Ngừng thở khi ngủ là một hội chứng rối loạn mà người bệnh có những cơn ngưng thở hoàn toàn trong ít nhất 10 lần, lặp đi lặp lại trong giấc ngủ, do tắc nghẽn đường thở hay do tổn thương thần kinh trung ương…
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có thể bị tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác, thậm chí dẫn đến đột tử.
1. Phương pháp điều trị chứng ngừng thở khi ngủ
Dựa theo cơ chế gây ngừng thở khi ngủ mà hội chứng này được chia làm 3 loại bao gồm ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn, ngừng thở khi ngủ trung ương và ngừng thở khi ngủ hỗn hợp. Trong đó, ngừng thở do tắc nghẽn là thể phổ biến nhất.
Việc điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ được dựa trên mức độ bệnh. Mục tiêu điều trị là làm giảm tình trạng gián đoạn hô hấp và cải thiện giấc ngủ.
Ở mức độ nhẹ, người bệnh cần giảm cân, dùng gối tránh ngáy, ngủ ở tư thế nằm nghiêng, thay đổi lối sống như giảm bia rượu, t.huốc l.á… Ngoài ra, có thể dùng dụng cụ hỗ trợ gắn miệng đẩy hàm, điều trị viêm mũi dị ứng, bệnh lý tai mũi họng gây hẹp tắc đường thở nếu có.
Với những bệnh nhân ở mức độ trung bình hoặc nặng, bác sĩ có thể chỉ định đeo máy thở áp lực dương liên tục CPAP khi ngủ hoặc phẫu thuật chỉnh hình màn hầu – lưỡi gà (UPPP).
1.1. Biện pháp thay đổi lối sống
Đối với bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ mức độ nhẹ, việc thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, cụ thể như sau:
– Giảm cân: Chứng ngưng thở khi ngủ có liên quan mật thiết đến tình trạng thừa cân, béo phì. Do đó người bệnh cần giảm cân bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường vận động thể chất. Ưu tiên các loại thực phẩm giàu protein, chất xơ và carbohydrate phức hợp. Cùng với đó, cần hạn chế ăn đồ ăn nhanh, chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt…
– Tập thể dục thường xuyên: Vận động mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể nói chung và cũng giúp giảm bớt các triệu chứng của ngưng thở khi ngủ. Tùy vào thể trạng, nên duy trì tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần với các hình thức như đi bộ, bơi lội, tập yoga…
– Thay đổi tư thế khi ngủ: Người bệnh ngưng thở khi ngủ nên lựa chọn tư thế ngủ nằm nghiêng một bên. Bởi tư thế nằm ngửa dễ làm cho lưỡi và vòm miệng tụt về phía cổ họng và làm nghẽn đường thở.
– Bỏ rượu bia và t.huốc l.á: Rượu bia, t.huốc l.á và các chất kích thích có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ngưng thở khi ngủ. Vì vậy, nên tránh xa những thói quen thiếu lành mạnh càng sớm càng tốt.
Bài Viết Liên Quan
- B.é t.rai thành con gái sau một tháng chào đời
- 5 nguyên nhân thiếu ngủ làm tăng lượng đường trong m.áu
- Dự phòng biến chứng Parkinson
Tư thế ngủ nghiêng một bên sẽ giúp ích cho người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
1.2. Sử dụng dụng cụ cố định hàm hoặc lưỡi
Chứng ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra khi các mô mềm ở đầu hoặc cổ, đặc biệt là quanh miệng và hàm, đè xuống khí quản. Các thiết bị đặc biệt có thể giúp giữ hàm và lưỡi ở vị trí không gây áp lực lên khí quản. Phương pháp này thường được áp dụng cho người bệnh mắc chứng ngưng thở khi ngủ dạng nhẹ đến trung bình.
Trong một số trường hợp tắc nghẽn do cấu trúc hàm, mũi hoặc cổ họng, có thể được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ vật cản và mở rộng đường dẫn khí.
1.3. Liệu pháp PAP
Liệu pháp áp lực đường thở dương (PAP) là phương pháp điều trị dành cho hầu hết những người mắc chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
Liệu pháp PAP giữ cho đường thở luôn mở với không khí có áp suất được bơm từ máy qua vòi và mặt nạ đeo trên mặt, chỉ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Áp suất không khí của chúng phải được điều chỉnh dựa trên kết quả của nghiệm pháp đa ký giấc ngủ.
