Tại Việt Nam có tới 10% dân số mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và con số này ngày càng tăng.
Chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa là thói quen góp phần giúp cơ thể khỏe mạnh
Chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe tiêu hóa thế giới 2024 đã được Báo Sức khỏe và Đời sống cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đồng tổ chức mang đến thông điệp “Khỏe tiêu hóa – bụng cười, đời tươi”.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp chương trình được tổ chức với sự đồng hành truyền thông của Công ty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk.
Bài Viết Liên Quan
- Tại sao phụ nữ nên thực hiện chế độ ăn giàu đạm thực vật?
- Bí mật kinh hoàng sau những cuộc thử nghiệm lâm sàng thất bại
- “Tại sao tôi bị đau mông trong kì rớt dâu?”
Tổng Biên tập báo Sức khỏe và Đời sống Trần Tuấn Linh chia sẻ tại chương trình truyền thông
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2022, tại Việt Nam, có tới 10% dân số mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và con số này ngày càng gia tăng. Các vấn đề về sức khỏe hệ tiêu hóa chưa được nhiều người dân quan tâm trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong khi khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại ruột.
Tại chương trình, ông Trần Tuấn Linh, Tổng Biên tập báo Sức khỏe và Đời sống cho biết chương trình truyền thông năm nay có thông điệp “Khỏe tiêu hóa – bụng cười, đời tươi” mang ý nghĩa khuyến khích người dân chủ động chăm sóc và bảo vệ hệ tiêu hóa để phòng chống bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cơ hội phát hiện và can thiệp sớm các vấn đề sức khỏe tiêu hóa tiềm ẩn. Đó chính là t.iền đề của cơ thể khỏe mạnh.
Trong khuôn khổ chương trình, PGS-TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia và bác sĩ Nguyễn Vũ Linh, Trưởng Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk, đã chia sẻ cách chăm sóc để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó giúp nâng cao thể trạng cho một cuộc sống năng động và vui tươi.
Theo ông Dương, để có đường ruột khỏe mạnh thì vai trò của chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Dinh dưỡng đúng và đủ giúp chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó tăng cường sức đề kháng, nâng cao miễn dịch, giúp phòng tránh bệnh tật.
PGS Trần Thanh Dương (trái) và bác sĩ Nguyễn Vũ Linh (phải) trao đổi về vai trò của sữa chua đối với sức khỏe
“Một trong những cách tốt nhất để tăng sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột là ăn nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, tăng cường chất xơ và bổ sung thực phẩm hỗ trợ sức khỏe đường ruột như thực phẩm giàu prebiotic, các thực phẩm lên men như: sữa chua, dưa cải bắp, kim chi…”- PGS Dương khuyến cáo.
Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng đồ uống có đường, nước giải khát có gas, thực phẩm nhiều chất béo, đồ chiên nướng… vì có thể làm đầy hơi, chướng bụng, làm chậm quá trình tiêu hóa.
Lợi ích từ củ sen đối với sức khỏe
Củ sen là thực phẩm có dinh dưỡng đa dạng, chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, tăng cường sức khỏe của não bộ, hệ tiêu hóa và tim mạch.
Theo đó, củ sen ngọt nhẹ được ví như hạt dẻ nước với hương vị hấp dẫn và kết cấu tương tự như khoai tây. Do có độ giòn hấp dẫn khi được nấu chín, nên củ sen được ứng dụng đa dạng trong nấu ăn như xào, luộc, hấp, chiên giòn, hầm canh.
Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng được sử dụng để làm tinh bột củ sen, hoặc thái lát được sấy khô để làm thuốc trong y học cổ truyền (liên ngẫu). Chính vì vậy, củ sen được biết đến không chỉ là một loại thực phẩm mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam gợi ý, một số tác dụng của củ sen như sau:
Giúp da tươi sáng
Củ sen là một nguồn vitamin C tuyệt vời. Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin C mà củ sen có lợi cho sức khỏe làn da thông qua một số cơ chế khác nhau.
Da được cung cấp vitamin C sẽ giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, bảo vệ da chống lại các tổn thương do các gốc tự do và tia cực tím gây ra, đồng thời giúp đảo ngược các dấu hiệu lão hóa. Vitamin C cũng giúp làm giảm các dấu hiệu tăng sắc tố, như các mảng sẫm màu (nám) và sự đổi màu của da.
Tăng cường sức khỏe não bộ
Củ sen được coi là thực phẩm chứa nhiều nguyên tố vi lượng đồng. Đồng không chỉ giúp thúc đẩy mức năng lượng, củng cố xương và hỗ trợ quá trình trao đổi chất mà còn giúp tăng cường sức khỏe não bộ bằng cách kích hoạt chức năng của các đường dẫn thần kinh.
Nghiên cứu cho thấy rằng sự thiếu hụt đồng có thể liên quan đến sự khởi đầu của các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. Để giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức, sử dụng củ sen sẽ kích thích hoạt động trí óc.
Ngoài ra, một lượng lớn các hợp chất polyphenolic trong củ sen giúp cải thiện chức năng thần kinh bằng cách kích thích sản xuất các yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não trong các tế bào thần kinh đệm, loại tế bào phong phú nhất trong hệ thần kinh trung ương.
Hỗ trợ tăng năng lượng
Sử dụng củ sen làm tăng lượng sắt trong cơ thể. Sắt hỗ trợ năng lượng liên tục bằng cách cho phép oxy đến các tế bào của cơ thể. Khi bị thiếu sắt, chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải và khó tập trung. Ăn thực phẩm giàu chất sắt giúp tăng lượng oxy trong tế bào và cơ bắp, thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Hỗ trợ tiêu hóa và quản lý cân nặng
Củ sen cung cấp một lượng chất xơ. Do đó, củ sen hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm các vấn đề tiêu hóa như táo bón. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng và Chuyển hóa chỉ ra rằng, ngoài việc giảm táo bón, tiêu thụ chất xơ giúp giảm cảm giác đói, do đó giảm tổng năng lượng ăn vào và ngăn ngừa tăng cân.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Củ sen rất giàu chất dinh dưỡng và chất xơ, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu cho thấy rằng, có mối liên hệ nghịch giữa việc ăn thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan với huyết áp và mức cholesterol.
Củ sen cũng là một nguồn cung cấp kali dồi dào. Kali chịu trách nhiệm đảm bảo nhịp tim khỏe mạnh. Những người có lượng kali thấp có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, đặc biệt là bị đột quỵ.
Điều này là do kali kết hợp với các khoáng chất như magie và calci, ngăn chặn sự tích tụ chất lỏng trong tế bào. Qua đó, nó giúp giảm mức huyết áp và các vấn đề tim mạch như tim đ.ập nhanh, lưu thông kém và hẹp động mạch.
Tăng cường miễn dịch
Củ sen cung cấp nguồn vitamin C dồi dào, có tác dụng như một chất chống oxy hóa trong cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients, vitamin C góp phần bảo vệ hệ miễn dịch bằng cách hỗ trợ các chức năng tế bào khác nhau. Vitamin C hỗ trợ chức năng hàng rào biểu mô chống lại các tác nhân gây bệnh, thúc đẩy hoạt động thu gom chất oxy hóa và thúc đẩy t.iêu d.iệt vi sinh vật.
Do vậy, thiếu vitamin C có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và dễ bị n.hiễm t.rùng hơn.