Người bệnh ung thư hạch thường xuyên có dấu hiệu sốt 38 độ C, sụt cân bất thường trong 3-6 tháng, đổ mồ hôi đêm.
Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân xuất hiện thêm biểu hiện co giật, động kinh.
Gần đây người thân của tôi thường xuyên đổ mồ hôi đêm, sốt cao nên đi khám phát hiện ung thư hạch. Xin bác sĩ tư vấn triệu chứng nào nên đi kiểm tra bệnh, ung thư hạch điều trị khó không? (Hoàng Hữu Bình, trú tại đường Cộng Hòa, TP.HCM)
Bác sĩ chuyên khoa 2 Lâm Quốc Trung, Khoa Hóa trị ung thư, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tư vấn:
Ung thư hạch do tổn thương tế bào lympho (tế bào m.áu). Ung thư hạch đứng thứ 14 trong các bệnh ung thư mắc phải, có hai loại lympho và không lympho. Ung thư hạch có thể xuất hiện thêm cơ quan ngoài hạch như đường tiêu hóa, mắt, vòm họng.
Nguyên nhân của bệnh chưa rõ ràng. Người ta đưa ra các yếu tố như đột biến gene, tiếp xúc môi trường độc hại, có hóa chất và t.uổi tác. Người có hệ miễn dịch suy giảm, dùng thuốc ức chế miễn dịch tăng nguy cơ mắc hơn. Hiện nay, bệnh nhân ung thư hạch đến bệnh viện chủ yếu ở giai đoạn muộn.
Bài Viết Liên Quan
- Nhiễm virus ăn thịt sau khi bị côn trùng bí ẩn cắn, cụ bà phải cắt cụt hai chân
- Những ai không nên ăn rau càng cua? Tác hại rau càng cua
- Loại axit trong dạ dày có thể hòa tan kim loại
Đổ mồ hôi đêm dấu hiệu ung thư hạch. Ảnh: Freepik.
Biểu hiện ung thư hạch khá rõ ràng. Người bệnh thường xuyên sốt 38 độ C, sụt cân bất thường trong 3-6 tháng, đổ mồ hôi đêm. Ở giai đoạn muộn bệnh nhân xuất hiện thêm dấu hiệu co giật, động kinh.
Nếu bạn phát hiện trên cơ thể có hạch. Bạn nên theo dõi vì hạch phản ứng sẽ đi liền các bệnh lý như viêm họng, nhiễm virus, đau răng. Hạch mất đi khi dấu hiệu trên khỏi. Bạn sốt cao liên tục mà không có lý do rõ ràng, hãy đến bệnh viện kiểm tra.
Còn hạch cảnh báo ung thư là hạch thường có kích thước to, nổi gồ lên trên bề mặt da, không di động, rắn cứng, xuất hiện thời gian trên một tháng. Khi đó, bạn cần nghĩ tới hạch do ung thư.
Ung thư hạch đang được điều trị bằng hóa chất, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, nhắm trúng đích. Tùy từng giai đoạn, dạng bệnh bác sĩ đưa ra các phác đồ điều trị.
Để phòng ngừa ung thư hạch, người bệnh cần có chế độ ăn phù hợp, hạn chế các yếu tố nguy cơ như tiếp xúc hóa chất, bỏ t.huốc l.á, rượu bia, tái khám theo lời khuyên của bác sĩ.
Di căn ung thư: Xác định những ‘kẻ gây rối’ từ bên trong
Các nhà nghiên cứu từ Viện Ung thư Hà Lan và Viện Oncode đã phân tích hơn 4.000 khối u và lập danh mục chi tiết về các loại vi khuẩn đặc biệt.
Theo SciTech Daily, nhóm tác giả dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu Emile Voest và Lodewyk Wessels đã tìm kiếm các vi khuẩn sống cộng sinh trong khối u di căn của 26 loại ung thư, từ đó làm sáng tỏ sự đa dạng của chúng cũng như cách chúng tương tác với căn bệnh.
Có rất nhiều loài vi khuẩn cộng sinh trong môi trường các loại khối u di căn khác nhau, tác động tích cực hoặc tiêu cực đến bệnh ung thư và quá trình điều trị – Ảnh đồ họa AI
Bằng cách phân tích DNA, họ chứng minh sự hiện diện của những thứ không thuộc về con người – chính là vật liệu từ các vi khuẩn, sau đó tìm hiểu về chúng.
Tiếp theo, sử dụng sức mạnh máy học, các tác giả đã xác định vi khuẩn nào tập trung ở đâu, từ đó chỉ ra các loại vi khuẩn gắn liền với một số dạng ung thư nhất định, theo những cách nhất định.
Hầu hết vi khuẩn trong cơ thể người cư trú ở ruột kết. Tuy vậy, ngoài dự liệu, không chỉ khối u ruột kết mới chứa nhiều vi khuẩn.
Các cộng đồng bé nhỏ này cư trú đông đảo trong nhiều loại ung thư khác nhau, tác động đến khối u và môi trường xung quanh theo các cách khác nhau.
Ví dụ, ở bệnh nhân ung thư phổi và nhiễm vi khuẩn Fusso trong quá trình di căn, các nhà khoa học nhận thấy cộng đồng vi khuẩn ở đâu càng đa dạng thì các tế bào khối u lân cận càng mạnh mẽ hơn, lây lan dữ dội hơn.
Ngoài ra, sự hiện diện của vi khuẩn này khiến các bệnh nhân ung thư phổi phản ứng kém hơn với các liệu pháp miễn dịch nhằm điều trị căn bệnh.
Tác dụng của các loài vi khuẩn khác nhau lên các kiểu khối u khác nhau rất đa dạng: cản trở hoặc giúp đỡ bệnh ung thư tiến triển; cản trở hoặc giúp đỡ biện pháp trị liệu. Vì vậy, có thể nói mối quan hệ cộng sinh này có cả mặt tích cực và tiêu cực.
“Công việc của chúng tôi mở ra cánh cửa khám phá các hình thức điều trị mới, chẳng hạn các biện pháp chống lại một số vi khuẩn giúp ích cho khối u” – đồng tác giả Iris Mimpen cho biết.
Công việc này cũng giúp các nhà khoa học hiểu được môi trường phức tạp của các khối u đã hoạt động như thế nào trong bệnh ung thư. Đó là môi trường mà mọi loại tế bào, bao gồm vi khuẩn, sống cùng nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.