Di căn ung thư: Xác định những ‘kẻ gây rối’ từ bên trong

Các nhà nghiên cứu từ Viện Ung thư Hà Lan và Viện Oncode đã phân tích hơn 4.000 khối u và lập danh mục chi tiết về các loại vi khuẩn đặc biệt.

Theo SciTech Daily, nhóm tác giả dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu Emile Voest và Lodewyk Wessels đã tìm kiếm các vi khuẩn sống cộng sinh trong khối u di căn của 26 loại ung thư, từ đó làm sáng tỏ sự đa dạng của chúng cũng như cách chúng tương tác với căn bệnh.

Bài Viết Liên Quan

di can ung thu xac dinh nhung ke gay roi tu ben trong aa7 7139557

Có rất nhiều loài vi khuẩn cộng sinh trong môi trường các loại khối u di căn khác nhau, tác động tích cực hoặc tiêu cực đến bệnh ung thư và quá trình điều trị – Ảnh đồ họa AI

Bằng cách phân tích DNA, họ chứng minh sự hiện diện của những thứ không thuộc về con người – chính là vật liệu từ các vi khuẩn, sau đó tìm hiểu về chúng.

Tiếp theo, sử dụng sức mạnh máy học, các tác giả đã xác định vi khuẩn nào tập trung ở đâu, từ đó chỉ ra các loại vi khuẩn gắn liền với một số dạng ung thư nhất định, theo những cách nhất định.

Hầu hết vi khuẩn trong cơ thể người cư trú ở ruột kết. Tuy vậy, ngoài dự liệu, không chỉ khối u ruột kết mới chứa nhiều vi khuẩn.

Các cộng đồng bé nhỏ này cư trú đông đảo trong nhiều loại ung thư khác nhau, tác động đến khối u và môi trường xung quanh theo các cách khác nhau.

Ví dụ, ở bệnh nhân ung thư phổi và nhiễm vi khuẩn Fusso trong quá trình di căn, các nhà khoa học nhận thấy cộng đồng vi khuẩn ở đâu càng đa dạng thì các tế bào khối u lân cận càng mạnh mẽ hơn, lây lan dữ dội hơn.

Ngoài ra, sự hiện diện của vi khuẩn này khiến các bệnh nhân ung thư phổi phản ứng kém hơn với các liệu pháp miễn dịch nhằm điều trị căn bệnh.

Tác dụng của các loài vi khuẩn khác nhau lên các kiểu khối u khác nhau rất đa dạng: cản trở hoặc giúp đỡ bệnh ung thư tiến triển; cản trở hoặc giúp đỡ biện pháp trị liệu. Vì vậy, có thể nói mối quan hệ cộng sinh này có cả mặt tích cực và tiêu cực.

“Công việc của chúng tôi mở ra cánh cửa khám phá các hình thức điều trị mới, chẳng hạn các biện pháp chống lại một số vi khuẩn giúp ích cho khối u” – đồng tác giả Iris Mimpen cho biết.

Công việc này cũng giúp các nhà khoa học hiểu được môi trường phức tạp của các khối u đã hoạt động như thế nào trong bệnh ung thư. Đó là môi trường mà mọi loại tế bào, bao gồm vi khuẩn, sống cùng nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.

Yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư ở người trẻ

Lão hóa sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở người trẻ. Đây là kết quả nghiên cứu mới được công bố tại Mỹ.

yeu to tang nguy co mac ung thu o nguoi tre cee 7138228

Theo nghiên cứu, những người sinh sau năm 1965 có nguy cơ bị lão hóa sớm hơn 17% so với người sinh vào các thập kỷ trước đó.

Kết quả nghiên cứu trên được công bố tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AACR) ở San Diego, California.

Ông Ruiyi Tian – nghiên cứu sinh tại Trường Y thuộc Đại học Washington ở St. Louis cho biết: “Trong lịch sử, cả ung thư và lão hóa đều được coi là mối lo ngại chủ yếu của những người lớn tuổi”.

Trong nghiên cứu, chẩn đoán ở bệnh nhân dưới 55 t.uổi được coi là ung thư khởi phát sớm. Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 148.724 người sử dụng cơ sở dữ liệu Biobank của Vương quốc Anh.

Nhóm nghiên cứu ước tính t.uổi sinh học của mỗi người bằng cách sử dụng 9 dấu ấn sinh học trong m.áu. Sau đó, so sánh với t.uổi theo thời gian của họ. Những người có t.uổi sinh học lớn hơn có nguy cơ mắc ung thư phổi khởi phát sớm cao hơn 42%. Tỷ lệ này đối với ung thư đường tiêu hóa khởi phát sớm hơn là 22% và ung thư tử cung là 36%.

yeu to tang nguy co mac ung thu o nguoi tre b7a 7138228

Chẩn đoán ở bệnh nhân dưới 55 t.uổi được coi là ung thư khởi phát sớm.

Các nhà nghiên cứu cũng xác định, những người sinh sau năm 1965 có nguy cơ bị lão hóa sớm hơn 17% so với những người sinh vào các thập kỷ trước đó.

“Những phát hiện nhấn mạnh rằng, quá trình lão hóa sớm ngày càng phổ biến ở các nhóm sinh kế tiếp. Tình trạng đó có khả năng đóng vai trò là yếu tố nguy cơ quan trọng hoặc yếu tố trung gian cho yếu tố nguy cơ khác nhau liên quan đến môi trường và lối sống, dẫn đến ung thư khởi phát sớm”, nhà nghiên cứu Tian cho biết.

Các nhà nghiên cứu bày tỏ hy vọng, những phát hiện này sẽ dẫn đến những biện pháp can thiệp để làm chậm quá trình lão hóa sinh học như một “con đường mới để phòng ngừa ung thư”.

Nhà nghiên cứu Tian nhấn mạnh, điều quan trọng là thế hệ trẻ phải có ý thức hơn về sức khỏe và xem xét những tác động của quá trình lão hóa nhanh chóng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *