng dị ứng. Tập thể dục cũng có thể kích thích sản xuất các chất chống viêm, hỗ trợ thêm cho quá trình này. Cụ thể:
– Giảm viêm: Tập thể dục giúp giảm chứng viêm mạn tính, thường là nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng. Sự giảm viêm này có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng nhẹ hơn và ít gặp hơn.
– Tăng cường chức năng miễn dịch: Tập thể dục thường xuyên có thể tăng cường chức năng tổng thể của hệ thống miễn dịch. Phản ứng miễn dịch mạnh hơn có thể giúp cơ thể bạn dung nạp tốt hơn các chất gây dị ứng, làm nhẹ các triệu chứng của dị ứng thực phẩm.
– Giảm căng thẳng : Các triệu chứng dị ứng có thể trở nên trầm trọng hơn do căng thẳng. Tập thể dục là một liều thuốc giảm căng thẳng mạnh mẽ và bằng cách giảm căng thẳng, bạn có thể ít bị dị ứng hơn.
– Cải thiện sức khỏe hô hấp: Một số hình thức tập thể dục nhất định, chẳng hạn như tập luyện tim mạch, có thể tăng cường hệ hô hấp, đáp ứng tốt hơn trước các chất gây dị ứng.
2. Các bài tập tốt nhất để giảm dị ứng
Mặc dù bất kỳ hình thức hoạt động thể chất nào cũng có thể giúp giảm dị ứng, nhưng một số bài tập có thể giúp giảm đáng kể tình trạng này.
Dưới đây là một số bài tập tốt nhất có thể cân nhắc:
– Bài tập tim mạch:Các hoạt động như chạy, đạp xe và bơi lội có thể cải thiện dung tích phổi và sức khỏe hô hấp tổng thể. Điều này giúp bạn thở dễ dàng hơn khi gặp phải chất gây dị ứng trong thực phẩm.
– Yoga:Yoga không chỉ cải thiện tính linh hoạt và giảm căng thẳng mà còn khuyến khích kiểm soát hơi thở. Điều này đặc biệt có lợi cho những người bị dị ứng.
– Pilates:Pilates tăng cường sức mạnh cốt lõi và tư thế, có khả năng làm giảm căng thẳng cho hệ hô hấp, do các triệu chứng dị ứng gây ra.
– Rèn luyện sức mạnh:Xây dựng cơ bắp thông qua các bài tập nâng tạ hoặc trọng lượng cơ thể có thể giúp tăng cường trao đổi chất và sức khỏe tổng thể, điều này có thể gián tiếp làm giảm các triệu chứng dị ứng.
Đạp xe giúp thể cải thiện dung tích phổi và sức khỏe hô hấp tổng thể, giúp bạn thở dễ dàng hơn khi gặp phải chất gây dị ứng trong thực phẩm.
3. Lưu ý khi tập luyện đối với người dị ứng thực phẩm
– Tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng giúp m.áu lưu thông là đủ để giảm các triệu chứng dị ứng. Trên thực tế, hoạt động thể chất quá mức (các bài tập tim mạch nặng) trong thời gian dài, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Do đó, tránh các bài tập này trong thời gian bị dị ứng thực phẩm.
– Thời gian tập luyện:Nên tập luyện vào sáng sớm hoặc tối muộn có thể là tốt nhất để tránh lượng phấn hoa cao và hãy cân nhắc việc tập luyện trong nhà vào mùa phấn hoa cao điểm. Đối với những người đặc biệt nhạy cảm với các chất gây dị ứng, tốt nhất nên tránh tập thể dục ngoài trời khi có thể hoặc ít nhất tránh đến những nơi có nhiều nấm mốc hoặc phấn hoa.
– Dùng thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi hoặc sử dụng bình xịt nước muối trước khi tập luyện, giúp cải thiện việc thở bằng mũi, lọc không khí đưa vào phổi và ngăn ngừa khô cổ họng… giúp giảm các triệu chứng dị ứng trong quá trình tập luyện.
– Uống đủ nước: Uống đủ nước là rất quan trọng vì có thể giúp làm loãng chất nhầy và giúp thở dễ dàng hơn khi tập thể dục.
– Lắng nghe cơ thể:Điều quan trọng cần nhớ là cơ thể của mỗi người là khác nhau và những gì hiệu quả với người này có thể không hiệu quả với người khác. Mặc dù tập thể dục có thể là một công cụ có giá trị trong việc kiểm soát dị ứng, nhưng quan trọng cần lắng nghe cơ thể để điều chỉnh các hoạt động thể chất cho phù hợp.