Cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

Nam Bộ đang trong giai đoạn thời tiết nắng nóng kéo dài, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi-rút spp.

Căn cứ kết quả kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm, Chi cục ATVSTP tỉnh Khánh Hòa có báo cáo và nếu không bảo quản cẩn thận và phát triển khiến thức ăn dễ bị ôi thiu.

canh bao nguy co mat an toan thuc pham mua nang nong 42e 7125445

Trong khi đó, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đang diễn ra càng làm gia tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm (NĐTP), đặc biệt là NĐTP tập thể với số lượng người mắc tăng và ngày càng nghiêm trọng. Điều này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo trong vấn đề ATVSTP.

GIA TĂNG NGỘ ĐỘC TẬP THỂ

Liên quan đến vụ hơn 360 người nhập viện do đau bụng, nôn ói, nghi do ăn thức ăn nhiễm khuẩn từ quán gà T.A (đường Bà Triệu, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) nghi do NĐTP, Viện Pasteur Nha Trang đã có thông báo kết quả kiểm nghiệm mẫu NĐTP được gửi từ Trung tâm Y tế TP.Nha Trang. Cụ thể, trong mẫu hành phi gửi ngày 13/3, phát hiện vi khuẩn Salmonella; rau (dưa chua) phát hiện vi khuẩn Bacillus cereus và vi khuẩn Escherichia coli; bàn tay bà L.T.B.L dương tính với Staphyloccocus aureus (tụ cầu vàng); trong mẫu nước máy tại vòi khu vực chế biến phát hiện vi khuẩn Escherichia coli và vi khuẩn Coliform; trong mẫu nước giếng lấy tại thùng chứa nước giếng dùng để rửa dụng cụ có vi khuẩn Escherichia coli, vi khuẩn Coliform và vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa.

Mẫu gửi “cơm chan sốt trứng” và “gà xé” do người dân mua còn lưu trữ gửi ngày 15/3 đều có Salmonella và Bacillus cereus, riêng mẫu gà xé có thêm Staphylococcus aureus; còn trong mẫu nuôi cấy phân của bệnh nhân có khuẩn Salmonella nhận định đây là vụ NĐTP do vi sinh vật (vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus) gây ra. Hiện lực lượng chức năng đã đình chỉ hoạt động quán ăn này.

Trước đó, cuối tháng 01/2024, sau khi ăn bánh mì kèm patê gan, thịt nguội, chả lụa, chà bông, dưa leo, bơ… mua tại tiệm bánh mì Thu Hà (số 2 đường Hai Bà Trưng, TP. Sóc Trăng), có 159 người có biểu hiện NĐTP với triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt… phải nhập viện điều trị. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, nguyên nhân gây NĐTP là do vi sinh vật Salmonellaspp phát hiện trong thịt nguội. Ngày 12/3, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng xác nhận, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh bánh mì Thu Hà (số 2 đường Hai Bà Trưng, TP.Sóc Trăng) với số t.iền 90 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động kinh doanh 4 tháng và buộc chịu mọi chi phí khám, điều trị cho 153 người bị ngộ độc thực phẩm với số t.iền trên 384 triệu đồng.

canh bao nguy co mat an toan thuc pham mua nang nong acf 7125445

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại một chợ đầu mối ở TPHCM dịp Tết Nguyên đán 2024

KHÔNG THỂ CHỦ QUAN

Hiện nay, khu vực phía Nam và TPHCM đang bước vào cao điểm nắng nóng kéo dài, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến ATVSTP, khiến người dân có nguy cơ cao bị ngộ độc do thực phẩm, đồ ăn chế biến, bảo quản không đúng cách dễ bị ôi thiu. Để hạn chế các vụ NĐTP có thể xảy ra, Sở An toàn thực phẩm TPHCM vừa đưa ra những khuyến cáo cho các cơ sở kinh doanh, sản xuất và người tiêu dùng cần thực hiện các biện pháp để phòng, tránh NĐTP trong mùa nắng nóng.

