Phì đại tuyến t.iền liệt là vấn đề sức khỏe mà theo thời gian, hầu như nam giới nào cũng gặp phải với những triệu chứng khó chịu ở đường tiểu dưới, xảy đến ở các quý ông có t.uổi.
Những thắc mắc liên quan tới tình trạng phì đại tuyến t.iền liệt vì thế cũng luôn được đặt ra.
1. Đông y có chữa được bệnh phì đại t.iền liệt tuyến?
Để chữa trị bệnh phì đại tuyến t.iền liệt, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc, phẫu thuật cắt bỏ tuyến t.iền liệt hoặc phẫu thuật mở đường cho tuyến t.iền liệt…
Đông y có thể hỗ trợ điều trị giúp cho bệnh nhân cải thiện rõ rệt các triệu chứng như: Đái đêm giảm, áp lực nước tiểu mạnh hơn, đỡ đau lưng hơn, ăn ngủ tốt hơn…
2. Cách xử trí khi bị phì đại t.iền liệt tuyến
Những khó chịu về tiểu tiện do phì đại tuyến t.iền liệt (hay còn gọi là u xơ tuyến t.iền liệt) như: tiểu nhiều lần, tiểu không hết, tiểu khó, tiểu không tự chủ… gặp ở hơn 50% người nam giới trên 60 t.uổi.
Phương pháp điều trị gồm 2 cách:
Phương pháp nội khoa: Được chỉ định khi bệnh chưa gây biến chứng, việc điều trị dựa vào sử dụng thuốc và theo dõi tiến triển của bệnh.
Phương pháp ngoại khoa: Áp dụng khi điều trị nội khoa thất bại hoặc khi bệnh đã gây biến chứng.
3. Cách chăm sóc bệnh nhân phì đại t.iền liệt tuyến
Bài Viết Liên Quan
- Phát hiện mới: Thói quen này tốt cho giảm cân hơn là kiêng ăn
- Bệnh nhân U90 mang 2 viên sỏi lớn như quả trứng
- Những loại rau củ nếu không được nấu chín sẽ gây ngộ độc
Những khó chịu về tiểu tiện do phì đại tuyến t.iền liệt như: tiểu nhiều lần, tiểu không hết, tiểu khó…
Trong thực đơn hàng ngày của người mắc phì đại t.iền liệt tuyến nên ưu tiên bổ sung nhiều loại rau quả như: Cà chua, bắp cải, cá và các thực phẩm được làm từ đậu xanh hoặc đậu nành như giá đậu, đậu phụ…
Nên uống nhiều nước vào buổi sáng và buổi trưa> 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối để tránh ban đêm đi tiểu nhiều. Tránh uống nhiều nước vào 3 tiếng trước giờ đi ngủ cũng như tránh các loại đồ uống chứa chất gây lợi tiểu như trà, cà phê, rượu.
Các thức uống này đều tác động lên cơ bàng quang và kích thích thận, gây tình trạng tiểu nhiều lần trong đêm.
Một số quý ông gặp tình trạng đi tiểu thường xuyên hơn nếu lo lắng. Nên tập thể dục đều đặn và thực hành các bài tập thư giãn như thiền để giảm stress.
Người mắc phì đại t.iền liệt tuyến cũng không nên sử dụng các thực phẩm cay nóng như: ớt, tiêu, gừng, rượu, bia, cà phê.
Người bệnh phì đại t.iền liệt tuyến nên làm việc vừa phải và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời chú ý dành chút thời gian cho thói quen tập thể dục thể thao như đi bộ, chạy chậm hoặc bơi… Tránh ngồi nhiều gây chèn ép nặng hơn lên niệu đạo và bàng quang.
Dùng thuốc đúng theo y lệnh, nếu có những bất thường như buồn nôn, chóng mặt, ngứa, khó thở,… báo ngay với nhân viên y tế. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Khi có tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó cần đến bệnh viện khám lại, đề phòng tái phát bệnh.
