Dù mới 28 t.uổi nhưng một cô gái ở TP.HCM đã suy thận mạn, phải chạy thận định kỳ. Thậm chí có trường hợp người 16 t.uổi tới khám, điều trị về bệnh thận.
Chị P.T.Y. (sinh năm 1996, ngụ TP.HCM) có thói quen thường xuyên uống trà sữa lề đường từ khi học cấp III, khoảng 2-3 ly mỗi ngày. Có ngày chị Y. không ăn cơm, chỉ uống trà sữa.
Hơn một năm trước, chị Y. nhập Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong tình trạng phù toàn thân, khó thở, chức năng thận giảm thấp. Đồng thời, chị có biểu hiện các biến chứng của suy thận mạn phải chạy thận cấp cứu.
Bài Viết Liên Quan
- Muốn ăn món lẩu gà ngon, bổ thì cần tránh xa những loại rau quen thuộc này
- Nghệ An triển khai cấp bách các giải pháp phòng, chống bệnh dại
- Em bé có số quả thận nhiều khác thường, cả thế giới ghi nhận 100 ca
Bác sĩ Vũ Thị Minh Hoa đang khám cho một bệnh nhân trẻ bị suy thận tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Ảnh: T.P.
Chị Y được theo dõi tổn thương thận cấp nghi do độc chất, theo dõi bệnh thận mạn giai đoạn 5, tăng huyết áp, thiếu m.áu, chạy thận cấp cứu. Sau hơn 3 tháng, các bác sĩ ghi nhận chức năng thận của bệnh nhân không phục hồi, xác định đã suy thận mạn giai đoạn cuối. Hiện bệnh nhân đang chạy thận định kỳ tại bệnh viện.
Cũng chạy thận định kỳ tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là anh N.M.T. (sinh năm 1999). Theo bệnh án, anh T. có thói quen uống khoảng 10 lon nước ngọt/ngày trong hơn 5 năm.
Tháng 3 vừa qua, anh T. có triệu chứng mệt, mờ mắt, đau đầu, huyết áp cao nhưng không đi khám. Hai tuần sau thấy mệt nhiều hơn, đi khám tại một bệnh viện, anh được chẩn đoán tổn thương thận cấp. Bệnh nhân về nhà tự uống cỏ mực trong 4-5 ngày nhưng không cải thiện.
Khi anh T. đến khám tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân bị phù hai chân, nhìn mờ, chức năng thận giảm thấp, chẩn đoán mắc hội chứng thận hư, thận viêm. Tầm soát toàn bộ các xét nghiệm về các bệnh lý khác có thể gây ra suy thận ở người trẻ đều âm tính, đồng thời bệnh nhân có biểu hiện các biến chứng của suy thận mạn. Bác sĩ xác định bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận định kỳ.
Mới đây nhất, vào đầu tháng 4, bệnh viện tiếp nhận một trường hợp thanh niên 25 t.uổi suy thận cấp, phải chạy thận cấp cứu. Bệnh nhân này cũng thường xuyên uống nước ngọt, khoảng 2-3 lon/ngày trong nhiều năm. Sau khi ổn định chức năng thận, bệnh nhân được cho ra viện nhưng chỉ khoảng 1 tuần sau đã tiếp tục nhập viện vì thận lại tổn thương, phù nề, bí tiểu.
Bệnh nhân trẻ chạy thận ngày càng nhiều
Theo BSCKII Vũ Thị Minh Hoa, Trưởng khoa Thận – Lọc m.áu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh nhân trẻ đến khám thận có tăng so với trước. Khoa đang có khoảng 320 bệnh nhân chạy thận định kỳ, trong đó 15% có t.uổi từ 19-40 (trước đây bệnh thường xuất hiện ở độ t.uổi ngoài 60).
Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, Khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận khoảng 400 bệnh nhân lọc m.áu chạy thận định kỳ. Bệnh nhân dưới 35 t.uổi có khoảng 60 người, chiếm 15% tổng số người chạy thận.
Tại Khoa Nội thận – Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đang điều trị cho hơn 100 bệnh nhân nội trú và khám từ 300-400 bệnh nhân ngoại trú mỗi ngày. Trong đó, bệnh nhân trẻ đến khám chiếm khoảng 20%, cá biệt có những bệnh nhân mới chỉ 16 t.uổi.
Bệnh nhân suy thận mạn phải chạy thận, lọc m.áu định kỳ 3 lần/tuần. Ảnh: B.D.
