Bệnh nhân 16 t.uổi béo phì mắc Covid-19 thoát nguy kịch

Thiếu nữ 16 t.uổi nặng gần 90 kg, là bệnh nhi Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam nguy kịch phải lọc m.áu, nay hồi phục dần.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố ngày 19/8 cho biết bệnh nhân được chuyển đến cấp cứu hồi cuối tháng 7, bệnh nền béo phì, diễn biến Covid-19 nguy kịch. Các bác sĩ gặp nhiều thách thức trong quá trình điều trị, khi phải tính toán liều thuốc sao cho phù hợp với thể trạng trẻ, việc chăm sóc cũng nặng nhọc không kém so với bệnh nhân người lớn béo phì.

Các bác sĩ hai khoa Nhiễm và Hồi sức tích cực đã liên tục hội chẩn cho từng giai đoạn tiến triển bệnh của bệnh nhân, từ suy hô hấp nguy kịch, tăng đông, hội chứng viêm đa hệ thống, viêm xẹp phổi, cân bằng dịch, tổn thương đa cơ quan, n.hiễm t.rùng…

Bệnh nhi được lọc m.áu, dùng HFNC (máy thở oxy dòng cao – một dạng thở máy không xâm nhập), rồi đặt ống nội khí quản lắp máy thở, sử dụng nhiều loại thuốc. Ở bệnh nhi này, hầu như tất cả điều trị chuyên sâu một ca Covid-19 nguy kịch nhất của người lớn đều được thiết lập.

Theo các bác sĩ, đây là bệnh nhi Covid-19 đầu tiên trong cả nước phải lọc m.áu.

benh nhan 16 tuoi beo phi mac covid 19 thoat nguy kich 713 5969449

Các bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhi tại phòng áp lực âm. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Hiện, bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt, tỉnh táo, đã ngưng lọc m.áu hơn một tuần, cai máy thở ổn định, hai lá phổi từng viêm xẹp đang hồi phục dần. Trẻ vẫn cần sử dụng kháng sinh, kháng viêm và thở oxy.

Trước đó, bệnh viện cũng cứu sống một trường hợp nguy kịch là b.é g.ái 14 t.uổi, bị béo phì. Sau hơn một tháng điều trị, bệnh nhi ba lần xét nghiệm RT-PCR cho kết quả âm tính, hồi phục khỏe mạnh và được xuất viện.

Khu điều trị bệnh nhi Covid-19 tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố đang có 4-5 trường hợp nặng và nguy kịch.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho hay đặc điểm chung của các bệnh nhi trở nặng là thừa cân, béo phì. Theo đó, cơ địa béo phì là một yếu tố gây khó khăn cho quá trình điều trị. Các bác sĩ phải điều chỉnh lại cân nặng bệnh nhi cho thích hợp để sử dụng thuốc và dịch truyền. Tránh truyền thừa gây quá tải dịch, làm nặng thêm tình trạng suy hô hấp, hoặc truyền thiếu dịch gây giảm tưới m.áu các cơ quan, khô tắc đàm đường hô hấp.

Tổn thương xương bánh chè hai mảnh hiếm gặp

Bệnh nhân nữ, 59 t.uổi, mất vận động khớp gối, đã điều trị nhiều nơi, uống thuốc nam song đau ngày càng tăng.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, ngày 19/7 cho biết, bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối mức độ vừa, chẩn đoán tổn thương xương bánh chè hai mảnh hai gối vì không có yếu tố chấn thương.

Bác sĩ quyết định phẫu thuật nội soi khớp gối để giảm nguy cơ n.hiễm t.rùng, rút ngắn thời gian nằm viện cho người bệnh. “Với kỹ thuật này, vết nội nhỏ khoảng ba cm nhanh liền sẹo, còn kỹ thuật nội soi truyền thông dài 15 đến 20 cm và lâu lành hơn”, bác sĩ phân tích.

Sau 4 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân đã hết đau, đã bắt đầu tập đi. Dự kiến, sau hai tuần bệnh nhân có thể tự đi mà không cần đến dụng cụ hỗ trợ.

ton thuong xuong banh che hai manh hiem gap f31 5901518

Hình ảnh tổn thương hai khớp gối trước mổ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bệnh lý xương bánh chè hai mảnh khá hiếm gặp, có thể gây đau do khớp gối vận động quá mức hoặc do tổn thương thoái hóa gối người lớn t.uổi. Đa số bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng mà chỉ tình cờ phát hiện qua chụp phim thường quy khớp gối. Một số trường hợp đau do vận động quá mức của khớp gối như chơi thể thao… hoặc cũng có thể do chấn thương.

Triệu chứng đau do xương bánh chè hai mảnh có thể tiến triển từ từ hoặc đột ngột sau chấn thương. Đau thường xuất hiện ở cực trên ngoài của bánh chè tương ứng với vị trí của mảnh xương phụ và tăng lên khi vận động, ảnh hưởng đến đi lại. Ở những bệnh nhân có triệu chứng kéo dài, tình trạng teo cơ đùi thường xảy ra và kèm theo là hạn chế duỗi gối chủ động.

Hiện, phẫu thuật nội soi là kỹ thuật xử trí mới, ít xâm lấn, giảm đau đớn cho người bệnh trong và sau mổ, giảm nguy cơ n.hiễm t.rùng, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, nhanh chóng phục hồi.

Bác sĩ khuyến cáo tổn thương xương bánh chè hai mảnh khá hiếm gặp, việc chẩn đoán khó khăn. Vì vậy, khi có biểu hiện sưng đau, hạn chế vận động khớp gối kèm các biểu hiện nghi ngờ có dịch khớp cần đến cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được khám và đ.ánh giá tổn thương, điều trị sớm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *