Việc sơ cấp cứu ban đầu rất quan trọng, ai cũng có thể làm được nếu chúng ta được đào tạo, được thực hành một cách bài bản và thường xuyên.
Gần đây, chúng ta chứng kiến quá nhiều trường hợp ngưng tuần hoàn hô hấp ( ngưng tim, ngưng thở) ngoài cộng đồng. Chúng ta có rất nhiều hội thảo, tập huấn về kỹ năng sơ cứu. Tuy nhiên thông điệp mang về sau những hội thảo đó chỉ là những lý thuyết chứ chưa phải là những kỹ năng thực hành của cộng đồng đối với cấp cứu ban đầu trong những tình huống cụ thể. Do đó rất nhiều trường hợp ngưng tuần hoàn hô hấp ngoài cộng đồng không được sơ cứu hoặc sơ cứu không đúng cách dẫn đến việc để lại những hậu quả rất đáng tiếc.
Sơ cấp cứu ban đầu rất quan trọng
Vừa qua, chúng ta chứng kiến nữ điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu ban đầu cho một thực khách ngưng tim ngưng thở tại một nhà hàng. Tính chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm đã làm tăng cơ hội được cứu sống của bệnh nhân.
Bài Viết Liên Quan
- Đi siêu thị người dân đặc biệt lưu ý gì để tránh lây nhiễm Covid-19?
- Gia tăng bệnh nhân biến chứng đái tháo đường
- 10 dấu hiệu cảnh báo bạn không ăn đủ chất xơ
Nữ điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai (áo trắng) nhanh chóng thực hiện sơ cấp cứu cho người bị nạn tại một quán ăn. Ảnh: Chụp màn hình video.
Nhiều người cho rằng vì may mắn là hôm đó gặp cô điều dưỡng của một bệnh viện lớn mới được như vậy, thực tế là việc cấp cứu ngừng tim ngưng thở cũng không quá phức tạp và khó khăn như mọi người suy nghĩ. Việc sơ cấp cứu ban đầu đơn giản, ai cũng có thể làm được nếu chúng ta được đào tạo, được thực hành một cách bài bản và thường xuyên.
Như chúng ta đã biết, nếu thiếu oxy và dưỡng chất trong khoảng 3-4 phút tế bào não sẽ tổn thương vĩnh viễn. Do đó khi phát hiện bệnh nhân có biểu hiện ngưng tim ngưng thở cần tiến hành các bước hồi sinh tim phổi ngay. Nếu để thiếu m.áu quá lâu tế bào não sẽ tổn thương không hồi phục, tim của người bệnh nếu có đ.ập trở lại thì người bệnh cũng sẽ chỉ sống một đời sống thực vật (c.hết não). Thực tế là tại các trung tâm hồi sức, có nhiều người bệnh hôn mê sâu, thở máy kéo dài nhưng không tỉnh lại, đó là một sự mất mát cho người thân, là một gánh nặng cho nguồn lực y tế
Nhiều học sinh đang điều trị tại Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa nghi do bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có một em n.ữ s.inh lớp 5 đã t.ử v.ong trên đường đưa đến bệnh viện. Ảnh: BT
Mới đây một em học sinh ở Khánh Hòa ngưng tim ngưng thở tại một trường học, chỉ hơn 30 phút để có thể đưa cháu đến được một bệnh viện có đầy đủ phương tiện để cấp cứu nâng cao. Tuy nhiên theo nhận định của đại diện bệnh viện thì lúc tiếp nhận bệnh nhân đã hôn mê sâu, da niêm nhợt nhạt, đồng tử hai bên giãn tối đa mất phản xạ ánh sáng, có nghĩa là đã có dấu hiệu c.hết não.
Tôi mong rằng trường hợp này đã được sơ cấp cứu ban đầu, hồi sinh tim phổi cơ bản đúng cách. Được biết hiện nay tất cả các trường học đều có phòng y tế, có nhân viên y tế học đường, tuy nhiên không chỉ các thầy cô mà ngay cả nhân viên y tế cũng còn lúng túng trong sơ cấp cứu ban đầu. Một thực tế hiện nay ngoài cộng đồng là nếu phát hiện một trường hợp ngưng tuần hoàn hô hấp, nhiều trường hợp chúng ta chỉ biết gọi xe cấp cứu 115 và chờ đợi. Chúng ta chờ nhưng não đâu có chờ!.