Theo Sở An toàn thực phẩm TPHCM, thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển dẫn tới nhiễm khuẩn hoặc dễ làm cho thức ăn ôi thiu có thể gây ra NĐTP. Nhiều người có thói quen xử lý thực phẩm, nấu ăn không đúng cách hoặc bảo quản chưa đúng, thức ăn để ở nhiệt độ thông thường quá lâu; nắng nóng khiến nhiều người ngại nấu ăn nên hay mua các loại thức ăn đường phố không bảo đảm vệ sinh, thực phẩm bày bán không bảo quản đúng cách cũng gây ra NĐTP. Do đó, Sở An toàn thực phẩm TPHCM khuyến cáo các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống NĐTP như sau: Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cần ngăn ngừa ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm…

Trong công tác vận chuyển thực phẩm, cần bảo đảm ATVSTP, không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hóa độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Đối với người dân, cần chú ý thực hiện tốt 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm an toàn như chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch; nấu chín kỹ thức ăn và ăn ngay sau khi nấu. Không ăn thức ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng. Tách biệt đồ sống và chín, cần có vật dụng chế biến riêng thức ăn chín và sống; nếu dùng chung phải rửa sạch sau mỗi lần chế biến thức ăn sống.

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, không nên để quá 2 giờ ở nhiệt độ thường. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giữ bếp và các vật dụng làm bếp sạch sẽ…

N ă m 2023, cả nước ghi nhận 125 vụ NĐTP, làm hơn 2.100 người ngộ độc, 28 người t.ử v.ong. Đáng chú ý, đã xuất hiện ngộ độc do clostridium botulinum. Đăc biệt trong năm 2023, ngành y tế kiểm tra hơn 382.000 cơ sở, phát hiện trên 34.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, trong đó hơn 12.000 cơ sở bị phạt khoảng 44,4 tỷ đồng. Ngành nông nghiệp thanh tra hơn 19.300 cơ sở sản xuất, kinh doanh, vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, xử phạt hành chính hơn 1.600 cơ sở với hơn 14,4 tỷ đồng. Ngành công thương kiểm tra hơn 8.300 vụ, xử lý gần 7.000 vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm, xử phạt 36,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tịch thu 31,6 tỷ đồng. Lực lượng Cảnh sát Môi trường Bộ Công an phát hiện, xử lý hơn 7.000 vụ, khởi tố 33 vụ.

Chế độ ăn cho người mắc bệnh vảy nến

Với bệnh vảy nến, điều quan trọng là tránh các thực phẩm có thể gây viêm. Viêm là phản ứng của hệ thống miễn dịch.

Có một số loại thực phẩm nên ăn và một số chế độ ăn kiêng nhất định cần cân nhắc khi điều trị bệnh vảy nến.

Khi bị bệnh vảy nến, việc giảm các tác nhân gây bệnh là một phần quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh và tránh bùng phát. Bệnh vảy nến bùng phát có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Những tác nhân này có thể bao gồm thời tiết xấu, căng thẳng quá mức và một số loại thực phẩm.

Theo các chuyên gia, bệnh vảy nến phụ thuộc rất nhiều vào bệnh nhân và t.iền sử của họ. Mỗi người đều có những yêu cầu về chế độ ăn uống khác nhau dựa trên nhu cầu riêng. Nhưng việc áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ khiến mọi người cảm thấy tốt hơn và giảm căng thẳng, điều đó có thể ảnh hưởng tích cực đến tình trạng bệnh vảy nến.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh vảy nến

che do an cho nguoi mac benh vay nen e87 7125060

Chế độ ăn uống rất quan trọng với người bệnh vảy nến.

Đến nay, vẫn chưa rõ liệu việc ăn một số loại thực phẩm nhất định hay tránh những loại khác có thể có tác động đáng kể đến tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến hay không.

Những người thừa cân hoặc béo phì, có liên quan đến béo phì, có thể giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh vảy nến bằng cách giảm cân, dựa trên chế độ ăn ít calo.

Bệnh nhân vảy nến mắc bệnh celiac có thể thấy việc tránh các thực phẩm có chứa gluten sẽ hữu ích trong việc kiểm soát các triệu chứng. Nếu ai đó có kháng thể bệnh celiac, chế độ ăn không chứa gluten có thể có lợi cho bệnh vảy nến.

Không có một chế độ ăn kiêng nào để điều trị bệnh vảy nến hoặc có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng thực phẩm nạp vào cơ thể vẫn là một bước quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Nhiều mô tả về bệnh vảy nến tập trung vào các nguyên nhân và điều kiện có tính chất di truyền hoặc môi trường nhưng lại bỏ qua dinh dưỡng hoặc chỉ đề cập đến khả năng thực phẩm là nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, dinh dưỡng quyết định rất nhiều đến môi trường bên trong chúng ta và sức khỏe của các rào cản bảo vệ chúng ta, chẳng hạn như lớp niêm mạc của đường tiêu hóa.

