Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua, thành phố ghi nhận 161 ca mắc bệnh tay chân miệng (tăng 37 ca so với tuần trước đó).
Bài Viết Liên Quan
- Cãi nhau với bạn gái, chàng trai lên cơn đau tim phải nhập viện
- Bộ Y tế và Viện dinh dưỡng khuyên: Những món cần có trong mâm cơm cùng 3 việc phải làm mỗi ngày để tăng cường miễn dịch phòng chống dịch nCoV
- Sự cố “em bé đầu to” chấn động Trung Quốc, hàng loạt kem dưỡng da em bé bị thu hồi khiến phụ huynh hoang mang
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở t.rẻ e.m, đặc biệt là bé dưới 5 t.uổi. Ảnh minh họa
Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện. Trong đó, một số địa bàn có nhiều bệnh nhân, gồm: Ba Vì 23 ca, Hà Đông 14 ca, Thanh Trì 12 ca, Ba Đình và Hoàng Mai đều ghi nhận 10 ca. Trong tuần, có thêm 3 ổ dịch tay chân miệng. Trong đó, huyện Ba Vì ghi nhận 2 ổ dịch và quận Thanh Xuân có 1 ổ dịch.
Tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 585 ca mắc bệnh tay chân miệng (tăng hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái) nhưng chưa có ca t.ử v.ong. Ngoài ra, thành phố cũng đã ghi nhận 9 ổ dịch từ đầu năm đến nay. Hiện, còn 5 ổ dịch hoạt động. Trong đó, có 3 ổ dịch tại Ba Vì. Đông Anh và Thanh Xuân có cùng 1 ổ dịch.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đ.ánh giá, hiện là giai đoạn chuyển mùa, virus bệnh truyền nhiễm có nguy cơ phát triển, lây lan trong cộng đồng, trong đó có bệnh tay chân miệng. Đặc biệt, theo quy luật hằng năm, tháng 4, tháng 5 là cao điểm bệnh tay chân miệng. Do đó, thời gian tới, số ca mắc và số ổ dịch, chùm ca bệnh có thể gia tăng.
Chính vì vậy, các đơn vị cần tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại khối trường mầm non, tiểu học. Việc vệ sinh phòng bệnh tay chân miệng ở các trường cần chú trọng dụng cụ cá nhân của trẻ như: Cốc, khăn mặt, đồ chơi… Ngoài ra, mỗi tuần, các trường cần tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp, dụng cụ.
Bác sĩ Dương Quốc Bảo, Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa khuyến cáo, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở t.rẻ e.m, đặc biệt là trẻ dưới 5 t.uổi.
Mặc dù các ca mắc bệnh đều nhẹ và có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày, nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm tính mạng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.
Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu nặng như sốt cao kéo dài, những dấu hiệu về thần kinh, khó thở, nôn ói liên tục và tình trạng mất nước nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Nếu trẻ không có bất kỳ dấu hiệu nặng nào, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng mạnh
Sở Y tế Hà Nội vừa cho hay, tính đến cuối tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 570 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo ông Vũ Cao Cương- Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, số ổ dịch SXH phát sinh từ đầu năm 2024 đến nay là 5 ổ dịch, hiện tại tất cả đã kết thúc. Các ca mắc SXH chủ yếu ghi nhận trong tháng 1. Đây là giai đoạn cuối của chu kỳ dịch năm 2023. Từ tháng 3 đến nay, số ca mắc ghi nhận ở mức thấp (dưới 20 ca mắc/tuần), không phát sinh ổ dịch mới, ổ dịch phức tạp. Tuy nhiên, cần lưu ý chu kỳ dịch hàng năm sẽ gia tăng khi bắt đầu vào mùa hè.
Cùng với SXH, từ đầu năm đến nay, TP Hà Nội đã ghi nhận 585 ca mắc tay chân miệng (tăng 63% so với cùng kỳ năm 2023) và 9 ổ dịch. Ông Khổng Minh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, SXH không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư. Do đó, đây là bệnh phải tập trung phòng, chống số một.
Cùng với đó, mỗi năm dịch bệnh tay chân miệng có 2 chu kỳ đỉnh dịch vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10. Hiện thành phố bước vào đỉnh dịch tay chân miệng chu kỳ lần 1. Do đó, cần tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại khối các trường mầm non, tiểu học.
Việc vệ sinh phòng bệnh tay chân miệng ở các trường cần chú trọng dụng cụ cá nhân của trẻ như cốc, khăn mặt, đồ chơi; tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp mỗi tuần…
Tại cuộc họp giao ban mới nhất với các quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố, bà Vũ Thu Hà – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, phải xác định công tác phòng, chống dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm của quý II và quý III/2024. Đối với dịch bệnh SXH hay một số bệnh truyền nhiễm khác, công tác vệ sinh môi trường luôn là số 1. Cụ thể, trong tháng 4 này, mỗi địa phương đều phải triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh.
Trước đó, khi nhiều người lo lắng về số ca mắc SXH tăng nhanh tại Hà Nội, PGS.TS Trần Đắc Phu – cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam phân tích, dù số ca mắc tăng so với cùng kỳ nhưng không đáng lo ngại. Bởi số ca mắc không lớn mà nằm rải rác, nhất là không có các ổ dịch lớn, tập trung. Lý giải vì sao SXH thường xảy ra vào mùa mưa, nhưng tại thời điểm này vẫn ghi nhận ca bệnh, theo ông Phu, muỗi SXH phát triển ở nhiệt độ 25 độ C trở lên. Đặc biệt, trong nhà đóng kín cửa làm cho nhiệt độ tăng cao khiến muỗi sinh sôi phát triển, thậm chí đẻ trứng vào các bình chứa nước thành bọ gậy…
Còn theo CDC Hà Nội, vì đuôi dịch của năm 2023 kéo sang đầu năm 2024, khiến số ca mắc SXH tăng ngay từ đầu năm. Trước nguy cơ diễn biến khó lường của các dịch bệnh nói chung, SXH nói riêng trước tác động của thời tiết, môi trường, CDC Hà Nội khuyến cáo người dân không được chủ quan. Để phòng ngừa bệnh, biện pháp phòng bệnh hiệu quả vẫn là việc tích cực vệ sinh môi trường, loại bỏ hoàn toàn các dụng cụ chứa nước, môi trường thuận lợi để cho muỗi đẻ trứng… Nếu người bệnh mắc SXH có các dấu hiệu cảnh báo như: Sốt cao, đau bụng vùng gan, nôn hoặc c.hảy m.áu chân răng, rong kinh hoặc có biểu hiện chân tay lạnh, tụt huyết áp… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà, chủ quan dẫn đến nguy cơ bệnh nặng, t.ử v.ong.
Ngay từ đầu năm, TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2024 trong đó quán triệt chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại địa phương với phương châm “4 tại chỗ”. Ngành y tế tập trung kiểm tra giám sát tại các xã, phường có tỷ lệ bỏ sót ổ bọ gậy và tỷ lệ phun hóa chất diệt muỗi triệt để cao. Tăng cường công tác truyền thông, hướng dẫn người dân phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh SXH, các dịch bệnh mùa hè…