Biến thể Lambda nguy hiểm ra sao?

Biến thể Lambda chứa các đột biến giúp virus dễ dàng bám vào tế bào người, có nguy cơ trốn tránh được kháng thể tạo bởi vaccine.

Biến thể được báo cáo ở Peru lần đầu vào tháng 12/2020, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Sau đó, nó lây lan sang nhiều nước ở Nam Mỹ, hiện chiếm hơn 20% các biến thể đang lưu hành.

Đến nay, Lambda xuất hiện ở hơn 20 quốc gia. Ngày 15/8, Philippines trở thành nước mới nhất báo cáo ca nhiễm biến thể Lambda. Người bệnh là một phụ nữ 35 t.uổi, không có triệu chứng và đã phục hồi sau 10 ngày cách ly. Giới chức đang tiến hành truy vết tiếp xúc.

Trung tâm Kiểm soát và và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Âu nói Lambda là “biến thể đang theo dõi”, Cơ quan Y tế Công cộng Anh gọi nó là “biến thể được điều tra”.

Tháng 6 năm nay, WHO xếp Lambda vào nhóm “biến thể đáng quan tâm”. Điều này là do đột biến của Lambda có thể ảnh hưởng đến đặc tính virus, chẳng hạn khiến nó lây nhiễm tế bào dễ dàng hơn. Dù vậy, WHO chưa coi đây là “biến thể đáng lo ngại” như Alpha hoặc Delta.

Các chuyên gia vẫn tiếp tục công bố bằng chứng dịch tễ về mối đe dọa từ biến thể Lambda. Vì vậy, ở giai đoạn này, cần có thêm nghiên cứu để hiểu rõ cách các đột biến của nó ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm, khả năng trốn tránh vaccine và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bằng chứng cho thấy Lambda dễ lây nhiễm vào tế bào hơn, có thể né tránh miễn dịch tốt. Nhưng vaccine vẫn hiệu quả chống lại nó.

Khả năng lây nhiễm và trốn tránh vaccine của Lambda

Về cơ bản, các đột biến ảnh hưởng đến protein S gắn trên vỏ ngoài của virus có thể làm tăng khả năng virus bám vào các tế bào. Vì nhiều loại vaccine được phát triển dựa trên protein S, những thay đổi nhỏ ở biến thể mới cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine.

Tại Lambda, protein S chứa nhiều đột biến.

Một trong số đó là đột biến F490S, có thể làm giảm tính nhạy cảm của virus với kháng thể của người đã khỏi Covid-19. Điều này có nghĩa kháng thể ở bệnh nhân từng nhiễm chủng nCoV ở Vũ Hán không hoàn toàn hiệu quả với Lambda.

Đột biến khác là L452Q, gần giống với L452R ở biến thể Delta. Cả hai nằm ở cùng vị trí. Đột biến ở Delta không chỉ làm tăng khả năng virus lây nhiễm tế bào, nó còn thúc đẩy quá trình trốn thoát miễn dịch. Như vậy, kháng thể do vaccine tạo ra khó nhận diện nó hơn.

Cả hai đột biến F490S và L452Q đều nằm trong “vùng liên kết thụ thể (phân tử protein nằm trên màng tế bào)”.

bien the lambda nguy hiem ra sao 1e7 5964365

Bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại Viện Thận và Cấy ghép Nội tạng Quốc gia, Philippines, ngày 26/4. Ảnh: Reuters

Dữ liệu sơ bộ cho thấy biến thể Lambda có khả năng lây nhiễm cao hơn, tức là nó liên kết với tế bào dễ dàng hơn so với chủng nCoV lần đầu xuất hiện ở Vũ Hán, hay cả các biến thể sau này như Alpha và Gamma.

Các chuyên gia lưu ý khả năng lây nhiễm khác với khả năng virus truyền từ người sang người . Khả năng lây nhiễm chỉ quá trình virus bám vào tế bào. Hiện chưa đủ bằng chứng về việc Lambda khiến nCoV truyền từ người sang người dễ dàng hơn. Song các đột biến phần nào cho thấy điều này có thể xảy ra.

Nghiên cứu quy mô nhỏ, chưa được bình duyệt, đăng tải trên bioRxiv tháng 7/2021, chỉ ra rằng đột biến L452Q trong protein S của Lambda làm tăng sức bám tế bào. Điều này tương tự L452R trong biến thể Delta. Theo các nhà khoa học, L452Q có thể liên kết dễ dàng hơn với “thụ thể ACE2″, là cửa ngõ để nCoV xâm nhập tế bào. Nghiên cứu cũng cho thấy protein S của Lambda làm giảm khả năng vô hiệu hóa virus của vaccine Pfizer và Moderna.