2. Các dưỡng chất cần thiết

Chế độ ăn với lượng calo thích hợp và thành phần cân bằng của các chất dinh dưỡng có thể được đề xuất cho phù hợp với từng bệnh nhân. Nói chung, bệnh nhân vảy nến nên thực hiện chế độ ăn với thành phần thích hợp của chất béo và đường, ăn đủ cá/ hải sản có vỏ, đậu tương và chất xơ, tránh ăn quá nhiều thịt đỏ, đường đơn và rượu.

Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung dinh dưỡng có thể giúp giảm viêm trong bệnh vảy nến. Dầu cá, vitamin D, vitamin B-12 và selen đều đã được nghiên cứu để điều trị bệnh vảy nến.Lợi ích của việc bổ sung các chất dinh dưỡng này có thể bao gồm việc giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát.

Vitamin D

Ở người, vitamin D được cung cấp thông qua chế độ ăn uống và qua tổng hợp trong da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin D là:

Dầu gan cá,

Cá kiếm, cá hồi, cá ngừ, cá mòi,

Gan bò,

Trứng hoặc pho mát.

Vitamin D là một chất trung gian chính của phản ứng viêm. Vitamin D có tác động trên bạch cầu đơn nhân/ đại thực bào và điều chỉnh giảm việc sản xuất TNF-, IL-1, IL-6, hoặc IL-8. Nồng độ vitamin D trong huyết thanh bị giảm ở những bệnh nhân bị bệnh vảy nến so với người bình thường. Một số thử nghiệm bổ sung vitamin D3 đường uống đang được tiến hành để sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến.

Vitamin B12

che do an cho nguoi mac benh vay nen a10 7125060

Vitamin B12 có nhiều trong cá/ động vật có vỏ (sò, hàu, ngao, hoặc trứng cá hồi).

Vitamin B12 có nhiều trong cá/ động vật có vỏ (sò, hàu, ngao, hoặc trứng cá hồi) hoặc gan (bò, lợn, gà). Vitamin B12 có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi các stress oxy hóa do viêm.

Tác dụng của vitamin B12 tại chỗ trên bệnh vảy nến cũng được báo cáo. Tuy nhiên, một thử nghiệm lâm sàng về tiêm bắp vitamin B12 cùng với liệu pháp thông thường không làm tăng hiệu quả điều trị đối với bệnh vảy nến.

Vitamin A

Các nguồn cung cấp vitamin A (retinol) trong chế độ ăn uống là gan, cá, trứng hoặc bơ, t.iền vitamin A như beta-carotene, có nhiều trong các rau củ màu xanh lá cây/ vàng như cà rốt hoặc rau bina. Vitamin A trong chế độ ăn uống được hấp thụ trong ruột, chủ yếu được phân phối đến gan và ở mức độ thấp hơn là thận, mô mỡ hoặc tủy xương.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa lượng vitamin A trong chế độ ăn và sự phát triển hoặc trầm trọng thêm của viêm khớp vảy nến cần được nghiên cứu thêm.

Selenium

Selenium có nhiều trong cá/ động vật có vỏ, trứng, thịt gia cầm hoặc ngũ cốc. Đây là một nguyên tố vi lượng có đặc tính chống oxy hóa và điều hòa miễn dịch. Mặc dù không có nhiều bằng chứng cụ thể về vai trò của vi chất này, các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên bổ sung selenium, dựa trên những quan sát cho thấy hàm lượng selenium có xu hướng giảm ở bệnh nhân vảy nến.

Genistein (có trong đậu nành)

che do an cho nguoi mac benh vay nen f98 7125060

Đậu nành được ghi nhận là tốt cho người bệnh vảy nến.

Đậu nành được cho là thực phẩm có chứa chất hỗ trợ chống bệnh vảy nến tiềm năng. Isoflavone là phytoestrogen có nhiều trong đậu nành và genistein là isoflavone chính có hoạt tính chống viêm mạnh.

Probiotics

Probiotics là những vi sinh vật sống mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ khi được sử dụng với số lượng thích hợp. Việc sử dụng các probiotics được cho là mang lại hiệu quả có lợi cho bệnh nhân vảy nến.

Một số loại thực phẩm có chứa probiotics, bao gồm thực phẩm lên men như kim chi, dưa cải muối, nấm thủy sâm, sữa chua và nấm sữa kefir.

