Nữ bệnh nhân mắc hội chứng hiếm luôn dương tính với nồng độ cồn khi xét nghiệm nước tiểu.
Người phụ nữ 61 t.uổi cần được ghép gan do bị xơ gan. Nhưng các bác sĩ đã rất bối rối khi nước tiểu của bệnh nhân liên tục cho kết quả dương tính với nồng độ cồn mặc dù bà phủ nhận việc uống rượu. Ca bệnh trên được chia sẻ trên tạp chí Annals of Internal Medicine.
Bài Viết Liên Quan
- Đừng chủ quan với dị ứng, chúng có thể dẫn đến những chứng bệnh tồi tệ!
- Bé 3 t.uổi bị đột quỵ: Có thường gặp, làm sao nhận biết?
- Phát hiện nhóm bài tập thể dục giúp sống thọ hơn
Các bác sĩ đã giải oan cho người phụ nữ luôn dương tính nồng độ cồn dù không uống rượu bia. Ảnh minh họa: Coastaldetox
Các chuyên gia tại Trường Y thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ) phát hiện ra rằng người phụ nữ 61 t.uổi đã nói sự thật. Bà không hề sử dụng rượu mà mắc một căn bệnh hiếm gặp dẫn tới nồng độ cồn bất thường. Theo đó, vi khuẩn trong bàng quang của người phụ nữ lên men glucose (đường) thành rượu.
Tình trạng của người phụ nữ này tương tự như một chứng rối loạn hiếm gặp gọi là “hội chứng nhà máy bia tự động” (ABS) khi vi khuẩn trong đường tiêu hóa chuyển hóa carbohydrate thành rượu. Các trường hợp mắc ABS đầu tiên được ghi nhận ở Nhật vào năm 1970 và 10 năm sau đó ở Mỹ.
Bệnh nhân có cồn trong m.áu hoặc có triệu chứng nhiễm độc. Theo Live Science, những người bị ABS có thể say chỉ vì ăn carbs ( tinh bột, đường).
Trong khi đó, người phụ nữ trên không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào khi bàng quang của cô sản sinh ra rượu. Tình trạng của bà hiếm đến mức còn chưa có tên. Các bác sĩ đề xuất gọi là “hội chứng tự sản xuất bia trong nước tiểu” hay “hội chứng lên men bàng quang”.
Theo USA Today, sau khi các bác sĩ cố gắng loại bỏ nấm men không thành công, người phụ nữ được chẩn đoán mắc chứng ABS tiết niệu.
Kenichi Tamama, Giám đốc y tế Phòng thí nghiệm Độc chất lâm sàng, Trung tâm Y tế Pittsburgh, cho biết ông rất vui vì nhóm của mình đã nỗ lực để chẩn đoán chính xác cho bệnh nhân này: “Chúng tôi đã làm sáng tỏ tình hình và điều đó hữu ích với bà ấy vì chẩn đoán lạm dụng rượu khiến bệnh nhân ám ảnh”.
Ông hy vọng phát hiện này sẽ mang lại nhận thức cho cộng đồng y tế và giúp đỡ những bệnh nhân gặp phải tình trạng hiếm gặp này nhưng bị coi là mắc chứng rối loạn sử dụng rượu.
Những lý do khiến hơi thở có cồn dù không uống rượu bia
Tiêu thụ một số đồ ăn, thức uống hoặc mắc hội chứng hiếm gặp có thể khiến hơi thở có mùi rượu.
Nhiều người lo ngại có thể bị oan khi cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Thị Kim Chi, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) giải thích về lý do khiến hơi thở có nồng độ cồn dù bạn không uống rượu bia và các vấn đề liên quan:
Hơi thở có cồn dù không uống rượu bia
Ngoài việc uống rượu hoặc bia, tiêu thụ một số loại đồ ăn và thức uống khác có thể khiến hơi thở của bạn có mùi cồn. Có thể kể đến những loại trái cây có hàm lượng đường cao như vải, dứa, sầu riêng,… khi chín quá mức sẽ bị lên men (glucose chuyển hóa thành rượu).
Một số trường hợp hiếm gặp ở người bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc người mắc hội chứng tự sinh rượu (hội chứng say không do uống rượu) cũng có thể khiến hơi thở có nồng độ cồn.
Một số món ăn và thức uống có thể chứa lượng nhỏ rượu sau khi đã nấu chín hoặc nước cạn. Thịt hấp nấu có bia rượu sẽ giữ lại 85% lượng cồn, thịt ướp giữ 70% lượng cồn, phải nấu kỹ 150 phút thì lượng cồn mới giảm xuống còn 5% so với khi sơ chế.
Nhiều người lo lắng khi ăn trái cây có thể khiến hơi thở có cồn. Ảnh minh hoạ: Pixabay.
Ngoài ra, tiêu thụ lượng lớn các món ăn được chế biến bằng rượu như tiramisu, bánh rum, hay các loại sốt có chứa cồn, có thể gây nồng độ cồn trong hơi thở. Các nước trái cây lên men như kefir hoặc kombucha chứa một lượng nhỏ cồn do quá trình lên men tự nhiên.
Bên cạnh đó, có khoảng 130 chế phẩm thuốc chữa bệnh, 14 chế phẩm vitamin, được bào chế dưới dạng dung dịch hoặc các loại nước súc miệng mà thành phần có cồn.
Tuy nhiên, nồng độ cồn trong những sản phẩm này thường rất thấp và không gây ra ảnh hưởng lớn đối với nồng độ cồn trong hơi thở, trừ khi bạn tiêu thụ lượng lớn trong một thời gian ngắn. Kỹ thuật hiện nay của cảnh sát giao thông hoàn toàn có thể loại trừ được.
Sự khác biệt khi đo nồng độ cồn trong hơi thở và trong m.áu
Việc đo nồng độ cồn trong m.áu và trong hơi thở là hai phương pháp thường được sử dụng để kiểm tra mức cồn trong cơ thể của một người sau khi tiêu thụ cồn.
Nồng độ cồn trong m.áu có thể tăng hoặc giảm dựa trên quá trình trao đổi cồn trong cơ thể. Trong khi đó, nồng độ cồn trong hơi thở thường phản ánh tình trạng tức thời, thay đổi nhanh chóng khi cồn được tiêu hóa và loại bỏ ra khỏi cơ thể.
Nồng độ cồn trong m.áu được xem là phương pháp đo chính xác hơn để xác định nồng độ cồn thực sự trong cơ thể, thường được sử dụng trong các tình huống pháp lý. Còn nồng độ cồn trong hơi thở có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài như thức ăn, nước uống…
Mức nồng độ cồn tùy thuộc vào mỗi người và cơ địa, giới hạn sức khỏe, khả năng tiếp nhận và đào thải rượu bia khác nhau. Một số người có thể mất tỉnh táo và bị ảnh hưởng đến kỹ năng lái xe ở mức nồng độ cồn thấp hơn so với người khác.
Trong nhiều trường hợp, cơ quan chức năng sử dụng nồng độ cồn trong hơi thở để kiểm tra sự tỉnh táo của người lái xe, sau đó xác định nồng độ cồn trong m.áu để xác định vi phạm.