Mới đây, Bệnh viện Nhi Trung ương đã cứu sống thành công một b.é t.rai 5 t.uổi nguy kịch tính mạng do biến chứng của hội chứng thận hư.
Bài Viết Liên Quan
- Dù chỉ hút một điếu t.huốc l.á mỗi ngày vẫn có thể bị nghiện nicotine
- Tuyển người thử nghiệm loại vắc xin Covid-19 Vingroup mua công nghệ của Mỹ
- Tắm nước gì để hết ngứa? 17 loại nước tắm trị ngứa hiệu quả
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC
Bé T.A (5 t.uổi, ở Nghệ An) mắc hội chứng thận hư kháng steroid, được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2023. Cuối tháng 1/2024, bé nhập viện vì huyết khối tĩnh mạch chủ dưới. Nhờ tuân thủ phác đồ điều trị, tình trạng của bé dần ổn định.
Tuy nhiên, gia đình tự ý ngừng cho bé sử dụng thuốc chống đông vì nghĩ rằng huyết khối đã không còn. Sau 2 tuần, bé xuất hiện triệu chứng sưng đau, phù 2 chân. Ngày 20/3/2024, bé được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu.
ThS.BS Trần Hoàng – Khoa Thận và Lọc m.áu cho biết: “Bé có huyết khối lớn, liên tục từ tĩnh mạch đùi, chậu 2 bên lan đến tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch thận, nguy cơ gây tắc mạch m.áu phổi và mạch m.áu não, đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời”.
Trước tình trạng nguy kịch của bé, ngày 21/3, ekip gồm 4 chuyên khoa đã hội chẩn và quyết định phẫu thuật cấp cứu. Ca phẫu thuật diễn ra thành công, giúp bé khơi thông dòng chảy tĩnh mạch chủ dưới và loại bỏ huyết khối.
BSCKII Vũ Mạnh Hoàn – Trưởng khoa Ngoại Gan – Mật – Tụy đ.ánh giá: “Ca phẫu thuật rất nguy hiểm, chỉ cần một sai sót nhỏ có thể khiến huyết khối di chuyển lên buồng tim phải, gây thuyên tắc phổi, ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhi, cùng với đó là nguy cơ c.hảy m.áu trong quá trình phẫu thuật khi bộc lộ các mạch m.áu lớn. Vì vậy, ekip đã cố gắng cẩn trọng và chính xác trong từng thao tác”.
ThS.BSCKII Lê Đình Công – Trưởng Đơn vị Điện quang can thiệp cho biết: “Mục tiêu của ca phẫu thuật là tiếp cận tĩnh mạch chủ dưới đoạn sau gan và trên thận, khơi thông dòng chảy tĩnh mạch chủ dưới, sau đó, đặt lưới lọc để tránh huyết khối trôi về tim gây thuyên tắc phổi”.
Sau phẫu thuật, bệnh nhi được chuyển đến khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa. Tại đây trẻ được thở máy, duy trì chức năng sống, dùng thuốc chống đông để đảm bảo không hình thành các huyết khối mới, kiểm soát tình trạng đông m.áu. Tình trạng bệnh nhi ổn định, hồi phục tốt nên được cai máy thở sau vài giờ và được chuyển về khoa Thận và Lọc m.áu tiếp tục theo dõi điều trị ngay hôm sau.
Hiện tại, bệnh nhi được kết hợp điều trị nội khoa, các chỉ số ổn định, lâm sàng được cải thiện, các triệu chứng như sưng đau, phù chân thuyên giảm, bệnh nhi ăn uống bình thường sau phẫu thuật. Trong lộ trình điều trị tiếp theo, trẻ sẽ được tục với các thuốc ức chế miễn dịch khác, đồng thời, sử dụng thuốc chống đông theo đúng phác đồ.
Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhi mắc hội chứng thận hư có hoặc không có t.iền sử huyết khối nên theo dõi, tái khám định kì đúng theo lịch hẹn của bệnh viện; tuân thủ phác đồ điều trị, tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc.
