Cách chữa dị ứng thức ăn để hết sưng ngứa

Dị ứng thức ăn là tình trạng xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với một protein có trong thức ăn.

Dị ứng thức ăn có thể biểu hiện nhẹ như nổi mẩn ngứa, nhưng cũng có thể nặng hơn như phù nề, sốc rất nguy hiểm. Cần làm gì để chữa dị ứng thức ăn?

Các triệu chứng khi bị dị ứng thức ăn

Các triệu chứng khi bị dị ứng thức ăn là gây khó chịu nhưng thường không quá nghiêm trọng. Các triệu chứng phổ biến như:

Nổi mề đay, ngứa, phát ban ngoài da.

Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy.

Ngứa ran trong miệng, lưỡi, cổ họng.

Trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện triệu chứng:

Phù nề mặt mũi, môi, lưỡi, cổ họng và một số bộ phận khác.

Chóng mặt, xỉu, toát mồ hôi, da nhợt nhạt, tím tái.

Thở gấp, khó thở, nghẹt mũi.

Sốc phản vệ như co thắt khí quản, phế quản, tụt huyết áp, bất tỉnh, sưng họng quá mức gây nghẹn…

Đây là những dấu hiệu nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng.

Các triệu chứng của dị ứng thức ăn thường xuất hiện trong vòng 2 giờ sau khi ăn các thực phẩm gây dị ứng. Tuy nhiên cũng có thể xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn.

cach chua di ung thuc an de het sung ngua 699 7125045

Thực phẩm dễ gây dị ứng.

Cách điều trị khi bị dị ứng thức ăn

Đến nay vẫn chưa có thuốc hoặc liệu pháp nào điều trị dứt điểm tình huống dị ứng thức ăn. Các thuốc điều trị nhằm làm giảm triệu chứng và giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Khi bắt đầu mới xuất hiện, triệu chứng nhẹ, cần ngừng ngay thức ăn và sử dụng thuốc kháng histamin để giảm bớt các phản ứng dị ứng, giảm nổi mề đay, phát ban, ngứa, phù nề…

Trong trường hợp dị ứng nghiêm trọng, ngừng ngay thức ăn gây dị ứng và cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn cấp cứu và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Các thuốc sử dụng khi bị dị ứng thức ăn tùy theo mức độ dị ứng mà sẽ cần sử dụng các loại thuốc khác nhau.

Nhóm kháng histamin: Dùng trong trường hợp dị ứng nhẹ như nổi mẩn, ngứa nhẹ ngoài da. Có 2 loại kháng histamin là H1 và H2, nhưng trong điều trị dị ứng thì kháng histamin H1 là lựa chọn đầu tay. Kháng histamin H1 trên thị trường phổ biến là thế hệ 1 và thế hệ 2.

Trong đó, kháng histamin H1 thế hệ 1 gồm các thuốc như promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin, hydroxyzin… Các thuốc này qua được hàng rào m.áu não nên có tác dụng phụ gây buồn ngủ. Thời gian thuốc tác dụng ngắn nên phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày.

Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 gồm loratadin, cetirizin, fexofenadin ít gây buồn ngủ hơn thuốc thế hệ 1 nên được sử dụng rộng rãi hơn trong điều trị.

Thuốc chỉ giúp làm giảm triệu chứng, không làm thay đổi căn nguyên của bệnh. Do đó khi bệnh nhân đã biết mình bị dị ứng với loại thực phẩm nào đã từng ăn thì nên tránh ăn cho lần sau.

cach chua di ung thuc an de het sung ngua 360 7125045

Sưng ngứa do dị ứng thức ăn.

Methylprednisolone: Trường hợp dị ứng thức ăn nặng hơn, ngoài kháng histamin H1, bệnh nhân có thể cần phối hợp với thuốc methylprednisolone. Đây là thuốc thuộc nhóm corticoid có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp giảm các triệu chứng khó chịu như sưng, đau và dị ứng.

Thuốc sử dụng bằng đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống sau bữa ăn. Do thuốc có khá nhiều tác dụng phụ, nên cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Không nên tự ý tăng liều hoặc kéo dài liều thuốc hơn với hướng dẫn của bác sĩ. Vì nếu dùng sai cách thì tình trạng bệnh có thể không cải thiện nhiều mà nguy cơ xảy ra tác dụng phụ cao hơn.

Trường hợp các phản ứng dị ứng thức ăn nặng, có dấu hiệu hạ huyết áp hoặc phù nề, khó thở… ngoài việc sử dụng các thuốc chống dị ứng bệnh nhân có thể phải dùng đến thuốc nâng huyết áp, thuốc chống viêm, giãn phế quản, thuốc chống phù nề… Các thuốc này sẽ được sử dụng tại các cơ sở y tế. Do đó, sau khi sơ cứu bệnh nhân và dùng thuốc chống dị ứng tại nhà, cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu…

TP.HCM: Cô gái bị sốc phản vệ do chạy bộ quá sức

Đang chạy bộ, cô gái 23 t.uổi ở TP.HCM bỗng nổi mề đay, ngứa, khó thở, tím tái, chóng mặt, té ngã…

và được người nhà đưa vào bệnh viện khoa cấp cứu.

Ngày 30.11, bác sĩ CK.I Nguyễn Hoàng Khương (khoa Cấp cứu, Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM), cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân Đ.T.T.T (23 t.uổi), bị sốc phản vệ khi chạy bộ quá sức.

Nguy hiểm khi tập thể dục cường độ cao

Theo bác sĩ Hoàng Khương, nữ bệnh nhân được người nhà đưa đi cấp cứu trong tình trạng nổi hồng ban toàn thân, phù mắt và môi, huyết áp giảm 70/40 mmHg (mức bình thường 120/80 mmHg). Bác sĩ nhận định, bệnh nhân sốc phản vệ độ 3 do tập thể dục quá sức khiến toàn thân nổi mề đay, sưng mắt và môi, ngứa, tụt huyết áp, khó thở, tím tái.

Bệnh nhân được tiêm thuốc vận mạch, thuốc kháng dị ứng và được theo dõi sát các chỉ số huyết áp, mạch, nhịp thở, SpO2 (nồng độ bão hòa ô xy trong m.áu), tri giác và thể tích nước tiểu…

tphcm co gai bi soc phan ve do chay bo qua suc 50d 6772943

Bác sĩ Hoàng Khương đang cấp cứu bệnh nhân. Ảnh ĐINH TIÊN

Sau hơn 2 giờ cấp cứu, bệnh nhân giảm ngứa, mắt và môi bớt sưng, hết khó thở, huyết áp về ngưỡng an toàn, mạch ổn định trở lại. Bệnh nhân T. được chuyển lên khoa Hồi sức cấp cứu (ICU) để theo dõi. Hiện bệnh nhân khỏe và được xuất viện.

Theo Hoàng Khương, bệnh nhân T. có t.iền căn thường nổi mề đay khi tập thể dục. Nhưng lần này, bệnh nhân rơi vào sốc phản vệ do tập thể dục với cường độ cao.

“Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu sớm nên bác sĩ xử trí kịp thời. Mặt khác, trước khi đến bệnh viện, người nhà biết cách sơ cứu ban đầu (đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp hơn chân, giữ đường thở thông thoáng) và gọi xe cứu thương giúp người bệnh không bị sốc trong lúc di chuyển”, bác sĩ Hoàng Khương nói.

Nhận biết sốc phản vệ khi chơi thể thao

Theo bác sĩ Hoàng Khương, phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính, xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm với một số yếu tố nguy cơ (có thể là thuốc, nọc động vật, trứng, hải sản, đậu phộng…). Sốc phản vệ xuất hiện từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (dị nguyên).

Biểu hiện sốc phản vệ đa dạng với những bệnh cảnh lâm sàng khác nhau (sốc, phù mạch, nổi mề đay, khó thở, chảy nước mắt, tụt huyết áp…). Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây t.ử v.ong.

“Hiếm khi tập thể dục gây ra sốc phản vệ nhưng y văn thế giới cũng ghi nhận một số trường hợp tương tự. Một số bệnh nhân thường chỉ xuất hiện triệu chứng khi gắng sức kèm thêm yếu tố đồng kích thích là thức ăn. Vì vậy, với người có cơ địa dễ dị ứng khi tập thể dục cần thận trọng khi hoạt động thể lực quá sức vì khi tập thể dục, cơ thể nóng lên gây ngứa, nổi mề đay, khó thở, huyết áp giảm làm chóng mặt, té ngã, ngưng thở… có thể đe dọa tính mạng nạn nhân”, bác sĩ Hoàng Khương thông tin.

Cũng theo bác sĩ, người dân có thể nhận biết cơ thể có dị ứng khi tập thể dục qua những triệu chứng: nóng bừng, đỏ da, nổi mề đay, ngứa sưng mắt, môi, khó thở, thở khò khè, tụt huyết áp, chóng mặt, té ngã…

Bác sĩ Hoàng Khương khuyến cáo người dân khi tập thể dục nếu thấy ngứa, nổi mề đay phải dừng ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị. Với người từng dị ứng, sốc phản vệ khi tập thể dục hãy hỏi bác sĩ để được kê thuốc uống chống dị ứng trước khi tập và tập ở cường độ vừa phải. Bác sĩ sẽ tìm ra môn thể thao phù hợp với từng bệnh nhân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *