Vitamin D có vai trò rất quan trọng với sức khỏe. Việc thiếu hụt vitamin D có thể gây một số bệnh về xương khớp, răng miệng, hệ miễn dịch suy giảm…
Vậy đâu là dấu hiệu thiếu vitamin D và cần phải bổ sung ngay?
1. Vitamin D giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh tật
Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương, răng, hỗ trợ làm tăng quá trình hấp thu canxi và phospho tại đường tiêu hóa.
Vitamin D cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh lý: Cảm cúm, bảo vệ hệ thống tim mạch, hạn chế tình trạng xơ vữa mạch m.áu, ngăn ngừa loãng xương, giúp xương trở nên chắc khỏe hơn, tránh tình trạng xương đau nhức, hạn chế mắc phải bệnh đa xơ cứng, giảm thiểu khả năng mắc phải một số bệnh ung thư…
Bài Viết Liên Quan
- Còn hơn 30 triệu liều vắc xin ‘trong kho’, Bộ Y tế ra ‘tối hậu thư’ cho các địa phương
- 5 biểu hiện ở môi ngầm cảnh báo con gái đang mắc bệnh phụ khoa, cần nâng cao sức khỏe cơ thể ngay
- Thực hư thông tin ăn rau ngải gây sảy thai?
Vitamin D giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.
2. Các dấu hiệu cần bổ sung vitamin D
– Mệt mỏi:Nhiều nghiên cứu cho thấy, nồng độ vitamin D trong m.áu thấp có thể gây mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
– Miễn dịch kém: Vitamin D có thể giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động khỏe mạnh để chống lại các bệnh n.hiễm t.rùng. Nếu thường xuyên mắc cúm hoặc cảm lạnh có khả năng là nồng độ vitamin D trong m.áu thấp nên khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh.
– Chậm lành vết thương: Nghiên cứu cho thấy mức độ vitamin D trong m.áu không đủ có thể dẫn đến chậm lành vết thương sau phẫu thuật, chấn thương hoặc n.hiễm t.rùng.
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, hỗ trợ sức khỏe của xương, thúc đẩy xương khỏe mạnh. Do đó, việc thiếu vitamin này cũng khiến các trường hợp bị gãy xương lâu lành hơn.
– Đau và nhức cơ: Vitamin D có mặt trong cơ quan thụ cảm đau nociceptors. Sự thiếu hụt vitamin D sẽ gây nên những cơn đau. Nghiên cứu cho thấy, ở những người bị đau cơ khi được bổ sung vitamin D có thể giảm đau trung bình khoảng 57%.
Vitamin D có nhiều trong thực phẩm.
– Rụng tóc:Vitamin D có liên quan mật thiết đến sức khỏe của tóc. Thiếu vitamin D khiến tóc khó mọc, mọc chậm, dễ gãy rụng.
– Mắc bệnh về xương khớp: Thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương, dẫn đến cảm giác đau nhói hoặc đau nhức trong xương, đặc biệt là ở đầu gối và lưng.
Những người không có đủ vitamin quan trọng này có thể bị còi xương, loãng xương, đau xương và tăng nguy cơ gãy xương.
– Mất xương: Nghiên cứu cho thấy, vitamin D có liên quan đến mật độ khoáng xương thấp. Mật độ xương thấp là một dấu hiệu cho thấy xương đã mất canxi và khoáng chất khác. Điều này khiến cho người lớn t.uổi, đặc biệt là phụ nữ có nguy cơ gãy xương cao hơn.
– Mắc bệnh đái tháo đường loại 2: Lượng vitamin D thấp có thể góp phần gây ra tình trạng kháng insulin. Do đó, cần cân nhắc bổ sung cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 bị thiếu vitamin.
Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần đi khám để xác định mức thiếu vitamin D, để bổ sung kịp thời.
3. Bổ sung vitamin D thế nào để vừa hiệu quả mà an toàn?
Tắm nắng là cách đơn giản nhất để bổ sung vitamin D. Ngoài ra có thể bổ sung vitamin D thông qua các loại thực phẩm như: Cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá kiếm, dầu gan cá tuyết, ngũ cốc, sữa tươi, sữa chua, phô mai, tôm, trứng, thịt đỏ…
Nếu chế độ ăn không đủ vitamin D có thể cân nhắc bổ sung viên uống tổng hợp. Tùy từng trường hợp sẽ có lượng vitamin D cần bổ sung khác nhau:
– Với trẻ dưới 1 t.uổi cần 400 IUvitamin D/ngày.
– Với trẻ trên 1 t.uổi, thanh thiếu niên, người trưởng thành dưới 70 t.uổi: 600 IU/ngày.
– Người trên 70 t.uổi: 800 IU/ngày.
– Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: 600 IU/ngày.
Lưu ý, thừa vitamin D sẽ gây ra các tác dụng phụ có hại cho cơ thể. Do đó, chỉ nên bổ sung khi có ý kiến của bác sĩ.
Vitamin nào tốt cho xương khớp?
Vitamin là những dưỡng chất quan trọng để duy trì sự chắc khỏe của hệ xương khớp. Vậy vitamin nào tốt cho xương khớp?
Vitamin có trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống, các hoạt động trong cơ thể, trong đó có sức khỏe của hệ xương khớp. Việc bổ sung đủ vitamin sẽ giúp duy trì cấu trúc toàn vẹn của xương khớp, hỗ trợ tính linh hoạt, hoạt động trơn tru của khớp, đồng thời giảm tình trạng đau nhức xương khớp và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý có liên quan tới xương khớp.
Một số vitamin tốt cho sức khỏe xương khớp :
1. Vitamin D
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và ngăn ngừa loãng xương. Mặc dù cơ thể có thể tạo ra một số vitamin D thông qua ánh nắng mặt trời nhưng nhiều người vẫn bị thiếu vitamin D. Mức vitamin D thấp có thể gây ra bệnh còi xương, nhuyễn xương và loãng xương.
Việc kết hợp canxi và bổ sung vitamin D giúp giảm nguy cơ gãy xương và có thể là phương pháp điều trị hiệu quả cho các trường hợp loãng xương. Đối với nhiều người, khoảng 15 phút phơi nắng trên vùng da hở mỗi ngày có thể đủ để sản xuất đủ lượng vitamin D cần thiết. Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng nguy cơ ung thư da do tiếp xúc với tia UV quá mức. Do đó, nên bổ sung vitamin D qua thực phẩm hoặc chất bổ sung.
Với người trưởng thành, nhu cầu vitamin D là từ 15 đến 20 microgam/ngày. Với người trên 70 t.uổi, có thể cần dùng liều cao hơn.
Vitamin D có rất nhiều trong dầu gan cá tuyết, cá hồi, cá chích, cá mòi. lòng đỏ trứng, sữa, hải sản có vỏ, ngũ cốc dinh dưỡng…
Vitamin có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe hệ xương khớp.
2. Vitamin A
Vitamin A không chỉ quan trọng đối với thị lực mà còn góp phần giúp xương chắc khỏe. Mặc dù có tác dụng tốt đối với sức khỏe xương khớp, nhưng tiêu thụ quá nhiều vitamin A (hơn 3.000mcg hoặc 10.000 IU/ngày) có thể gây mất xương. Mỗi ngày nhu cầu vitamin A cần thiết cho cơ thể là 10.000 UI.
Các loại rau lá xanh, trái cây và rau quả màu vàng, cam là nguồn thực phẩm giàu vitamin A có thể nhận được từ chế độ ăn uống hàng ngày.
3. Vitamin B12
Hàm lượng vitamin B12 thấp có thể làm cho xương giòn và tăng nguy cơ gãy xương. Bổ sung vitamin B12 sẽ giúp tăng cường mật độ xương khoáng chất trong cơ thể.
Nên dùng khoảng 2,4 microgam vitamin B12 mỗi ngày. Vitamin B12 có nhiều trong các loại cá và thịt gia cầm.
4. Vitamin C
Vitamin C giúp giảm nguy cơ viêm khớp và duy trì khớp khỏe mạnh. Lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày là 75 miligam đối với phụ nữ và 90 miligam đối với nam giới.
Vitamin C có nhiều trong cam, bưởi, chanh, dâu tây, xoài, dứa, ớt chuông…
5. Vitamin K
Vitamin K là một coenzym cần thiết để tạo ra các protein liên quan đến quá trình chuyển hóa xương, tái tạo xương. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, tiêu thụ đủ vitamin K có thể cải thiện mật độ khoáng của xương, làm chậm quá trình thoái hóa xương và giảm nguy cơ gãy xương.
Vitamin K có hai dạng chính: Vitamin K1 và vitamin K2. Chế độ ăn uống ít vitamin K1/vitamin K2 làm tăng nguy cơ có mật độ khoáng xương thấp hơn và nguy cơ gãy xương cao hơn.
Vitamin K có nhiều trong các loại rau lá xanh như cải xanh, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh và đậu nành.
Mặc dù vitamin có hiệu quả cao trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe của xương, nhưng bổ sung vitamin lại không phải là giải pháp phù hợp cho tất cả mọi người. Mỗi người lại có chế độ ăn uống, lối sống và tình trạng sức khỏe khác nhau. Do đó, trước khi muốn dùng các chất bổ sung cần trao đổi với bác sĩ. Việc sử dụng vitamin và chất bổ sung cần thận trọng và chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.