Được sơ cấp cứu kịp thời, người bệnh có cơ hội giữ được tính mạng
Trong thực hành lâm sàng hằng ngày, chúng tôi vẫn tiếp xúc nhiều người bệnh ngưng tim ngưng thở nhưng được hồi sinh tim phổi đúng cách (hầu hết là vào kịp tại các cơ sở y tế), những người này sau đó nếu được giải quyết nguyên nhân thì họ có thể trở lại cuộc sống một cách hoàn toàn bình thường.
Đã từng có trường hợp một bệnh nhân ngưng tuần hoàn hô hấp do nhồi m.áu cơ tim, trên đường đưa về nhà thì có dấu hiệu hồi phục, sau đó được can thiệp động mạch vành. Nếu bệnh viện đầu tiên tiếp xúc không hồi sinh tim phổi rất tốt thì làm sao bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn như hiện nay.
Trung tâm Huấn luyện sơ cấp cứu và Phòng chống thảm họa TP.HCM tập huấn cho người lao động tại một công ty về nghiệp vụ sơ cấp cứu hồi sinh tim phổi cho người bị nạn.
Hồi sinh tim phổi gồm hai giai đoạn là cơ bản và nâng cao. Hồi sinh tim phổi cơ bản dành cho cộng đồng và ngoài bệnh viện, còn hồi sinh tim phổi nâng cao dành cho các nhân viên y tế và bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ. Vai trò của hồi sinh tim phổi cơ bản và hồi sinh tim phổi nâng cao là quan trọng như nhau.
Một điều chú ý trong sơ cứu ban đầu ngoài cộng đồng là ngoài đạo đức, kỹ năng cũng cần quan tâm đến tính pháp lý và sự an toàn cho cả người bệnh và cho chúng ta. Đã có nhiều trường hợp phơi nhiễm bệnh khi sơ cứu cho người bệnh.
Tuy nhiên, cũng đừng quá lo sợ về trách nhiệm, đừng quá sợ lây bệnh mà làm mất đi cơ hội cứu sống một mạng người.
Tóm lại, hiện nay chúng ta không thiếu sự quan tâm của các cấp về sơ cứu ban đầu thể hiện qua nhiều những buổi hội thảo nhưng theo tôi, chúng ta đang thiếu chất lượng thực hành về kỹ năng hồi sinh tim phổi cơ bản cho cộng đồng. Chúng ta không nên làm theo kiểu đ.ánh trống bỏ dùi mà cần sự chuyên nghiệp và thường xuyên. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến việc hướng dẫn cho cộng đồng tự bảo vệ cho mình về tính pháp lý và sự an toàn, có như vậy thì mới có nhiều người bệnh ngưng tuần hoàn hô hấp ngoài cộng đồng được cứu sống.
Cách ép tim, thổi ngạt cấp cứu người ngừng tuần hoàn
Ngừng tuần hoàn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Kỹ thuật ép tim, thổi ngạt đúng cách sẽ giúp nạn nhân duy trì sự sống trong lúc chờ xe cấp cứu.
Ngừng tuần hoàn là gì?
Ngừng tuần hoàn hô hấp là trạng thái gián đoạn đột ngột hoạt động bơm m.áu của tim, khiến m.áu không thể lưu thông tới các bộ phận khác của cơ thể. Nếu không cấp cứu kịp thời, ngừng tuần hoàn hô hấp sẽ gây ra biến chứng t.ử v.ong nhanh chóng với tỷ lệ lên tới 90% hoặc để lại di chứng nặng nề như tổn thương não vĩnh viễn.
Ở một số trường hợp, bệnh nhân sẽ không có dấu hiệu cảnh báo mà xảy ra rất đột ngột. Ngược lại, một số khác lại xuất hiện những triệu chứng như đau tức ngực, hồi hộp và da mặt tái xanh,…
Khi ngừng tuần hoàn hô hấp, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như sau:
Mất ý thức một cách đột ngột
Khi lay gọi người bệnh cũng không có phản ứng
Ngưng thở
Mạch lớn không đ.ập.
Nếu thực hiện ép tim đúng kỹ thuật, m.áu sẽ được lưu thông trở lại, tăng cơ hội sống cho người bệnh.
