Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.
Bài Viết Liên Quan
- Nguy kịch vì thai bám vết mổ cũ
- Những cách kiểm soát huyết áp không cần dùng thuốc
- Đu đủ có đặc tính chống ung thư nhưng nhiều người không nên ăn
Khử khuẩn phòng cúm trên đàn gia cầm. Ảnh: TTXVN
Vừa qua, Việt Nam đã ghi nhận các ca nhiễm cúm A/H9 và cúm A/H5N1 trên người, trong đó có bệnh nhân mắc cúm A/H5N1 đã t.ử v.ong. Bộ Y tế cảnh báo: Hiện tại đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, gia tăng sự tương tác giữa các chủng virus cúm cùng với nguy cơ lây nhiễm sang các loài động vật có vú. Trong thời gian tới, nguy cơ lây nhiễm các chủng virus cúm gia cầm sang người vẫn tiềm ẩn.
Theo Bộ Y tế, bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Để chủ động phòng, chống bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
– Không ăn gia cầm, cũng như các sản phẩm gia cầm ốm, c.hết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
– Không g.iết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; hạn chế tiếp xúc, g.iết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.
– Khi phát hiện gia cầm ốm, c.hết, tuyệt đối không được g.iết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
– Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển và g.iết mổ gia cầm tuyệt đối tuân thủ các biện pháp dự phòng dịch bệnh thường quy;
– Khuyến khích người dân đeo khẩu trang khi đi vào chợ gia cầm sống hoặc khu vực buôn bán gia cầm sống; rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc sau khi đi vào chợ.
– Khi có biểu hiện giống cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở…, phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Triệu chứng nhiễm cúm A/H5N1 và các giai đoạn tiến triển của bệnh
Mùa xuân, đặc trưng của thời tiết với nhiều thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm… điều này làm tăng nguy cơ bùng phát các bệnh lây truyền qua đường hô hấp trong đó có cúm A/H5N1.
Cúm A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm do virus cúm chủng H5N1 gây ra. H5N1 là chủng cúm có độc lực cao, có khả năng gây ra các biến chứng và nguy cơ t.ử v.ong cao ở người.
Mặc dù là bệnh cúm gia cầm nhưng có thể lây sang người. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, c.hết do nhiễm cúm A/H5N1, ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ. Vì vậy, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.
Cúm A/H5N1 lây sang người như thế nào?
Hầu hết tất cả các trường hợp nhiễm H5N1 ở người đều có liên quan đến việc tiếp xúc gần với gia cầm sống hoặc c.hết bị nhiễm bệnh, hoặc môi trường bị nhiễm mầm bệnh.
Không có bằng chứng về việc bệnh có thể lây lan sang người thông qua thực phẩm được chế biến đúng cách và nấu chín kỹ cũng như việc lây truyền từ người sang người.
Bệnh nhân cúm A/H5N1 có thể bị suy hô hấp, suy đa phủ tạng kèm rối loạn ý thức, đe dọa tính mạng người bệnh.
Bệnh cúm A/H5N1 có nguồn gốc từ các loài gia cầm như gà, gà tây, ngan, ngỗng, vịt, chim cút, đà điểu, chim cảnh hoặc chim hoang dã…
Virus cúm A/H5N1 có nhiều trong chất bài tiết như dịch mũi họng, phân của gia cầm bị bệnh. Khi phân khô và chuyển thành dạng bột, người có thể hít phải chúng và gây ra cúm gia cầm. Có 15 chủng khác nhau của virus cúm, chủng H5N1 là một loại gây bệnh cho người.
Triệu chứng nhiễm cúm A/H5N1 và các giai đoạn tiến triển của bệnh
Khi bị nhiễm cúm A/ H5N1, người bệnh sẽ có triệu chứng: sốt cao trên 38 độ C, ho, đau rát họng, đau cơ… Ở một số người còn có thể xuất hiện triệu chứng ban đầu như: đau bụng, đau ngực, nôn ói hoặc tiêu chảy, c.hảy m.áu cam và lợi.
Sau đó là các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới như khó thở, đau ngực. Ở nhiều người biểu hiện của viêm đường hô hấp dưới có thể xuất hiện từ giai đoạn sớm. Khó thở tiến triển rất nhanh, trường hợp nặng gây suy hô hấp, sốc n.hiễm t.rùng, suy đa phủ tạng kèm rối loạn ý thức, có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu không được chữa trị kịp thời.
Cúm A/H5N1 có 3 giai đoạn phát triển, gồm:
– Thời gian ủ bệnh: Giai đoạn ủ bệnh của cúm A/H5N1 không có dấu hiệu. Virus cúm có thể ẩn giấu trong cơ thể từ 2 – 8 ngày. Tuy nhiên cũng có thể kéo dài tới 17 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh.
Cúm A /H5N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm do virus cúm chủng H5N1 gây ra.
– Giai đoạn khởi phát: Lúc này người nhiễm bệnh dần xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao, ho khan, nhức mỏi cơ thể, chán ăn…
– Giai đoạn toàn phát: Các triệu chứng cúm A/ H5N1 dần trở nên rõ ràng và mức độ nặng hơn. Người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức, đau đầu, đau hốc mắt hay đau dữ dội vùng thắt lưng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh nhân suy hô hấp, suy đa phủ tạng kèm rối loạn ý thức, đe dọa tính mạng người bệnh.
Cách phòng bệnh cúm A/H5N1
Để chủ động phòng chống dịch cúm lây từ gia cầm sang người, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:
– Không ăn, g.iết mổ gia cầm và các sản phẩm gia cầm ốm, c.hết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng thường xuyên.
– Không vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
– Khi phát hiện gia cầm ốm, c.hết tuyệt đối không được g.iết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
– Vệ sinh trong chăn nuôi, g.iết mổ gia cầm.
– Hạn chế lây lan từ gia cầm sang người, từ người sang người.
– Tiêm ngừa đàn gia cầm đầy đủ theo khuyến cáo của ngành thú y.
– Không nuôi gia cầm trong nhà, có chuồng trại riêng, hạn chế tiếp xúc gần với gia cầm.
– Khi cần thiết tiếp xúc với người bệnh, gia cầm mắc bệnh phải đeo khẩu trang y tế, đeo kính, mũ, áo, rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc.
Khi có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp như: sốt cao, đau ngực, khó thở, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau họng, ho… Cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.