Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị rôm sảy
Rôm sảy là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ. Nguyên nhân chủ yếu do tuyến mồ hôi ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, khi tiết mồ hôi nhiều, đặc biệt vào mùa nóng, các lỗ chân lông dễ bị tắc nghẽn, dẫn đến ứ đọng mồ hôi dưới da, hình thành các nốt rôm sảy.
Một số yếu tố khác cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ rôm sảy như: môi trường nóng bức, ẩm ướt; mặc quần áo quá chật, bí; sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp…
Ngoài ra, chế độ ăn uống kém cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể và việc bài tiết mồ hôi. Cả hai đều là yếu tố phát sinh và làm nặng thêm tình trạng rôm sảy.
Một chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng suy giảm, da dễ bị tổn thương, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, trong đó có rôm sảy.
Bên cạnh đó, nếu thực đơn hằng ngày của trẻ có nhiều thực phẩm có tính nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt khiến cơ thể nóng bức, đổ mồ hôi nhiều hơn, dẫn đến tình trạng rôm sảy nặng hơn.
Ăn thực phẩm có tính nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt dễ gây rôm sảy.
2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể trẻ bị rôm sảy
BSCKII. Nguyễn Thị Kim Oanh – Khoa Da liễu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị rôm sảy cần tăng cường nước, khoáng chất, vitamin trong rau củ quả, hạn chế đồ ngọt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, giàu vitamin C, A, E, kẽm… có thể giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bảo vệ da chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài, từ đó giảm nguy cơ bị rôm sảy.
Người bị bệnh rôm sảy nên ăn những thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt như rau xanh, trái cây giúp cơ thể bài tiết mồ hôi tốt hơn và giảm bớt tình trạng rôm sảy. Bổ sung thực phẩm cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột như sữa chua để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cần hạn chế ăn các thực phẩm có tính nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt như: các loại thịt đỏ, đồ ăn cay nóng (ớt, tiêu…), đồ ăn nhiều dầu mỡ (đồ chiên rán, thức ăn nhanh…), đồ ngọt (nước ngọt có gas, bánh kẹo, kem…).
Theo BS. Trần Đồng (BV Sản Nhi Vĩnh Phúc), nguyên tắc xử trí bệnh rôm sảy là giữ cơ thể mát mẻ, thoáng khí, hạn chế mồ hôi tiết ra, chống viêm da.
Ngoài các biện pháp vệ sinh da, tránh làm trầy xước các mụn để phòng ngừa n.hiễm t.rùng da, cần cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mát, nhiều vitamin. Cho trẻ uống đủ nước, hạn chế uống các loại nước ngọt. Có thể uống nước ép trái cây, nước sắn dây, nước chanh, nước cam…
Dưới đây là một số dưỡng chất cần thiết cho người bị rôm sảy:
Uống đủ nước
Nước giúp thanh lọc cơ thể, giải độc và giúp da bài tiết mồ hôi tốt hơn, từ đó làm giảm bớt tình trạng rôm sảy. Người bị rôm sảy nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc nước canh rau.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ da chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: cam, bưởi, kiwi, dâu tây, ớt chuông, bông cải xanh…
Vitamin A
Vitamin A giúp da khỏe mạnh, mềm mại và mịn màng. Các thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: cà rốt, khoai lang, gan động vật, trứng, sữa…
Vitamin E
Vitamin E chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi các tác hại của môi trường gây bệnh rôm sảy. Nguồn thực phẩm giàu vitamin E bao gồm: dầu thực vật, các loại hạt, bơ…
Kẽm
Kẽm hỗ trợ quá trình tái tạo da, giúp da nhanh chóng phục hồi sau khi bị tổn thương. Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm: hàu, sò, cua, thịt bò, các loại hạt…
3. Gợi ý một số thực phẩm tốt cho trẻ bị rôm sảy
Các loại rau xanh có tính mát
Rau mồng tơi có tính mát, thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp trẻ bài tiết mồ hôi tốt hơn.
Rau bina có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm dịu da.
Rau cải xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Rau má có tính mát, thanh nhiệt, giải độc và làm mát da, giúp giảm ngứa và làm dịu da cho trẻ.
Rau diếp cá có tính mát, thanh nhiệt, giải độc và sát khuẩn, giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa n.hiễm t.rùng cho trẻ.
Trái cây
Trái cây họ cam quýt như cam, bưởi… chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Dưa hấu chứa nhiều nước, thanh nhiệt, giải độc và cung cấp độ ẩm cho da.
Dưa lê chứa nhiều nước, thanh nhiệt, giải độc và làm mát da.
Thanh long chứa nhiều vitamin C tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Dâu tây chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt, một số chất chống oxy hóa được tìm thấy trong dâu tây bao gồm vitamin C và carotenoids, lutein và carotenes được chứng minh có lợi cho sức khỏe và làn da.
Nước trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C tốt cho trẻ bị rôm sảy.
Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe đường ruột vì nó cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ, giúp chống lại các bệnh n.hiễm t.rùng và chống lại sự tấn công của vi khuẩn có hại.
Nước rau má
Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng làm món ăn, nước uống mát bổ trong mùa hè. Trong y học cổ truyền, rau má là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu… dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa mụn nhọt, rôm sảy…
Người bị rôm sảy có thể dùng khoảng 50g rau má rửa sạch giã vắt lấy nước uống, nếu khó uống thêm ít đường hoặc một ít muối cho dễ uống.
7 loại thực phẩm có thể gây dị ứng với người bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh lý ngoài da phổ biến gây ngứa rất khó chịu, hay tái phát và dễ dẫn đến viêm da bội nhiễm.
Để hạn chế tái phát và phòng ngừa biến chứng, cần vệ sinh chăm sóc và điều trị đúng cách. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng cần được lưu ý.
1. Cách chăm sóc điều trị bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh lý ngoài da phổ biến, tình trạng da khô, ngứa gãi nhiều không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ… mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh. Nếu không được chăm sóc điều trị đúng cách dễ dẫn đến các biến chứng như viêm da bội nhiễm gây tổn thương sâu, đau đớn.
Theo điều dưỡng CKI Đoàn Thị Thu Hằng, Khoa Da liễu-Dị ứng-Miễn dịch, BV 19-8, người bị viêm da cơ địa cần tuân thủ đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ và lưu ý chế độ chăm sóc và dinh dưỡng như sau:
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt sau khi đổ nhiều mồ hôi, giữ cho vùng da thương tổn được khô ráo. Bôi dưỡng ẩm ngay sau khi tắm và bôi bất cứ khi nào cảm thấy da khô để da luôn đủ ẩm, tạo hàng rào bảo vệ da với môi trường bên ngoài.
– Cần tránh xa các chất tẩy rửa (như xà phòng, nước rửa chén…) cũng như tránh các tác nhân dị ứng như khói bụi, lông súc vật…
– Về chế độ ăn uống cần tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng từ rau xanh, trái cây, tránh uống rượu bia, hút t.huốc l.á…
Thức ăn và dị nguyên là nguyên nhân quan trọng gây đợt cấp của viêm da cơ địa t.rẻ e.m, cũng có thể gặp ở người lớn. Vì vậy trong thực đơn hằng ngày của người bị viêm da cơ địa nên tránh hoặc thận trọng với những thực phẩm dễ gây dị ứng như một số loại hải sản; sữa và các chế phẩm liên quan, đậu phộng…
Bệnh viêm da cơ địa gây ngứa rất khó chịu.
2. Vì sao người bệnh viêm da cơ địa nên tránh thực phẩm dễ gây dị ứng?
Dị ứng thực phẩm là kết quả của phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch. Cơ thể chúng ta phản ứng với một loại thực phẩm nhất định như thể nó có hại hoặc nguy hiểm, từ đó gây ra các triệu chứng như: ngứa, nổi mề đay, sưng tấy, ngứa ran trong miệng, ho và nôn mửa.
Trường hợp dị ứng thực phẩm nghiêm trọng có thể g.ây s.ốc phản vệ. Đây là một phản ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Các nghiên cứu cho thấy, tình trạng dị ứng thực phẩm xảy ra phổ biến hơn ở những người mắc bệnh viêm da cơ địa. Viêm da dị ứng cũng được cho là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến sự phát triển dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ.
Ngoài các đợt bùng phát bệnh viêm da cơ địa, dị ứng thực phẩm có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa và khó thở, vì vậy các nhà nghiên cứu lưu ý nếu thấy trẻ có phản ứng như vậy sau khi ăn nên cho trẻ kiểm tra dị ứng thực phẩm.
3. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng
Các loại hạt
Dị ứng hạt là một trong những loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở t.rẻ e.m và người lớn. Các loại hạt có nhiều loại bao gồm: hạnh nhân, quả óc chó, quả hồ đào, hạt điều… Nếu bạn bị dị ứng với một loại hạt rất có thể bạn cũng sẽ có phản ứng tương tự với các loại hạt khác.
Đậu nành
Dị ứng đậu nành có thể gây ra nhiều phản ứng khác nhau như phát ban da đặc trưng bởi rất nhiều mụn nhỏ nổi lên, màu đỏ và rất ngứa.
Đối với những người bị dị ứng đậu nành, tiêu thụ các sản phẩm đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ hay sốt mayonnaise có thể gây ra phản ứng miễn dịch, gây ra các phản ứng trên da như viêm da cơ địa.
Dị ứng trứng
Dị ứng trứng có thể dẫn đến phát ban và một số các phản ứng có thể nghiêm trọng. Protein trong trứng là nguyên nhân gây ra dị ứng. Mọi người có thể chỉ bị dị ứng với các bộ phận cụ thể của trứng như lòng trắng hoặc lòng đỏ.
Trái cây họ cam quýt
Ăn trái cây họ cam quýt như cam, chanh và bưởi có thể gây kích ứng bệnh chàm. Trên thực tế, ngay cả khi tiếp xúc với vỏ trái cây họ cam quýt cũng có thể gây ngứa, khô da, đỏ hoặc rát.
Lúa mì
Protein có trong lúa mì cũng là nguyên nhân gây phản ứng dị ứng. Cũng như các trường hợp dị ứng thực phẩm khác, nổi mày đay là một triệu chứng phổ biến khi bị dị ứng lúa mì. Những người bị bệnh hen suyễn hoặc viêm da cơ địa dễ bị dị ứng với lúa mì hơn.
Động vật có vỏ
Động vật có vỏ dễ gây dị ứng nhất là: tôm, cua, ngao, trai, sò, mực, bạch tuộc… Phản ứng của da với động vật có vỏ có thể bao gồm phát ban. Dị ứng động vật có vỏ cũng có xu hướng nghiêm trọng và có thể dẫn đến các phản ứng đe dọa tính mạng.
Một số loài động vật có vỏ dễ gây dị ứng.
Sữa bò
Sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò như bơ, phô mai… cũng là một trong những thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất ở t.rẻ e.m. Cần lưu ý, việc chuyển từ sữa bò sang sữa có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân cần theo dõi vì thực tế đậu nành và các loại hạt cũng là những thực phẩm nằm trong danh sách dễ gây dị ứng.