4. Phì đại t.iền liệt tuyến có chữa khỏi không?
Phì đại t.iền liệt tuyến là bệnh lành tính có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán sớm và điều trị sớm.
Không phải tất cả các trường hợp bị tăng sinh tuyến t.iền liệt đều cần phải can thiệp. Sau khi thay đổi lối sống và dùng thuốc mà vẫn không có hiệu quả thì người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Một số thủ thuật hay được áp dụng hiện nay như: Đặt Stent tuyến t.iền liệt; Phẫu thuật bằng laser; Phẫu thuật cắt bỏ tuyến t.iền liệt; Nút động mạch t.iền liệt tuyến…
5. Lưu ý với nam giới ở độ t.uổi 40, người cao t.uổi…
Phì đại t.iền liệt tuyến là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở nam giới trung niên và người cao t.uổi.
Phì đại t.iền liệt tuyến là do quá trình tăng sản sinh lý của nhu mô tuyến t.iền liệt ở nam giới. Bệnh thường xuất hiện ở lứa t.uổi trung niên. Từ khoảng sau 40-50 t.uổi, kích thước tuyến t.iền liệt ở nam giới tăng trưởng một cách nhanh chóng.
T.uổi càng cao cơ thể đã lão hóa, lượng hormone nam suy giảm dẫn tới nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Theo số liệu thống kê, khoảng 1/3 nam giới độ t.uổi 60 có triệu chứng từ trung bình đến nặng và 1/2 trường hợp trong số đó sẽ bị tăng sinh tuyến t.iền liệt khi đã ở 80 t.uổi.
Tình trạng phì đại t.iền liệt tuyến hiếm khi xuất hiện ở những nam giới dưới 40 t.uổi.
Ngoài ra, nếu trong gia đình có ít nhất một người thân cùng huyết thống như cha hoặc anh trai gặp vấn đề về tuyến t.iền liệt thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn người khác.
Bệnh nhân nên hạn chế ăn đồ cay nóng.
Người bệnh cần thay đổi lối sống, tập luyện đúng cách và nghỉ ngơi để giúp giảm các triệu chứng bệnh:
Ngay khi cảm thấy buồn tiểu cần đi tiểu ngay.
Tập thói quen đi tiểu định kỳ ngay cả khi không buồn tiểu.
Hạn chế dùng thuốc kháng histamin hay các loại thuốc chữa bệnh đường hô hấp không được bác sĩ kê đơn vì nó có thể gây ức chế lên bàng quang.
Sau bữa tối nên tránh uống rượu và đồ uống chứa caffeine.
Giảm căng thẳng, bởi stress có thể làm tăng số lần đi tiểu.
Tập thể dục thể thao thường xuyên các bộ môn phù hợp để giảm triệu chứng bệnh.
Tập bài tập Kegel dành cho nam để tăng cường sức khỏe của cơ vùng chậu.
Giữ ấm cơ thể, tránh nhiễm lạnh vì có thể làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn.
6. Chi phí khám chữa bệnh
Tùy từng cá nhân mà các bác sĩ chỉ định điều trị như thế nào cho phù hợp. Bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm: Siêu âm; nội soi bàng quang; Xét nghiệm phân tích nước tiểu; Kiểm tra niệu động học nhằm đ.ánh giá sức co bóp của bàng quang và tốc độ dòng nước tiểu; Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu PSA giúp xác định tình trạng lành tính hay ung thư.
Hiện nay, tại bệnh viện công, chi phí mổ u phì đại tuyến t.iền liệt dạng lành tính qua nội soi dao động từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng. Tham khảo thêm chi phí cho một ca phẫu thuật u xơ t.iền liệt tuyến bằng nút mạch mất khoảng 10.000.000 đồng – 12.000.000 đồng. Các chi phí này bao gồm: Chi phí khám ban đầu, chụp chiếu, xét nghiệm; Chi phí phẫu thuật; Chi phí giường nằm; Chi phí thuốc sau phẫu thuật…
Ngoài ra, bệnh nhân có bảo hiểm y tế chi phí sẽ thấp hơn, nếu sử dụng phẫu thuật dịch vụ bệnh nhân sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí gói phẫu thuật này.