Nếu trẻ có các biểu hiện sưng đau, phù tím chi, khó thở, tím tái hay bất kỳ biểu hiện tái phát nào của hội chứng thận hư và huyết khối tĩnh mạch, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay.
Làm chậm tiến triển bệnh thận mạn
Mặc dù bệnh thận mạn là những tổn thương không thể phục hồi nhưng các tiến bộ mới trong y khoa hiện nay đã có thể góp phần làm chậm tiến triển của bệnh.
Gần đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) đã tiếp nhận trường hợp bà Đ.T.X (67 t.uổi, ngụ quận 6, TP.HCM). Bà X. nhập viện trong tình trạng suy nhược cơ thể, nôn mửa liên tục và phù toàn thân. Tại phòng khám khoa Nội thận – Thận nhân tạo, bác sĩ đã tiến hành thăm khám chuyên sâu và chẩn đoán bà X. bị hội chứng thận hư, bệnh thận mạn giai đoạn 3.
Sau thời gian điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch kết hợp chế độ ăn giảm đạm, các triệu chứng bệnh đã dần được cải thiện.
Bác sĩ thăm khám bệnh nhân bị bệnh thận. Ảnh M.T
Cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh thận mạn
Th.S-BS Trần Minh Hoàng, khoa Nội thận – Thận nhân tạo, BV ĐHYD TP.HCM cho biết, bệnh thận mạn là một vấn đề sức khỏe ngày càng gia tăng trên toàn cầu, gây ra nhiều lo ngại cho cộng đồng. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh thận mạn trong dân số toàn cầu khoảng 8,6%. Tại BV ĐHYD TP.HCM ghi nhận 19,1% trong tổng số 1.500 người đến khám tổng quát mỗi ngày có bất thường chức năng thận, bất thường nước tiểu hoặc siêu âm thận; sau theo dõi 3 tháng khoảng 11,5% được xác định là có bệnh thận mạn thực sự. Như vậy, cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh thận mạn ở mọi giai đoạn.
Điều đáng báo động là bệnh thận mạn thường không có triệu chứng điển hình ở giai đoạn sớm. Đến khi bệnh nặng hoặc có biến chứng, các dấu hiệu mới trở nên rõ ràng nhưng lại khó điều trị. Do đó, người dân cần có ý thức trong việc bảo vệ thận, đặc biệt những người có yếu tố cao (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, người lớn t.uổi, béo phì, lupus ban đỏ,…) cần định kỳ tầm soát để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.
Bỗng dưng phát hiện sống 51 năm chỉ với 1 quả thận
Nhiều tiến bộ trong làm chậm tiến triển bệnh thận mạn
Theo TS-BS Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng khoa Nội thận – Thận nhân tạo, BV ĐHYD TP.HCM, việc chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gốc rễ để điều trị đúng người đúng bệnh. Đặc biệt, với thế mạnh đa chuyên khoa của bệnh viện, khoa còn phối hợp với nhiều chuyên khoa khác giúp điều trị hiệu quả cho người bệnh, nhất là người có nhiều bệnh lý phức tạp.
Ở giai đoạn cuối, người bệnh thận mạn cũng có nhiều lựa chọn trong các biện pháp điều trị thay thế thận. Nhiều tiến bộ mới trong điều trị chẳng những giúp giảm tỷ lệ t.ử v.ong mà còn cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống, chẳng hạn nước RO siêu tinh khiết tiệt trùng bằng nhiệt, lọc hấp phụ, HDF Online, lọc màng bụng tự động tại nhà, ghép thận…
Bạn đọc có thể xem thêm thông tin về bệnh thận mạn thông qua chương trình “Những tiến bộ mới trong làm chậm tiến triển bệnh thận mạn” do Trung tâm Truyền thông phối hợp cùng khoa Nội thận – Thận nhân tạo, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tổ chức. Xem chi tiết tại: https://bit.ly/tienbomoilamchamtientrienbenhthanman.