Theo Viện Tim mạch Việt Nam, cứ 3 người trên 25 t.uổi có ít nhất 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đang có chiều hướng gia tăng ở người trẻ t.uổi.
Đây là bệnh không lây dẫn đầu với tỷ lệ t.ử v.ong hơn 40%. Số ca mắc bệnh tim mạch gia tăng mỗi năm trung bình khoảng 10-20%.
Trung bình mỗi năm, bệnh tim mạch cướp đi sinh mạng của 200.000 người, chiếm khoảng 1/4 tổng số ca t.ử v.ong ở nước ta. Trước đây, nguy cơ mắc tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch m.áu não thường chỉ gặp ở những người từ 50 t.uổi.
“Hiện nay bệnh tim mạch đã xuất hiện ở những người 30-40 t.uổi, thậm chí có những ca bệnh dưới 30 t.uổi. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tim mạch là béo phì, stress, nghiện t.huốc l.á, rượu bia, thức ăn nhanh, chế độ dinh dưỡng nhiều thịt ít rau, lười vận động…”, Bác sĩ Trần Hoán Toàn, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, cho biết.
Bệnh tim mạch thường diễn biến âm thầm. Rất nhiều trường hợp mắc bệnh tim mạch nhưng không gây đau đớn, người mắc bệnh vẫn phải đi làm, sinh hoạt bình thường nên chủ quan. Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch là người cao t.uổi. Đối tượng này dễ mắc bệnh tim mạch do mạch m.áu bị tổn thương dần theo thời gian, thường xuất hiện các mảng xơ vữa bám trong thành mạch. Điều này gây ra tình trạng hẹp mạch hoặc tắc mạch m.áu. Bên cạnh đó, nhóm bệnh nhân béo phì hoặc có bệnh lý nền như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid m.áu hoặc những người có người thân mắc bệnh lý tim mạch cũng là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch.
Bác sĩ Trần Hoán Toàn cho biết: “Trẻ hóa bệnh lý tim mạch ngày càng phổ biến là do lối sống công nghiệp hóa khiến con người lười vận động thể lực, lạm dụng rượu bia, hút t.huốc l.á, tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, dùng nhiều đạm động vật. Bên cạnh đó, thường xuyên căng thẳng, bị áp lực cuộc sống cũng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch…”.
Bài Viết Liên Quan
- Trẻ mắc Tay chân miệng đã tăng gấp 2, 3 lần
- Người lạ tặng 12 tỷ đồng cho b.é g.ái bị ung thư
- Hà Nội: 8 người t.ử v.ong do sốt xuất huyết trong 1,5 tháng
Người dân cần kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả các bệnh lý tim mạch.
Theo khuyến cáo của ngành Y tế, để giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch, mỗi người dân cần nhận diện nguy cơ tim mạch và tìm cách kiểm soát chung như có chế độ ăn uống hợp lý, khẩu phần ăn có nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế các chất béo bão hòa. Không nên ăn mặn, nên ăn dướ 5g muối mỗi ngày (tương đương với 1 muỗng cà phê). Ngoài ra, cần ăn các loại thức ăn nhiều chất xơ… Tránh ăn uống quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn hay các loại thức ăn nhanh vì các thức ăn này có hàm lượng muối cao, giàu chất béo… có thể làm tăng huyết áp và gây nên các bệnh lý tim mạch.
Tăng cường vận động, tập thể dục thường xuyên, mỗi ngày từ 30-60 phút sẽ giúp phòng, chống các bệnh lý tim mạch. Không hút t.huốc l.á (bao gồm cả thuốc lào, t.huốc l.á điện tử, shisha).
Duy trì cân nặng hợp lý, nếu thừa cân cần giảm cân sẽ làm giảm huyết áp, giảm các biến cố do bệnh tim mạch gây nên. Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết được số huyết áp động mạch, hàm lượng cholesterol, triglycerit, hàm lượng đường trong m.áu, chỉ số vòng eo/vòng mông, chỉ số khối cơ thể (BMI). Hạn chế rượu bia và tránh căng thẳng, lo âu quá mức.
Bước tiến vượt bậc ngành tim mạch
Ở thời điểm hiện tại, các bệnh tim mạch đang là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong. Thế nhưng, đến nay Việt Nam đã làm chủ được hầu hết các kỹ thuật tiên tiến về bệnh lý tim mạch.
Kỹ thuật tiên tiến tại Viện Tim mạch Việt Nam.
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt – Chủ tịch thường trực Hội Tim mạch Việt Nam, nếu như trước đây, nhiều bệnh nhân tim mạch ở nước ta phải ra nước ngoài điều trị với chi phí cao thì hiện nay, thầy thuốc tim mạch Việt Nam đã làm chủ được hầu hết các kỹ thuật tiên tiến về bệnh lý tim mạch tương đương các nước trong khu vực và thế giới.
Cuối tháng 10 vừa qua, các chuyên gia của Viện Tim mạch Việt Nam đã thực hiện thành công ca can thiệp triệt đốt rung nhĩ sử dụng công nghệ tiên tiến bóng áp lạnh để cô lập các tĩnh mạch phổi. Đây là trung tâm tim mạch đầu tiên tại Việt Nam làm chủ kĩ thuật mới điều trị rối loạn nhịp tim phức tạp này. Kỹ thuật này nhằm ngăn ngừa cơn rối loạn nhịp tái phát và vãn hồi chức năng tim bị suy giảm, giúp bệnh nhân có cuộc sống và sinh hoạt bình thường trở lại.
Được biết từ năm 2009, Viện Tim mạch Việt Nam đã triển khai thường quy kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số radio, tuy nhiên thời gian thực hiện thủ thuật thường kéo dài 3-5 giờ. Kỹ thuật triệt đốt nhiệt lạnh giúp giảm thời gian thủ thuật xuống còn 1-2 giờ nhưng vẫn đảm bảo an toàn và có hiệu quả tương đương.
Việc Viện Tim mạch Việt Nam làm chủ được các kĩ thuật tiên tiến điều trị rung nhĩ đã mở thêm hy vọng và cơ hội cho các bệnh nhân. Người mắc rung nhĩ từ đây không cần phải ra nước ngoài chữa bệnh với chi phí cao hơn nhiều lần.
“Với các trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia đầu ngành cũng như quy trình kĩ thuật đã được Bộ Y tế cho phép, Viện Tim mạch Việt Nam trong thời gian tới sẽ triển khai thường quy kỹ thuật mũi nhọn này và có kế hoạch đào tạo, chuyển giao tới các trung tâm tim mạch khác trên cả nước” – PGS.TS Phạm Mạnh Hùng – Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam cho biết.
Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Lân Việt dẫn chứng thêm: “Trong lĩnh vực can thiệp tim bẩm sinh, các thầy thuốc của chúng ta được mời tới nhiều quốc gia để chia sẻ kinh nghiệm. Tỷ lệ bệnh nhân mắc tim mạch phải ra nước ngoài gần như không còn, rất ít. Đối với bệnh tim bẩm sinh, hiện nay ở nước ta, có tới 80% bệnh nhân không phải can thiệp mổ”.
Thực tế, tại nước ta hiện nay, nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm đã được điều trị có hiệu quả. Nhiều phương pháp tiên tiến đã được áp dụng không chỉ ở tuyến bệnh viện trung ương mà còn được phổ biến đến các bệnh viện tuyến dưới.
Gần đây nhất, ngày 3/11, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thông tin: Một trẻ sơ sinh mắc tim bẩm sinh đã được các bác sĩ liên viện Phụ sản Hà Nội và Nhi trung ương đặt máy tạo nhịp tim ngay tại phòng sinh. Cụ thể, ngay từ khi ở tuần thứ 22, các bác sĩ đã phát hiện thai nhi tiên lượng nặng, chậm phát triển trong tử cung, tim to, tràn dịch màng ngoài tim số lượng nhiều, có tình trạng block nhĩ thất cấp III – cấp rất nặng. Đến tuần thứ 35, thai nhi có diễn biến xấu, suy chức năng tim, tràn dịch màng tim… nên được chỉ định mổ để đảm bảo an toàn.
Sau khi mổ đẻ thành công, em bé nặng 2.150g đã được các bác sĩ thực hiện phẫu thuật ngay tại phòng sinh. Sau khi được đặt máy tạo nhịp, nhịp thất lên 120 lần/phút. Em bé được chuyển sang Bệnh viện Nhi trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị. 14 ngày sau cuộc phẫu thuật, nhịp tim của bé đã ổn định nhờ sự hỗ trợ của máy tạo nhịp, được ghép mẹ. Sức khỏe của bé đã ổn định để có thể tiếp tục theo cuộc điều trị sau này.
Đ.ánh giá về sự phát triển của ngành tim mạch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho rằng: Chuyên ngành tim mạch Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ trong những năm qua. Công tác khám, chữa các bệnh lý tim mạch có nhiều kết quả đáng tự hào. Các kỹ thuật cao luôn được triển khai, cập nhật rất nhanh ở Việt Nam như can thiệp bệnh lý động mạch vành phức tạp. Người bệnh tim mạch Việt Nam đã được hưởng lợi ích của các tiến bộ khoa học và không còn cần phải ra nước ngoài chữa bệnh. Bộ Y tế đ.ánh giá cao sự phát triển của chuyên ngành tim mạch và coi đây là một trong những điểm sáng của y tế nước nhà.