Ngoài ra, các acid béo không bão hòa như DHA hoặc EPA có thể được khuyến nghị. Bệnh nhân béo phì có thể cân nhắc sử dụng chế độ ăn ít calo để giảm cân. Bệnh nhân vảy nến có nồng độ vitamin D hoặc selen trong huyết thanh thấp có thể được xem xét để bổ sung vitamin D hoặc selen tương ứng.

Tóm lại, các chất béo bão hòa, thịt đỏ, carbohydrate đơn giản, hoặc rượu làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến và các bệnh đi kèm.

Ngược lại, các acid béo omega-3, vitamin D, vitamin B12, chất xơ, genistein, selenium hoặc chế phẩm sinh học cải thiện bệnh vảy nến hoặc các bệnh đi kèm.

3. Thực phẩm cần hạn chế hoặc tránh khi bị bệnh vảy nến

Bởi vì bệnh vảy nến là một bệnh qua trung gian miễn dịch nên nó không chỉ giới hạn ở da; nó mang tính hệ thống. Vì vậy, việc chọn những thực phẩm hỗ trợ và tránh những thực phẩm không hỗ trợ sức khỏe tổng thể là điều hợp lý.

Dưới đây là một số điều cần cân nhắc hạn chế trong chế độ ăn uống:

Các loại thực phẩm dưới đây có thể gây bùng phát bệnh vảy nến nhưng chúng có thể không ảnh hưởng đến tất cả những người bị bệnh vảy nến.

Chất béo bão hòa và omega-6

che do an cho nguoi mac benh vay nen f1b 7125060

Thịt bò có nhiều chất bão hòa có thể gây bùng phát bệnh vảy nến.

Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ và mỡ động vật. Chế độ ăn giàu các loại chất béo này làm nặng thêm tổn thương viêm da dạng vảy nến trên mô hình chuột thực nghiệm. Các chất béo bão hòa kích hoạt sản xuất IL-1 và IL-18 hoạt động từ đại thực bào. Sự gia tăng IL-1 thúc đẩy sự biểu hiện của CCL20 trong lớp biểu bì, dẫn đến sự tích tụ của các tế bào Th17 vào vùng da tổn thương.

Các chất béo không bão hòa dạng omega-6, đại diện là acid linoleic, có nhiều trong dầu thực vật và bơ thực vật. Mối liên hệ giữa việc tiêu thụ các loại chất béo này với bệnh vảy nến vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong cơ thể, acid linoleic được chuyển hóa thành acid arachidonic, là t.iền chất của một loạt các chất trung gian của phản ứng viêm như các prostanoid (tiêu biểu là prostaglanin E2 và thromboxane A2) và leukotriene, đây có thể là các yếu tố thúc đẩy tổn thương viêm trong bệnh vảy nến.

Carbohydrate đơn giản

Các loại carbohydrate đơn giản (sucrose, fructose) được ghi nhận là một thực phẩm có thể kích hoạt đợt nặng lên của tổn thương vảy nến, do làm tăng nặng các stress oxy hóa và phản ứng viêm. Mô hình chuột thực nghiệm với chế độ ăn giàu fructose có nồng độ IL-17F cao hơn nhóm đối chứng.

Một nghiên cứu khác cho thấy béo phì không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến bệnh vảy nến mà chế độ ăn nhiều carbohydrate đơn cũng có vai trò quan trọng.

Thịt đỏ, sữa và trứng

Thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn) sữa và trứng chứa một loại acid béo không bão hòa đa gọi là acid arachidonic. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các sản phẩm phụ của acid arachidonic có thể đóng một vai trò trong việc tạo ra các tổn thương vảy nến. Do đó, ăn quá nhiều thịt đỏ, sữa và trứng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm ở bệnh vảy nến. Ngoài ra, cần tránh cả xúc xích, thịt xông khói và các loại thịt đỏ chế biến khác.

Rượu, bia

Sự bùng phát tự miễn dịch có liên quan đến sức khỏe của hệ thống miễn dịch. Rượu được cho là tác nhân gây bệnh vảy nến do tác động gây rối loạn của nó lên các con đường khác nhau của hệ thống miễn dịch.

Rượu, bia hay đồ uống có cồn nói chung, đã được ghi nhận một cách rõ ràng là một yếu tố kích hoạt hoặc làm nặng lên bệnh vảy nến: ethanol làm tăng sản xuất TNF- trong bạch cầu đơn nhân /đại thực bào, tăng sinh tế bào lympho và giải phóng histamine từ tế bào mast.