Rối loạn tiểu tiện ở t.rẻ e.m có tự khỏi?
Trẻ 5 t.uổi có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 t.uổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã mắc rối loạn tiểu tiện.
Rối loạn tiểu tiện ở t.rẻ e.m là gì?
Khi được 2 t.uổi, trẻ bắt đầu cảm nhận được cảm giác đầy bàng quang và bắt đầu từ đó trẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu vào ban ngày. Từ 5 t.uổi trở lên trẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 t.uổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã bị mắc rối loạn tiểu tiện.
Rối loạn tiểu tiện là tình trạng tăng số lần đi tiểu vào ban ngày, mỗi lần một lượng ít, không có dấu hiệu tiểu m.áu hay đau khi đi tiểu.
Trẻ trên 5 t.uổi mà chưa kiểm soát được việc tiểu tiện thì trẻ đã mắc rối loạn đi tiểu. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân của rối loạn tiểu tiện
Đến nay chưa có nguyên nhân cụ thể nào được tìm thấy gây nên tình trạng rối loạn tiểu tiện. Người ta nhận thấy có một số yếu tố thúc đẩy dễ đưa đến hiện tượng trên, bao gồm:
– Yếu tố nội tại: Viêm bàng quang không nhiễm khuẩn, viêm niệu đạo do hóa chất, bất thường thành phần nước tiểu, nước tiểu có nhiều canxi, bàng quang tăng nhạy cảm khi gặp thời tiết lạnh
– Yếu tố tâm lý: Chuyển trường, môi trường học tập mới, bị bắt nạt trong trường hoặc chuyển nhà, cha mẹ bất hòa, ly hôn, người thân qua đời, có thêm em nhỏ…
Biểu hiện của rối loạn tiểu tiện ở trẻ
Những biểu hiện của rối loạn tiểu tiện ở t.rẻ e.m bao gồm loại sau:
Tiểu không tự chủ: trẻ không có khả năng kiểm soát việc đi tiểu.
Tiểu khó: tiểu đau, tiểu rát hoặc khó đi tiểu.
Tiểu dầm: tiểu không kiểm soát khi trẻ đang ngủ.
Tiểu gấp: trẻ tiểu són ra quần ngay khi có mắc tiểu.
Tiểu nhiều lần: tiểu> 1 lần mỗi giờ.
Tiểu ít lần: số lần đi tiểu
Rối loạn tiểu tiện ở trẻ có tự khỏi không, trường hợp nào cần phải điều trị?
Rối loạn tiểu tiện ở trẻ là hiện tượng lành tính và có thể tự khỏi, thường từ 8 tuần đến vài tháng. Cha mẹ cần tìm hiểu, trò chuyện với trẻ để phát hiện những yếu tố có thể thúc đẩy trẻ mắc phải tình trạng này. Ví dụ như yếu tố trường học, yếu tố gia đình, và giúp trẻ điều chỉnh lại thói quen đi tiểu mà không cần phải dùng thuốc hay biện pháp can thiệp xâm lấn nào.
Trong trường hợp rối loạn đi tiểu ở trẻ kéo dài, không tự khỏi dù gia đình đã sử dụng liệu pháp tâm lý, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để được thăm khám. Rối loạn tiểu tiện kéo dài ở trẻ không chỉ ảnh hưởng ít đến vấn đề sinh hoạt của trẻ mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn như: n.hiễm t.rùng tiểu tái phát, viêm đài bể thận cấp, thận ứ nước, trào ngược bàng quang niệu quản, suy thận…