Nhờ sự phối hợp kịp thời và áp dụng kỹ thuật mới trong cấp cứu bệnh nhân đột quỵ não, các bác sĩ hồi sức cấp cứu và phẫu thuật thần kinh Bệnh viện 19-8 Bộ Công an đã thành công cứu sống một bệnh nhân bị đột quỵ, xuất huyết não thoát khỏi “bàn tay tử thần”.
Theo người nhà bệnh nhân P.Đ.T (55 t.uổi) ở xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, khoảng 12h50 ngày 18/3/2024, ông T đột ngột kêu đau đầu, sau đó nhanh chóng mất ý thức, được đồng nghiệp gọi xe 115 đưa vào Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an) cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu. Chỉ số huyết áp lúc đó lên cao 190/100 mmHg.
Rất khẩn trương, kíp trực đã nhanh chóng đặt ống nội khí quản kiểm soát đường thở, chụp phim cắt lớp vi tính sọ não. Kết quả cho thấy bênh nhân T. bị c.hảy m.áu nhân xám kích thước lớn, đè đẩy đường giữa sang trái 8 mm, c.hảy m.áu não thất, giãn não thất.
Bài Viết Liên Quan
- Sốc, trụy tim suýt c.hết vì… “chuyện ấy”
- Hiện tượng tĩnh điện vào mùa đông có nguy hiểm đến sức khỏe không?
- Loại quả ăn trong mùa đông vừa làm trắng da vừa chống nắng, tốt cho dạ dày thanh lọc cơ thể
Kỹ thuật Tiêu sợi huyết não thất. (ảnh minh họa).
Để loại trừ nguyên nhân dị dạng mạch m.áu não vỡ (phình động mạch não vỡ, thông động tĩnh mạch não vỡ), các bác sĩ đã cho bệnh nhân chụp thêm phim cắt lớp vi tính đa dãy dựng hình mạch m.áu não. Rất may, kết quả cho thấy không có dị dạng mạch m.áu não.
Ngay sau khi ổn định tình trạng cấp cứu cho bệnh nhân như: thở máy, an thần, hạ áp và có đầy đủ các kết quả xét nghiệm, thăm dò chức năng, phim chụp sọ não. Bệnh nhân P.Đ.T được các bác sỹ Khoa Điều trị tích cực và chống độc và Khoa Phẫu thuật Thần kinh nhanh chóng hội chẩn, quyết định mổ cấp cứu để đặt dẫn lưu não thất ra ngoài.
Bệnh nhân sau mổ tiếp tục được điều trị hồi sức tích cực. 12 giờ đồng hồ sau phẫu thuật, ông T được chụp cắt lớp vi tính kiểm tra lại. Kết quả chụp lần hai cho thấy, hình ảnh khối m.áu tụ không tăng thêm so với lúc đầu kiểm tra, thể tích vẫn khoảng 30mm3. Điều này chứng tỏ, sau khi đặt dẫn lưu não thất, khối m.áu tụ chỉ dẫn lưu được ít, sau đó m.áu không ra nữa. Nhận định nhiều khả năng do bị tắc, não thất vẫn giãn, vẫn còn m.áu tụ.
Ngay lập tức bệnh nhân tiếp tục được Bệnh viện 19-8 hội chẩn với Trung tâm cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, cùng thống nhất tiến hành áp dụng kỹ thuật tiêu sợi huyết qua dẫn lưu não thất bằng rt-PA theo phác đồ để tránh biến chứng tắc nghẽn và giãn não thất.
Các bác sĩ bệnh viện 19-8 tặng hoa chúc mừng bệnh nhân P.Đ.T thoát khỏi “bàn tay tử thần”, chuẩn bị được xuất viện để chuyển sang giai đoạn tập phục hồi chức năng.
Sau phác đồ tiêm thuốc tiêu sợi huyết qua dẫn lưu vào não thất, lượng m.áu tụ đã tiếp tục được dẫn ra ngoài. Bệnh nhân được kiểm tra, đ.ánh giá hàng ngày bằng tiến triển lâm sàng và đo áp lực nội sọ, chụp cắt lớp vi tính kết quả khối m.áu tụ giảm đi từng ngày, bớt giãn não thất.
Sau 12 ngày điều trị, bệnh nhân P.Đ.T đã cai được thở máy, sau 25 ngày nhập viện, ông T được rút mở khí quản, ý thức dần khôi phục, nhưng tay trái vẫn còn yếu nhẹ. Sau khi xuất viện, bệnh nhân cần tiếp tục tập phục hồi chức năng.
Theo lãnh đạo Bệnh viện 19-8 Bộ Công an: Tiêu sợi huyết não thất là kỹ thuật sử dụng thuốc tiêu sợi huyết (rt-PA) bơm vào não thất qua dẫn lưu não thất để làm tiêu nhanh cục m.áu đông trong não thất, tạo thuận lợi làm thông sớm hệ thống não thất phía dưới và từ đó tránh được biến chứng giãn não thất – một trong những nguyên nhân gây di chứng nặng nề, gây t.ử v.ong hàng đầu sau c.hảy m.áu não thất.
B.é t.rai 7 t.uổi bị đột quỵ
B.é t.rai ở Phú Thọ được đưa vào cấp cứu với biểu hiện yếu liệt chi, khó nói. Các bác sĩ phát hiện sọ não có tổn thương đột quỵ não.
Bệnh nhi H.Đ.H (7 t.uổi, trú tại Tân Sơn, Phú Thọ) được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ trong tình trạng yếu liệt tứ chi kèm theo khó nói. Theo người nhà, 5 ngày trước khi vào viện, bé xuất hiện triệu chứng yếu liệt tứ chi theo cơn ngắn, có tình trạng khó nói nhưng không sốt, không đau đầu, đại tiểu tiện tự chủ. Gia đình đưa bé tới khám tại Trung tâm y tế huyện, trẻ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não nhưng không phát hiện bất thường nên được yêu cầu tiếp tục theo dõi tại nhà.
Tuy nhiên, trẻ liên tiếp xuất hiện cơn yếu liệt chi. Đến 18/2, tình trạng của bệnh nhi nặng hơn, gia đình đưa vào Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ khám. Lúc này, trẻ khó thở nhiều phải thở oxy hỗ trợ, mệt mỏi, tứ chi yếu liệt, cơ lực còn 3/5, khó nói, đại tiểu tiện không tự chủ, có dấu hiệu liệt thần kinh khu trú.
Bác sĩ Nguyễn Võ Lộc thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC.
Trẻ nhanh chóng được chiếu chụp và phát hiện tổn thương phía trước cầu não. Kết hợp với các chuyên gia tại Hà Nội, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhồi m.áu nhu mô não – một dạng đột quỵ, cầu não và thân não.
Sau 20 ngày điều trị, trẻ đã đi lại được bình thường, nói rõ, ăn uống tốt, đại tiểu tiện tự chủ, không sốt, không nôn, không đau đầu. Trẻ được xuất viện và hẹn tái khám sau 2 tuần.
Bác sĩ nội trú Nguyễn Võ Lộc – Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ, cho biết nhồi m.áu não là căn bệnh nguy hiểm rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng rất nặng nề như: rối loạn ngôn ngữ, liệt chân tay, nửa người, liệt cả người, không tự chủ được vận động thông thường, mất kiểm soát đại tiểu tiện do không thể tự chủ.