Nguyên nhân ngừng tuần hoàn
Bệnh động mạch vành là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngừng tuần hoàn đột ngột. Ngoài ra còn có các bệnh lý tim cấu trúc như: suy tim, bệnh cơ tim giãn, bệnh lý van tim, bệnh tim bẩm sinh…
Ngừng tuần hoàn có thể xảy ra ở các bệnh lý khác như: Bệnh tắc động mạch phổi cấp; Viêm phổi suy hô hấp; Cơn hen phế quản cấp; Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; Đột quỵ nhồi m.áu não lớn, xuất huyết não do vỡ phình mạch, dị dạng mạch…
Các tai nạn như ngộ độc, điện giật, đuối nước hoặc chấn thương cột sống; chấn thương ngực; đa chấn thương…cũng có thể ngừng tuần hoàn tại hiện trường, trên đường vận chuyển hoặc trong bệnh viện.
Cách ép tim cứu người ngừng tuần hoàn
Phương pháp cấp cứu đối với người bị ngừng tuần hoàn cần được thực hiện nhanh chóng mới có thể cứu sống người bệnh. Dưới đây là trình tự các bước trong quá trình cấp cứu cho người bệnh:
Thông đường thở
Với những trường hợp bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở như: tụt lưỡi, mắc dị vật,… bước đầu tiên cần thực hiện là khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách đẩy dị vật ra ngoài và hà hơi thổi ngạt.
Thổi ngạt cho bệnh nhân
Có thể áp dụng một trong hai phương pháp thổi miệng – miệng hoặc thổi miệng – mũi. Tuy nhiên, kỹ thuật thổi miệng – miệng được sử dụng nhiều hơn. Cụ thể:
Đặt một bàn tay lên trán của nạn nhân, sau đó ấn ngửa đầu bệnh nhân ra sau và đồng thời kẹp mũi bệnh nhân bằng ngón trỏ và ngón cái. Tay còn lại nâng hàm dưới và mở miệng bệnh nhân.
Hít một hơi thật sâu, áp chặt miệng của bạn vào miệng của nạn nhân và tiến hành thổi vào miệng của nạn nhân.
Trong quá trình thực hiện, cần khẩn trương và chính xác. Nếu sau mỗi lần thực hiện, lồng ngực của nạn nhân có hiện tượng nở phồng lên thì nghĩa là bạn đang làm đúng kỹ thuật.
Cách ép tim ngoài lồng ngực
Để đạt hiệu quả tốt nhất, cần tiến hành kết hợp ép tim và thổi ngạt. Thực hiện xen kẽ. Một chu kỳ hồi sinh tim phổi được tính bằng 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt.
Đặt 2 tay lên nhau sao cho gốc bàn tay dưới ở tại vị trí ngay giữa lồng ngực (đoạn 1/3-1/2 dưới xương ức), khuỷu tay để thẳng. Khi ép, cần dùng lực ép vuông góc để ngực của nạn nhân lún xuống từ 5 đến 6cm. Sau khi ép xong, phải nhấc tay lên, để ngực nạn nhân trở lại vị trí ban đầu. Tiếp đó mới thực hiện lần ép tiếp theo. Nếu thực hiện ép tim đúng kỹ thuật, m.áu sẽ được lưu thông trở lại, tăng cơ hội sống cho người bệnh.
Trong quá trình sơ cứu, cần thực hiện liên tục cho đến khi nhân viên y tế đến hoặc cho đến khi người bệnh được cấp cứu bằng máy sốc điện tự động.
Để biết được việc cấp cứu nạn nhân ngừng tuần hoàn có hiệu quả hay không dựa vào những dấu hiệu sau:
Biểu hiện lâm sàng: Niêm mạc môi ấm và hồng trở lại, đồng tử co lại nếu thời gian thiếu oxy não chưa lâu và còn khả năng hồi phục.
Các dấu hiệu của sự sống: Thấy lại nhịp thở, nhịp tim, ý thức,…
Cách phòng tránh tình trạng ngừng tuần hoàn
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, đột quỵ bao gồm: Bỏ hút t.huốc l.á; điều trị tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu; kiểm soát cân nặng tránh béo phì; kiểm soát tốt đường huyết và HbA1c ở người đái tháo đường; tăng cường vận động.