Bác sĩ Hoa cho biết trước đây, bệnh nhân trẻ mắc suy thận chủ yếu do bệnh lý bẩm sinh, bệnh lý tiềm ẩn (miễn dịch) âm thầm gây tổn thương thận hay bệnh lý di truyền (thận đa nang). Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, bệnh viện ghi nhận nhiều người trẻ suy thận cấp do sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, tự uống thuốc điều trị thời gian dài, dinh dưỡng không hợp lý…
“Bệnh nhân suy thận cấp phải lọc m.áu cấp tính, sau điều trị chức năng thận có phục hồi so với lúc cấp cứu nhưng sau này đa số vẫn suy thận mạn giai đoạn 2, 3, 4, không trở về như bình thường. Một số rơi vào tình trạng suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận định kỳ” – bác sĩ Hoa nói.
Thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có thêm 8.000 người bị bệnh thận. Hiện cả nước có hàng triệu người suy thận các mức độ và khoảng 26.000 người phải chạy thận nhân tạo.
Người đàn ông 50 t.uổi mới biết mình chỉ có một quả thận
Khi được bác sĩ thông báo mình chỉ có một quả thận, suy thận kèm với bướu phát triển dạng ung thư, người đàn ông ở Bến Tre ‘không còn thiết sống’.
Người rơi vào tình cảnh trên là ông B.X.B (trú tại Bến Tre). Khi thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, sụt cân không rõ nguyên nhân, bệnh nhân đã đến viện thăm khám. Bác sĩ xác định ông bẩm sinh chỉ có một quả thận, suy thận mạn giai đoạn 5, phải lọc m.áu định kỳ và có bướu phát triển dạng ung thư tế bào thận.
Khi nghe tin dữ, ông B. “không còn thiết sống nữa” vì sợ phải cắt thận hoặc sống với khối bướu ngày càng lớn lên. Được gia đình động viên, ông tiếp tục đến Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) thăm khám. Qua siêu âm, bác sĩ xác định người bệnh có bướu ở 1/3 giữa mặt trước thận độc nhất, kích thước khoảng 20mm x 20mm.
Theo các bác sĩ, dù chức năng thận đã suy giảm và cần lọc m.áu định kỳ nhưng ông B. vẫn đi tiểu được khoảng hơn 1 lít mỗi ngày. Nhờ đó, cơ thể vẫn duy trì sự cân bằng nội môi, hỗ trợ điều hòa tim mạch, duy trì huyết áp bình thường.
Bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm đ.ánh giá chức năng thận, chụp cắt lớp điện toán có cản quang để đ.ánh giá hình ảnh giải phẫu học, vị trí bướu và hệ thống mạch m.áu. Sau khi đ.ánh giá kỹ lưỡng, bác sĩ quyết định phẫu thuật nội soi cắt bướu bảo tồn phần thận lành còn lại cho ông B.
Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt bướu bảo tồn thận tại Bệnh viện Bình Dân. Ảnh: BVCC.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Phú Phát, Trưởng khoa Niệu A, Bệnh viện Bình Dân cho biết thực tế, cắt thận toàn phần là lựa chọn dễ dàng hơn cho bác sĩ nhưng ảnh hưởng đến chất lượng sống của ông B.
Bác sĩ Phát lý giải khi mất đi quả thận duy nhất, người bệnh không còn giữ được khả năng lọc m.áu và chức năng bài tiết nước tiểu, dễ rối loạn điện giải, mất cân bằng nội môi, dễ rối loạn tim mạch… Cơ hội để người bệnh có thể được ghép thận về sau cũng giảm đi.
Về mặt tâm lý, người bệnh dễ rơi vào hụt hẫng và rối loạn sinh hoạt. Do đó, các bác sĩ đã cân nhắc rất kỹ và quyết định cắt trọn bướu, tránh nguy cơ bướu xâm lấn và bảo tồn thận lành cho ông B.
Ca phẫu thuật nội soi được thực hiện thành công sau khoảng 2,5 giờ. Người bệnh hồi phục khá nhanh, ăn uống được vào ngày hậu phẫu thứ nhất và xuất viện vào ngày thứ 5.
Bác sĩ Phát cho biết thận độc nhất là tình trạng người sinh ra chỉ có một bên thận, hoặc đã cắt bỏ một thận hoặc đã hiến thận, tỷ lệ khoảng 1/1.000 và thường gặp ở nam giới hơn. Thận độc nhất vẫn hoạt động tăng cường và thực hiện 75% chức năng so với có hai thận. Người bẩm sinh chỉ có thận độc nhất hoặc mất thận từ nhỏ sẽ phải đối diện với nguy cơ thận mất dần chức năng và tăng huyết áp.
Người có thận độc nhất có thể sống trọn đời như bình thường nhưng khi gặp vấn đề chấn thương hay ung thư thận, họ có nguy cơ cao mất hoàn toàn chức năng thận. Vì vậy, người có thận độc nhất cần khám sức khỏe định kỳ hằng năm để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và điều trị kịp thời.