Qua nội soi, một người đàn ông ở Quảng Ninh được chẩn đoán có khối u lan tỏa trực tràng, hạt không đều, kích thước khoảng 2 cm kèm polyp đại tràng.
Bài Viết Liên Quan
- Người khỏi Covid-19: ‘Tôi đã nghĩ mình không thể sống’
- Cuộc cách mạng chữa ung thư không cần hóa trị
- Khi nào giảm cân là dấu hiệu cảnh báo của ung thư?
Những người có nguy cơ cao hoặc có t.iền sử gia đình bị ung thư đường tiêu hóa nên đến cơ sở y tế uy tín để được khám sàng lọc định kỳ. Ảnh: Phys.
Bệnh nhân là P.V.H. (65 t.uổi, trú tại phường Hồng Gai, TP Hạ Long, Quảng Ninh) đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh do gần đây rối loạn đại tiện, kèm đầy hơi chướng bụng, ăn uống không ngon miệng.
Nhờ 3 biểu hiện lạ này, khi đến khám bệnh và được nội soi đại trực tràng, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u lan tỏa trực tràng kèm polyp đại tràng. Sau hội chẩn, các bác sĩ cũng chỉ định cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi (ESD) để loại trừ tổn thương nhằm tránh khối u tiến triển to, gây nguy hiểm cho người bệnh về sau.
Cận cảnh khối u trực tràng của bệnh nhân H. qua nội soi. Ảnh: BVCC.
Kíp nội soi can thiệp do bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Văn Vĩnh, Phó khoa Thăm dò chức năng, cùng các cộng sự cắt tách dưới niêm mạc khối u trực tràng. Các chuyên gia đã d.ùng d.ao c.ắt trọn vẹn khối u kích thước 2 cm ra khỏi trực tràng và gửi giải phẫu bệnh.
Sau một giờ, toàn bộ khối u được cắt tách ra ngoài thành công. May mắn, kết quả giải phẫu bệnh khẳng định là u tuyến ống loạn sản độ thấp, diện cắt không còn tổ chức u. Người bệnh ăn uống tốt ngay sau can thiệp, sức khỏe ổn định và được xuất viện trong thời gian ngắn.
Theo bác sĩ Vĩnh, ở giai đoạn ung thư còn sớm hoặc t.iền ung thư, phương pháp nội soi cho phép chữa khỏi hoàn toàn mà không phải phẫu thuật cắt đoạn đại tràng và điều trị bổ trợ bằng hóa chất hoặc tia xạ. Đây là một tiến bộ quan trọng trong điều trị ung thư đường tiêu hóa giai đoạn sớm hiện nay.
Dù được điều trị thành công, ông H. vẫn cần nội soi kiểm tra định kỳ 6-12 tháng/lần để phòng trường hợp khối u tái phát hoặc xuất hiện u mới.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo những người có nguy cơ cao hoặc có t.iền sử gia đình bị ung thư đường tiêu hóa nên đến cơ sở y tế uy tín để được khám sàng lọc định kỳ, giúp phát hiện sớm bệnh và điều trị bằng phương pháp nội soi nhẹ nhàng.
Từ dấu hiệu ‘ai cũng gặp’, nhiều người bất ngờ phát hiện ung thư
Nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày chủ quan cho rằng ai cũng vài lần bị ợ chua, đầy hơi, chướng bụng.
Theo Phó giáo sư Phạm Văn Bình – Phó Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội), tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ngày càng có xu hướng tăng, đặc biệt bệnh đang trẻ hóa. Bác sĩ Bình đã gặp trường hợp mới 15-16 t.uổi đã mắc bệnh.
Anh N.V.L. (25 t.uổi, trú tại Lạng Sơn) đến Bệnh viện K khám khi thường xuyên đau thượng vị, ợ nóng, khó tiêu. Bác sĩ phát hiện có tổn thương ở niêm mạc dạ dày, biến đổi cấu trúc nên bấm sinh thiết giải phẫu bệnh. Kết quả anh L. bị ung thư dạ dày. Thông báo khiến anh L. bất ngờ vì nghĩ rằng đó chỉ là dấu hiệu của viêm dạ dày, nhiều người mắc.
Ung thư dạ dày gia tăng có hai xu hướng:
Thứ nhất, khả năng phát hiện bệnh ngày càng sớm và chính xác do người dân quan tâm hơn tới việc khám sức khỏe.
Thứ hai, ung thư dạ dày hiện nay xuất hiện ở người dưới 50 t.uổi nhiều hơn. Trước đây, lứa t.uổi mắc bệnh thường gặp là 60-75 t.uổi.
Phẫu thuật bằng robot cho bệnh nhân ung thư. Ảnh: BVK.
Theo Phó giáo sư Bình, các yếu tố làm gia tăng ung thư dạ dày bao gồm môi trường sống thay đổi. Hiện nay, nhiều yếu tố như thức ăn nhanh, căng thẳng, áp lực cuộc sống l.àm t.ình trạng viêm, loét dạ dày kéo dài, khó chữa hơn, tiến triển thành ung thư.
Thói quen tạo t.iền đề ung thư như lạm dụng chất kích thích (rượu bia, t.huốc l.á), thức ăn dễ gây ung thư như đồ muối mặn, thực phẩm hun khói có chứa nitrat.
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) cũng là tác nhân gây bệnh. 70% dân số hiện nay có nguy cơ mắc bệnh dạ dày và nhiễm khuẩn HP nhưng không phải ai dương tính với vi khuẩn này cũng bị ung thư dạ dày.
Bác sĩ Bình cho biết dấu hiệu của ung thư dạ dày rất mơ hồ. Người bệnh thường chủ quan nghĩ rằng đó là viêm loét thông thường.
Thời gian đầu, các dấu hiệu thường xuất hiện ở vùng bụng trên rốn với biểu hiện như tức bụng, đầy bụng đặc biệt sau ăn. Khi bệnh tiến triển nặng, có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, nôn sau ăn.
Về thể trạng, bệnh nhân có dấu hiệu sụt cân. Thậm chí, có người đến khám chỉ vì sụt cân không rõ nguyên nhân và phát hiện mắc ung thư dạ dày.
Theo bác sĩ Bình, ung thư dạ dày có thể chữa khỏi nếu ở giai đoạn sớm. Người dân nếu có triệu chứng trên kéo dài khoảng 1 tuần nên đến các cơ sở y tế kiểm tra. Những người có bệnh dạ dày từ trước, t.iền sử từng phẫu thuật dạ dày, đau, viêm loét lâu năm, nhiễm vi khuẩn HP nên tầm soát ung thư dạ dày.
Qua nội soi, các bác sĩ sẽ nhìn thấy các bất thường trong dạ dày. Nếu nghi ngờ, sẽ sinh thiết các tổn thương.
Tại Bệnh viện K, người bệnh có thể được tư vấn để thực hiện nội soi thông thường hay gây mê. Nếu lựa chọn nội soi gây mê, người bệnh được đưa vào trạng thái t.iền mê trước khi nội soi nên hoàn toàn không có cảm giác khó chịu. Để nội soi gây mê, người bệnh cần có chụp X-quang phổi, xét nghiệm m.áu, bác sĩ gây mê sẽ kiểm tra để đưa ra chỉ định phù hợp.
Trước khi đi nội soi, bệnh nhân nên nhịn trước 6 tiếng, tránh bỏ sót các tổn thương. Nếu ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm có thể can thiệp qua nội soi phần tổn thương ung thư ở niêm mạc còn khu trú.
Theo Phó giáo sư Bình, ung thư dạ dày điều trị đa mô thức phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, miễn dịch và đích, trong đó phẫu thuật mang tính triệt căn. Hiện có phẫu thuật mổ mở hoặc nội soi cho bệnh nhân.
Để phòng bệnh, bác sĩ khuyến cáo người dân nên từ bỏ đồ ăn kích thích dạ dày như rượu, bia, t.huốc l.á, đồ ăn chiên nướng, muối mặn. Mọi người cần duy trì thói quen tâp luyện thể dục, ăn nhiều rau xanh và khám sức khỏe thường xuyên.