Một loại trị liệu PAP phổ biến là sử dụng thiết bị áp suất đường thở dương liên tục (CPAP) để đưa một luồng không khí luôn được đặt ở cùng một mức áp suất. Các loại thiết bị PAP khác, chẳng hạn như áp suất đường thở dương hai cấp độ (BiPAP) và áp suất đường thở dương tự động chuẩn độ (APAP) sẽ cung cấp sự thay đổi về lượng áp suất không khí.
2. Một số lưu ý trong quá trình điều trị ngừng thở khi ngủ
Để điều trị hiệu quả hội chứng ngừng thở khi ngủ, bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ. Tham gia tái khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng hoặc chuyên gia về giấc ngủ. Người bệnh cần theo dõi các triệu chứng bất thường và báo lại cho bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời (nếu có).
Người bị ngừng thở khi ngủ có nguy cơ buồn ngủ vào ban ngày, vì thế nên tránh các hoạt động như lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng khi buồn ngủ.
Ngoài ra, cần tránh sử dụng các t.huốc a.n t.hần hoặc t.huốc n.gủ khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Những thuốc này làm các cơ cổ họng bị thả lỏng hơn, gây trở ngại cho việc hít thở.
Điều đáng sợ nhất khi gây mê
Theo các chuyên gia, biến chứng lớn nhất trong quá trình gây mê chính là vấn đề không quản lý được đường thở.
Việc không quản lý được đường thở có thể làm cho bệnh nhân t.ử v.ong ngay hoặc tổn thương không hồi phục của hệ thần kinh trung ương. Ảnh: Sciences.
Đây là nhận định của các chuyên gia trong Hội nghị Quản lý đường thở WAAM 2024 diễn ra tại Hà Nội sáng 13/4.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế, cho biết đây là cơ hội để y bác sĩ, các chuyên gia về gây mê hồi sức của Việt Nam được trao đổi chuyên môn với các chuyên gia đầu ngành trên thế giới về quản lý đường thở. Từ đó, nâng cao kiến thức, tay nghề để tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Theo các bác sĩ, biến chứng lớn nhất trong quá trình gây mê chính là vấn đề không quản lý được đường thở. Việc không quản lý được đường thở có thể làm cho bệnh nhân t.ử v.ong ngay hoặc tổn thương không hồi phục của hệ thần kinh trung ương.
Với những ca bệnh bình thường, đặt nội khí quản trong quá trình gây mê là thao tác thường quy; nhưng đối với những bệnh nhân có đường thở phức tạp, biến dạng, trong tình trạng cấp cứu, thì nguy cơ xảy ra biến chứng rất cao nếu bác sĩ không có phân loại đúng và phương án xử lý kịp thời.
Giáo sư Anil Patel, Đại diện WAAM, cho hay có 2 loại đường thở khó: đường thở khó định trước và đường thở khó không định trước. Đường thở khó định trước được xác định trong quá trình khám mê, đ.ánh giá tiếp cận đường thở, dựa trên các dấu hiệu tiên lượng. Trong khi đó, đường thở khó không định trước là những bệnh nhân nằm ngoài những yếu tố tiên lượng và chỉ được xác định trong quá trình gây mê.
Giáo sư Anil Patel, Đại diện WAAM, phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Bệnh viện Hồng Ngọc.
“Việc phổ biến các kiến thức phân loại, phối hợp cả ê-kíp theo kế hoạch và xử trí với từng bệnh nhân có định trước hoặc không định trước chính là chìa khóa then chốt đảm bảo an toàn thông khí cho mọi ca bệnh”, GS Anil Patel nhấn mạnh.
Tại đây, các chuyên gia cũng chỉ ra những khó khăn còn tồn tại chủ yếu do sự thiếu đồng bộ và thiếu cơ hội ứng dụng thực tiễn trong quy trình gây mê ở nhiều bệnh viện. Để có thể áp dụng quy trình này, đòi hỏi sự hiểu biết của từng cá nhân trong ê-kíp gây mê về quản lý, cũng như sự đồng lòng, đồng nhất trong quy trình xử lý.
Hội nghị WAAM kéo dài 2 ngày, với phiên 6 làm việc, được tổ chức ngày 13/4 tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và ngày 14/4 tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, thu hút 1.600 bác sĩ tham dự trực tuyến và trực tiếp.
Hội nghị này được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam cũng như ASEAN, với phần tham luận của 15 chuyên gia bác sĩ hàng đầu thế giới về gây mê hồi sức.