Người phụ nữ thường xuyên đau lưng ê ẩm, kéo dài nhiều năm. Đến khi chụp CT mới phát hiện có vòng tránh thai lạc trong ổ bụng.
Ngày 15/4, theo thông tin từ Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM), đơn vị này vừa tiếp nhận hai trường hợp phải can thiệp lấy vòng tránh thai lạc trong ổ bụng.
Người đầu tiên là bà V.T.T., 52 t.uổi, đặt vòng tránh thai chứa đồng vào năm 2020. Sau khi đặt vòng được 5 tháng, bà T. bắt đầu thấy đau mỏi lưng. Kết quả chụp X-quang khi khám sức khỏe tại cơ quan phát hiện có 2 vòng tránh thai.
Sau đó, bà T. đi siêu âm kiểm tra lại, thấy chỉ có một vòng tránh thai nằm đúng vị trí trong tử cung. Suốt 4 năm, người phụ nữ vẫn thường xuyên đau ê ẩm lưng và vùng bụng dưới nhưng đi khám siêu âm không ghi nhận bất thường.
Gần một tháng trở lại đây, người bệnh thấy đau bụng dưới liên tục, đi khám tại Bệnh viện Quân y 175 chụp CT Scan ổ bụng chẩn đoán có 2 vòng tránh thai. Một vòng nằm đúng vị trí trong tử cung. Chiếc còn lại lạc trong ổ bụng nằm giữa tử cung và bàng quang. Ngay sau đó, chị T. được chỉ định nhập viện và điều trị.
Trường hợp thứ 2 là N.T.N.Y., 24 t.uổi, mổ lấy thai tháng 9/2022. Sau mổ 2 tháng, chị Y. đi đặt vòng tránh thai chứa đồng, không đi khám phụ khoa kiểm tra vòng theo lịch hẹn.
Gần đây, người bệnh thường xuyên đau bụng lâm râm vùng hạ vị, đi khám kiểm tra tại bệnh viện phát hiện vòng tránh thai chữ T xuyên qua cơ tử cung tại vị trí sẹo mổ đẻ cũ, 2 nhánh của vòng dính sát thành bàng quang.
Bài Viết Liên Quan
- Bị téc nước rơi trúng, người phụ nữ nát ngực, gãy xương sống, xương sườn
- Các nhà khoa học phát hiện ra một nguyên tắc ăn uống để không tăng cân mà còn sống lâu hơn 20 năm
- Khối u lớn chèn ép tủy sống chàng trai
Vòng tránh thai xuyên cơ tử cung nữ bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Cả 2 trường hợp đều được các bác sĩ phẫu thuật nội soi thành công trong 30 phút, sử dụng kháng sinh dự phòng. Bệnh nhân hồi phục sức khỏe tốt, xuất viện sau một ngày.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Huyền Trang, Phó chủ nhiệm khoa Phụ Sản, vòng tránh thai có thể di trú trong ổ bụng, cài cắm ở thành trước cơ tử cung, xuyên bàng quang, hoặc nằm trong quai ruột, thậm chí đi lạc vào trong cơ quan mạch m.áu vùng chậu.
Vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng nếu không được phát hiện và gắp ra ngoài có thể gây những biến chứng như viêm phúc mạc, n.hiễm t.rùng huyết… ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bác sĩ Trang khuyến cáo chị em sau khi đặt dụng cụ tránh thai phải thường xuyên kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường để tránh việc vòng tránh thai lạc chỗ hoặc gây viêm nhiễm.
Hy hữu: Vòng tránh thai ‘đi lạc’ hơn 25 năm gây sỏi tại bàng quang
Chị M.H, 50 t.uổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM, đặt vòng tránh thai từ năm 1990, sau 5 năm chị tháo vòng và sinh con thứ 2 vào năm 1996.
Khoảng 2 tháng trở lại đây, chị cảm thấy tiểu buốt khó chịu nên đi khám tại một bệnh viện, chụp X-quang phát hiện vòng tránh thai đi lạc vào ổ bụng và bàng quang, tạo sỏi.
Chị cho biết khá bất ngờ trước kết quả khám, vì ngày trước đã đến một cơ sở y tế tháo vòng tránh thai và sinh thêm con.
Ngày 24.8, ThS.BS Ngô Thị Bình Lụa, Trung tâm Sản phụ khoa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, hình ảnh CT scan vùng bụng chậu thể hiện rõ trong ổ bụng chị có vòng chữ T di trú. Một phần cắm xuyên một phần bàng quang, phần còn lại đi vào ổ bụng, áp vào thành bụng, tạo sỏi.
Bác sĩ quyết định phẫu thuật nội soi ổ bụng gắp dị vật là vòng tránh thai cắm chặt vào thành bụng, kết hợp nội soi bàng quang tán sỏi bằng công nghệ laser.
Vòng tránh thai gãy thành nhiều đoạn được gắp ra khỏi người bệnh nhân. Ảnh BVCC
Khi tán sỏi, bác sĩ phát hiện trên bàng quang bệnh nhân có 2 viên sỏi kích thước lớn, trong đó, một viên nhân sỏi là dây vòng tránh thai. Viên sỏi còn lại là một nhánh của vòng chữ T. Trước khi kết thúc cuộc mổ, các bác sĩ đã kiểm tra kỹ lưỡng, ghép đủ bộ phận dây, phần cấu tạo chữ T của vòng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân khỏe, ổn định, nhanh chóng xuất viện.
ThS.BS Lụa cho biết thêm, vòng tránh thai di trú là trường hợp hiếm gặp ở phụ nữ lớn t.uổi thực hiện kế hoạch hóa gia đình cách đây vài thập niên. Thỉnh thoảng, vòng tránh thai có thể di trú trong ổ bụng, cài cắm ở thành cơ tử cung, hoặc xuyên bàng quang gây thủng ruột, thủng bàng quang hoặc nằm trong quai ruột. Một số trường hợp hiếm gặp vòng đi lạc trong cơ quan mạch m.áu vùng chậu. Nếu “đi lạc” quá lâu năm vào bàng quang tạo thành sỏi bàng quang.
Phụ nữ có vòng tránh thai di trú sẽ có một số biến chứng rất hiếm gặp như viêm phúc mạc, n.hiễm t.rùng huyết, ảnh hưởng sức khỏe nếu không kịp thời phát hiện, gắp bỏ dị vật.
Do đó, bác sĩ Lụa khuyến cáo, khi đặt vòng tránh thai, chị em nên tuân thủ các mốc hẹn tái khám của bác sĩ. Cụ thể, sau một tháng sạch kinh và định kỳ 3 tháng, 6 tháng kiểm tra một lần hoặc tái khám với bác sĩ sản khoa ngay nếu có triệu chứng sốt, đau bụng dưới, ra dịch tiết bất thường.