Một đột biến chưa rõ tên cũng chống lại liệu pháp kháng thể dùng điều trị Covid-19 ở mức độ nào đó. Tuy nhiên, tình hình không quá nghiêm trọng. Ngoài ra, kháng thể trung hòa chỉ là một phần của phản ứng miễn dịch sau tiêm chủng. Các nghiên cứu đều kết luận vaccine hiện có và cả liệu pháp kháng thể đều hiệu quả trước biến thể Lambda.

Triệu chứng khi nhiễm biến thể Lambda có nặng hơn?

Theo đ.ánh giá rủi ro do Cơ quan Y tế Công cộng Anh công bố vào tháng 7, nước này chưa rõ liệu biến thể Lambda có làm tăng nguy cơ bệnh chuyển nặng hay không. Các chuyên gia khuyến nghị giám sát liên tục ở các nước nơi Lambda và Delta lây lan mạch. Mục tiêu là tìm hiểu xem Lambda có đủ khả năng “cạnh tranh” với Delta hay không.

Khi nCoV tiếp tục lây truyền với tốc độ cao, nhiều nguy cơ biến thể mới sẽ tiếp tục xuất hiện. Nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Quốc gia Mỹ chỉ ra rằng các đột biến trốn tránh vaccine phát triển nhanh ở Anh, Mỹ, Singapore, Tây Ban Nha, Ấn Độ,…

Lambda lần nữa nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của nCoV đến vaccine và các loại thuốc kháng thể hiện có. WHO cam kết sẽ nghiên cứu thêm về biến thể nhằm xác định liệu nó có đáng lo ngại, nguy cơ trở thành mối đe dọa mới đối với sức khỏe cộng đồng hay không.

Philippines ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc biến thể Lambda

Bộ Y tế Philippines ngày 15/8 cho biết đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc biến thể Lambda, đồng thời yêu cầu người dân tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch.

philippines ghi nhan truong hop dau tien mac bien the lambda f5e 5961294
Người dân đợi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Mandaluyong, ngoại ô Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN

Biến thể Lambda được phát hiện lần đầu tiên tại Peru cuối năm ngoái và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào danh mục biến thể cần chú ý. Chỉ trong thời gian ngắn, Lambda đã nhanh chóng trở thành biến thể chủ đạo tại các quốc gia Mỹ Latinh và đến cuối tháng 6, biến thể này đã xuất hiện ở gần 30 nước. Một số nghiên cứu mới đây cho biết biến thể Lambda có những đột biến có thể “trốn” được vaccine.

Cùng ngày, Bộ trên cũng thông báo đã ghi nhận thêm 14.749 ca mắc mới, số ca nhiễm theo ngày cao thứ hai kể từ khi dịch bùng phát. Số ca t.ử v.ong trong ngày là 270 ca, mức cao thứ ba kể từ đầu dịch đến nay. Cho tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Philippines là 1,74 triệu ca, trong đó có 30.340 ca t.ử v.ong.

*Ngày 15/8, Bộ Y tế Nhật Bản cho biết số bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nặng tại nước này là 1.563 ca tính đến ngày 14/8, tăng thêm 42 ca so với ngày trước đó. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp nước này ghi nhận số ca mắc COVID-19 nặng ở mức cao nhất từ trước đến nay.

Tại thủ đô Tokyo, giới chức y tế cho hay đã ghi nhận thêm 4.295 ca mắc mới trong bối cảnh hệ thống y tế tại khu vực này đang trong tình trạng quá tải do số ca mắc mới tăng mạnh. Số ca mắc mới trung bình trong 7 ngày qua tại Tokyo đã tăng lên mức 4.263 ca/ngày, tăng 5,6% so với tuần trước đó, với nguyên nhân là sự lây lan của biến thể Delta.

Chính quyền Nhật Bản đang đối mặt với sức ép trong việc mở rộng tình trạng khẩn cấp hiện đang được áp dụng tại Tokyo, Osaka và nhiều tỉnh thành khác.

Các chuyên gia bệnh dịch truyền nhiễm đã kêu gọi giảm 50% lượng người di chuyển tại Tokyo so với mức hồi đầu tháng 7, thông qua việc hạn chế số người đến các khu bán thực phẩm dưới tầng hầm của các trung tâm thương mại.

*Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc có dấu hiệu cải thiện hơn với số ca mắc mới có chiều hướng giảm. Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc thông báo nước này đã ghi nhận 24 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng trong ngày 14/8. Trong số này có 18 ca ở tỉnh Giang Tô, 5 ca tại Hà Nam và 1 tại Hồ Nam. Trung Quốc cũng ghi nhận thêm 29 ca mắc COVID-19 nhập cảnh. Trong ngày 14/8, Trung Quốc không ghi nhận ca t.ử v.ong nào do COVID-19.

Tính đến hết ngày 14/8, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận tổng cộng 94.379 ca mắc, trong đó có 4.636 ca t.ử v.ong.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *