Thèm đường là điều bình thường đối với mỗi người nhưng về lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và dưới đây là 5 cách để kiềm chế thèm đường.
Khi nói đến đồ ngọt, bất kể ai cũng khó cưỡng lại được. Nhưng điều này có lý do khoa học đằng sau nó. Carbohydrate kích thích giải phóng chất hóa học tạo cảm giác dễ chịu trong não gọi là serotonin và đường thuộc loại này. Đây là lý do tại sao chúng ta khó có thể cưỡng lại được nó.
Bài Viết Liên Quan
- Mai khoe sắc, đào diễm lệ, những đóa hoa là dược quý ngày xuân
- Dịch COVID-19 : Vấn nạn tin giả và mua thuốc chữa theo lời đồn vô căn cứ
- Phát hiện tế bào ‘điệp viên 2 mang’ trong ung thư não
Thèm đường là điều bình thường đối với mỗi người nhưng về lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và dưới đây là 5 cách để kiềm chế thèm đường. Ảnh: iStock.
Nhưng carbohydrate cũng có thể được tiêu thụ ở các dạng khác, như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt… Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học thần kinh dinh dưỡng Ấn Độ, chứng nghiện đường, cảm giác thèm ăn và thèm ăn đường cũng tương tự như lạm dụng m.a t.úy.
Nếu bạn là người đang tìm cách để chấm dứt cơn thèm đường ngay lập tức thì dưới đây là 5 bước đơn giản dễ thực hiện sẽ giúp bạn kiềm chế cơn thèm đường.
Uống nước
Khi bạn thèm đường, hãy uống ngay một cốc nước cao. Thông thường, chúng ta có thể nhầm lẫn cơn khát với cảm giác đói hoặc thèm đường. Uống nước có thể giúp bạn kiềm chế cơn thèm đường và giữ cho cơ thể đủ nước. Uống nước cũng có thể khiến tâm trí bạn mất tập trung khỏi cảm giác thèm ăn cũng như thèm đường.
Nhai kẹo cao su
Bạn có thể luôn mang theo một gói kẹo cao su không đường khi bạn thèm đồ ngọt để sử dụng. Nhai kẹo cao su có thể giúp bạn thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt mà không cần tiêu thụ đường thực tế.
Hãy chọn những hương vị vui nhộn mà bạn muốn đ.ánh lừa bộ não khiến bạn nghĩ rằng bạn thực sự đang ăn thứ gì đó như đường.
Ăn bữa ăn nhẹ lành mạnh
Thay vì chọn đồ ăn có đường, hãy chọn những món ăn nhẹ lành mạnh hơn, bổ dưỡng hơn và cũng thỏa mãn cơn thèm ngọt của bạn.
Để làm được điều này, bạn cũng cần chuẩn bị sẵn một bữa ăn nhẹ như trái cây hay loại hạt. Ví dụ, lần tới khi bạn muốn ăn sôcôla, hãy cắt cho mình một lát táo hoặc ăn một nắm quả mọng. Những loại trái cây này không chỉ chứa đường tự nhiên mà còn cung cấp cho bạn dinh dưỡng và chất xơ.
Tham gia tập thể dục
Nếu bạn đang thèm ngọt thì có thể tham gia ngay vào một hoạt động thể chất. Đơn cử như đi dạo vòng quanh chỗ làm, tập các bài tập thở sâu hoặc tập thể dục nhanh tại bàn làm việc.
Bởi các hoạt động thể chất có thể giúp giảm cảm giác thèm đường bằng cách giải phóng endorphin hoặc hormone tạo cảm giác dễ chịu. Thậm chí, những thứ này không chỉ cải thiện tâm trạng của bạn mà còn hạn chế cơn thèm đường của bạn.
Thực hành chánh niệm
Hãy dành một chút thời gian để tạm dừng và điều chỉnh cơ thể cũng như cảm xúc của bạn khi bạn thèm đường. Khi bạn thèm đường, hãy tự hỏi bản thân xem bạn có đói không hoặc có lý do nào khác khiến bạn thèm đường như buồn chán hay căng thẳng.
Thực hành chánh niệm có thể giúp bạn hòa hợp hơn với cơ thể và đưa ra những lựa chọn có ý thức về những gì bạn tiêu thụ.
Thực phẩm tốt cho mắt và phòng ngừa tăng nhãn áp
Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh là rất cần thiết cho sức khỏe tổng thể, trong đó có sức khỏe của mắt.
Một số loại thực phẩm tốt cho mắt và có lợi ích tiềm năng trong việc kiểm soát bệnh tăng nhãn áp.
Tăng nhãn áp là bệnh gây tổn thương dây thần kinh thị giác của mắt và có thể dẫn đến giảm thị lực, thậm chí mù lòa. Một số loại thực phẩm tốt cho mắt, đặc biệt là với người bệnh tăng nhãn áp.
1. Các loại hạt, thực phẩm tốt phòng ngừa tăng nhãn áp
Các loại hạt là nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời, có thể giúp duy trì các tế bào khỏe mạnh và bảo vệ chúng khỏi tổn thương do gốc tự do. Ngoài ra, một số loại hạt như hạnh nhân, quả hồ trăn có chứa hàm lượng lutein và zeaxanthin cao, hỗ trợ thêm cho sức khỏe của mắt.
Tăng nhãn áp gây tổn thương dây thần kinh thị giác dẫn đến giảm thị lực.
2. Trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả cung cấp vitamin A, C, chất chống oxy hóa quan trọng để bảo vệ dây thần kinh thị giác và các mô mắt khác khỏi tổn thương liên quan đến bệnh tăng nhãn áp.
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan tiềm tàng giữa lượng trái cây ăn nhiều hơn và nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp thấp hơn.
3. Thực phẩm chứa magiê
Theo Suvarna Sawant, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chuyên khoa Nanavati Max (Ấn Độ): Thực phẩm giàu magiê như chuối, bơ, hạt bí ngô và đậu đen có thể giúp cải thiện việc cung cấp m.áu cho mắt, mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh tăng nhãn áp.
Việc bổ sung axit béo omega-3 từ cá vào chế độ ăn uống cũng được khuyến khích vì đặc tính chống viêm của chúng, có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh tăng nhãn áp.
Thực phẩm giàu magiê hỗ trợ kiểm soát bệnh tăng nhãn áp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó những người mắc bệnh tăng nhãn áp nên thận trọng với những thực phẩm góp phần gây ra hội chứng chuyển hóa, béo phì, huyết áp cao và tiểu đường, vì những tình trạng này có thể làm trầm trọng thêm nguy cơ và sự tiến triển của bệnh tăng nhãn áp.
Chế độ ăn nhiều carbohydrate có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn, trong khi lượng carbohydrate thấp hơn có thể làm giảm nguy cơ này.