Suốt hơn 9 năm miệt mài làm đẹp 3 vòng cho phụ nữ – đặc biệt là các chị em sau sinh, bác sĩ CKI.
Châu Thanh Phong đã chia sẻ rằng hiểu lầm phổ biến này đã tạo nên nhiều kỳ vọng không thực tế đối với quá trình hút mỡ. Cụ thể, như thế nào?
Bài Viết Liên Quan
- Chưa xác định rõ nguyên nhân cư dân Khu đô thị Linh Đàm bị tiêu chảy, bệnh ngoài da nghi do nước máy nhiễm dầu
- Nữ bệnh nhân hoại tử vú vì ăn thực dưỡng chữa ung thư… theo cách trên MXH
- Từ chỗ dễ dàng đạt cực khoái 1-5 lần, người phụ nữ này trở nên khổ sở vì mất cảm giác ở “vùng kín”, bác sĩ tiết lộ lý do bất ngờ
“Hút mỡ để giảm cân nặng” là một hiểu lầm, tại sao lại như vậy thưa bác sĩ?
“Hút mỡ” và “giảm cân” là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt về mục tiêu, quy trình và kết quả. Trong thực tế, mục tiêu của “hút mỡ” là loại bỏ mỡ thừa ở những vùng cụ thể trên cơ thể như bụng, đùi, lưng… nhằm cải thiện vóc dáng và đường nét cơ thể. Quá trình này giúp giảm lượng mỡ cục bộ ở những vùng mình mong muốn, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tổng thể trọng lượng cơ thể. Kết quả của việc “hút mỡ” có thể thấy ngay lập tức khi quá trình sưng sau phẫu thuật giảm đi.
Trái ngược với đó, việc “giảm cân” tập trung vào việc giảm trọng lượng tổng thể, giúp cải thiện sức khỏe một cách đáng kể. Theo quan điểm cá nhân của bác sĩ, nếu “hút mỡ” là một phương pháp phẫu thuật xâm lấn mang lại kết quả thay đổi tức thì, thì “giảm cân” là quá trình thay đổi lối sống, đem lại lợi ích lâu dài về sức khỏe, đặc biệt là giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến béo phì như bệnh tim, tiểu đường và huyết áp cao.
Nhưng không phải khi mỡ được hút ra khỏi cơ thể đồng nghĩa với việc cân nặng sẽ giảm hay sao bác sĩ?
Trong một phẫu thuật hút mỡ, lượng mỡ loại bỏ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe và phương pháp thực hiện. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn an toàn của Y khoa, không nên hút ra quá 5 lít mỡ và chất lỏng, tương đương khoảng 4,5kg mỡ thô – nhằm giảm thiểu rủi ro và biến chứng. Lượng mỡ hút ra có thể nhỏ so với tổng trọng lượng cơ thể, do đó không thể coi hút mỡ là phương pháp giảm cân hiệu quả.
Vậy lợi ích của việc “hút mỡ” là gì?
Như đã đề cập trước đó, mục tiêu của “hút mỡ” là loại bỏ các túi mỡ thừa không thể giảm bằng chế độ ăn uống hoặc tập thể dục. Điều này giúp cải thiện hình dáng cơ thể và tạo ra sự cân đối và hài hòa. Kết quả của phẫu thuật có thể bền vững nếu duy trì lối sống lành mạnh và cân nặng ổn định.
Lợi ích rõ ràng nhất của “hút mỡ” là thời gian, giúp chị em nhanh chóng tái tạo hình lấy lại phom dáng và tăng tự tin khi diện trang phục.
Ngoài ra, việc giảm lượng mỡ thừa cũng có thể giảm thiểu các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường và huyết áp.
Cuối cùng là có thể tái sử dụng lượng mỡ hút ra cho các dịch vụ thẩm mỹ liên quan như làm đẹp vòng 1 hoặc vòng 3. Nhiều chị em cũng muốn “tái sử dụng” lượng mỡ hút ra để nâng ngực hoặc cấy vào hõm mông để có thể tạo ra một hình thể đẹp nhưng vẫn tự nhiên nhất. Tuy nhiên, lượng mỡ cấy lại vào cơ thể sẽ có tình trạng “tiêu biến” một phần, nếu được bác sĩ sẽ chia sẻ trong một nội dung khác.
Vậy người béo phì có thể xem xét việc hút mỡ nhiều lần để giảm mỡ thừa trên cơ thể không ạ?
Theo bác thì đây là một câu hỏi rất hay!
Béo phì là tình trạng mỡ thừa được tích tụ ở cơ thể với mức độ cao có thể gây hại cho sức khỏe. Một trong những cách đơn giản và phổ biến nhất để có thể đo lường mức độ béo phì là thông qua công thức Chỉ số khối cơ thể (BMI). Cụ thể, nếu BMI từ 25-29.9 thì được gọi là thừa cân và BMI từ 30 trở lên được cho là béo phì với 3 cấp độ khác nhau: Độ I (BMI từ 30-34.9), Độ II (từ 35-39.9), Độ III (từ 40 trở lên).
Thực tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều tổ chức y tế khác coi béo phì là bệnh lý, và thường sẽ đi cùng với nhiều yếu tố nguy cơ cho nhiều bệnh lý khác như tim mạch, huyết áp, rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, xương khớp… và cần phải dùng đến thuốc. Điều này khiến người béo phì có nguy cơ cao trong ca phẫu thuật (nếu thực hiện) và biến chứng sau phẫu thuật, bao gồm n.hiễm t.rùng, sưng, hoặc các vấn đề liên quan đến quá trình phục hồi.
Ngoài ra, như bác cũng nói ở trên, lượng mỡ an toàn có thể loại bỏ trong một lần phẫu thuật là giới hạn nên đây không thể là giải pháp phù hợp để giải quyết việc giảm mỡ cho người béo phì.
Không ít khách hàng khi tìm đến bác sĩ với mức BMI trên 30. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến khích họ thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện để có thể về ngưỡng BMI cho phép. Lúc đó, các chị em hoàn toàn có thể tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ để cải thiện hình dáng cơ thể.
Hệ lụy của việc giảm cân cấp tốc
Do áp dụng các biện pháp giảm cân không đúng cách, do cố gắng ép cân quá mức, hoặc do sử dụng phải những sản phẩm giảm cân không đảm bảo nên nhiều người đã phải trả giá đắt.
Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, sau Tết Nguyên đán, lượng bệnh nhân nhập viện vì các bệnh lý rối loạn chuyển hóa tăng mạnh, trong đó phần lớn có liên quan đến tăng cân hoặc do chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng.
Do áp dụng các biện pháp giảm cân không đúng cách, do cố gắng ép cân quá mức, hoặc do sử dụng phải những sản phẩm giảm cân không đảm bảo nên nhiều người đã phải trả giá đắt.
ThS.Lê Hữu Thành, Khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, nguyên nhân của việc nhiều người dễ dàng tăng cân trong dịp Tết là do chế độ ăn dư thừa năng lượng, ăn uống nhiều bữa, sử dụng nhiều rượu bia, cùng với chế độ sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn và nhất là hạn chế vận động, thể dục.
Sau Tết, nhiều người tiếp tục tăng cân nặng hoặc cố kiểm soát nhưng khó giảm. Số bệnh nhân nhập viện liên quan đến giảm cân cũng thường tăng lên.
Đáng chú ý, rất nhiều chị em cố gắng ép cân, tìm mọi cách để có thể giảm cân nhanh chóng. Không ít người áp dụng những phương pháp giảm cân thiếu khoa học như nhịn ăn, uống giấm chua, uống cà phê pha chanh, chỉ ăn rau… chẳng những không giảm được cân mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thời điểm sau Tết cũng thường xuyên tiếp nhận các trường hợp nhập viện do sử dụng các dịch vụ giảm cân, giảm béo.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thùy Linh, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đa số bệnh nhân đến viện khi đã có các biến chứng đi kèm.
Thực tế có những bệnh nhân giảm cân rất nhanh, giảm từ 10 – 20kg trong vòng 1 – 2 tuần, song cũng phải trả giá đắt vì vấn đề sức khỏe. Lý do vì việc ép giảm cân quá nhanh trong thời gian ngắn có thể khiến cơ thể đối diện nhiều tổn thương.
Hơn nữa, các loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc có thể gây ra tình trạng mất nước cấp tính, suy thận cấp, rối loạn chuyển hóa rất nặng nề, suy tim, nhiễm độc gan cấp, thậm chí là t.ử v.ong.
Trước đó không lâu, Cục An toàn thực phẩm phát đi cảnh báo về sản phẩm được quảng cáo là hỗ trợ giảm cân có tên gọi Feo dứa và viên uống thảo mộc Mộc slim chứa chất cấm Sibutramine.
Sibutramine có khả năng làm giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ quá trình giảm cân, nhưng lại có tác dụng phụ nguy hại như gây mất ngủ, tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, từ tháng 10/2010, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã ban hành quyết định cấm lưu hành tất cả sản phẩm có chứa Sibutramine.
Hiện tại, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã ngưng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu Sibutramine và thu hồi các sản phẩm chứa hoạt chất này.
Một vụ việc khác được phát hiện cũng khiến nhiều người giật mình vì những tác hại khôn lường nếu không may dùng phải thực phẩm giảm cân không đảm bảo chất lượng.
Theo đó, dịp cuối năm 2021 vì muốn giảm cân cấp tốc, một người phụ nữ ở Quảng Ninh đã mua 2 lọ thuốc giảm cân Baschi hồng, được quảng cáo 100% từ thảo dược thiên nhiên để uống.
Sau 1 tháng uống liên tục mỗi ngày 2 viên, chị A. đã giảm được 3 kg. Tuy nhiên, chưa kịp mừng, chị A. đã phải nhập viện vì nôn ra m.áu. Sau khi được cấp cứu tại cơ sở y tế địa phương, chị được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng suy kiệt nghiêm trọng.
Chuyên gia khuyến cáo việc sử dụng các loại sản phẩm hỗ trợ giảm cân không đúng cách, quá liều có thể gây ra những tác dụng phụ, như chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, chân tay bủn rủn, mệt mỏi. Nguyên nhân là do các sản phẩm này có chứa thành phần làm ức chế thần kinh trung ương gây chán ăn, giảm hấp thụ chất béo.
Tác dụng phụ của sản phẩm này có nguy cơ làm suy giảm trí nhớ, gây cường giáp, căng thẳng, khó ngủ, lâu ngày sẽ có nguy cơ về tim mạch, đột quỵ.
Dạng tác dụng phụ nữa là làm tim đ.ập nhanh, khó thở, hồi hộp, lo âu. Nguyên nhân là khi các tế bào bị thiếu nước hay dưỡng chất, tim phải tăng tần suất co bóp để đẩy m.áu đi nuôi tế bào, khiến nguy cơ suy tim tăng lên…
TS. Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho rằng, vì lợi nhuận, nhà sản xuất đã sử dụng cả chất cấm trong thành phần thuốc giảm cân hay các loại thực phẩm chức năng giảm cân. Những chất này khi vào cơ thể tác động lên não hoặc gây đầy bụng để tạo cảm giác chán ăn, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, những người thừa cân, đặc biệt là chị em phụ nữ, không nên vì bất kỳ lý do gì mà làm liều, mua những thực phẩm chức năng, trà giảm cân bán trôi nổi trên mạng để sử dụng.
Khi quyết định sử dụng bất kỳ một loại sản phẩm hỗ trợ giảm cân nào, người dân cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin quan trọng của sản phẩm như thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng, lưu ý trong sử dụng, nhà sản xuất – phân phối, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, số công bố sản phẩm và khuyên dùng của các chuyên gia, bác sĩ uy tín để tránh tác hại cho sức khỏe.
Để có kết quả như mong muốn, bên cạnh việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm cân, các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng khuyến cáo người dùng phải kết hợp chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp.
Theo TS.Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, người dân không nên tin vào những lời quảng cáo có tác dụng giảm cân như “thần dược”.
Biện pháp giảm cân an toàn và hiệu quả là chế độ dinh dưỡng khoa học và luyện tập hợp lý, tránh tin lời quảng cáo, giới thiệu giảm cân nhanh chóng, thần tốc để rồi rước họa vào thân.