Tổn thương gan do rượu có thể làm suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ da và hoạt hóa sự tăng sinh của tế bào sừng. Ngoài ra, rượu có thể thúc đẩy viêm.

Bên cạnh đó, việc uống rượu hay nghiện rượu cũng làm giảm tuân thủ điều trị, giảm hiệu quả và tăng độc tính của các phương pháp trị liệu toàn thân. Bệnh nhân vảy nến nên tránh tối đa sử dụng rượu bia và các đồ uống có cồn khác.

Gluten

Bệnh Celiac là một tình trạng sức khỏe đặc trưng bởi phản ứng tự miễn dịch với gluten protein. Những người mắc bệnh vảy nến đã được phát hiện có dấu hiệu tăng độ nhạy cảm với gluten. Nếu bị bệnh vảy nến và nhạy cảm với gluten, điều quan trọng là phải cắt bỏ các thực phẩm có chứa gluten.

Thực phẩm chế biến

Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhiều calo có thể dẫn đến béo phì, hội chứng chuyển hóa và nhiều tình trạng sức khỏe mạn tính. Một số tình trạng như vậy gây ra tình trạng viêm mạn tính trong cơ thể, có thể liên quan đến bệnh vảy nến bùng phát. Những thực phẩm cần tránh như: Thịt chế biến; Sản phẩm thực phẩm đóng gói sẵn; Trái cây và rau quả đóng hộp; Bất kỳ thực phẩm chế biến nào có nhiều đường, muối và chất béo.

Thực phẩm chứa solanine

Một trong những nguyên nhân được báo cáo phổ biến nhất gây bùng phát bệnh vảy nến là việc tiêu thụ thực phẩm chứa solanine, được biết là có ảnh hưởng đến tiêu hóa và có thể là nguyên nhân gây viêm. Những thực phẩm cần tránh bao gồm: Cà chua; Khoai tây; Cà tím; Ớt.

4. Thực phẩm nên ăn nếu bạn bị bệnh vảy nến

Với bệnh vảy nến, chế độ ăn nhiều thực phẩm chống viêm có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát.

Trái cây và rau quả

che do an cho nguoi mac benh vay nen 46c 7125060

Chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả được khuyến khích cho các tình trạng viêm như bệnh vảy nến.

Hầu như tất cả các chế độ ăn chống viêm đều bao gồm trái cây và rau quả. Trái cây và rau quả có nhiều chất chống oxy hóa, là những hợp chất làm giảm căng thẳng oxy hóa và viêm. Một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả được khuyến khích cho các tình trạng viêm như bệnh vảy nến. Thực phẩm nên ăn bao gồm:

Bông cải xanh, súp lơ trắng và cải Brussels.

Các loại rau lá xanh, chẳng hạn như cải xoăn, rau bina…

Các loại quả mọng (quả việt quất, dâu tây và quả mâm xôi…).

Anh đào, nho và các loại trái cây có màu sẫm khác.

Cá béo

Chế độ ăn nhiều cá béo như cá mòi, cá hồi, cá tuyết… có thể cung cấp cho cơ thể omega-3 chống viêm. Việc hấp thụ omega-3 có liên quan đến việc giảm các chất gây viêm và tình trạng viêm tổng thể.

Cần lưu ý rằng vẫn còn nhiều nghiên cứu cần được thực hiện về mối liên hệ giữa omega-3 và bệnh vảy nến.

Dầu tốt cho tim

Giống như cá béo, một số loại dầu cũng chứa acid béo chống viêm. Điều quan trọng là tập trung vào các loại dầu có tỷ lệ acid béo omega-3 và omega-6 cao hơn.

Dầu nên ăn bao gồm: Dầu ô liu; Dầu dừa; Dầu hạt lanh; Dầu cây rum.

Từ những ảnh hưởng của thức ăn và chế độ dinh dưỡng trên bệnh nhân vảy nến, bác sĩ da liễu nên đ.ánh giá chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán bệnh, thông qua tư vấn của một chuyên gia về dinh dưỡng. Từ đó, hướng dẫn bệnh nhân đến một chế độ ăn uống phù hợp nếu cần thiết.

Điều chỉnh chế độ ăn có thể góp phần quan trọng cho việc kiểm soát bệnh vảy nến, bên cạnh việc sử dụng các thuốc điều trị đặc hiệu. Chế độ ăn kiêng cá nhân hóa có thể được đề xuất cho từng bệnh nhân dựa trên tình trạng dinh dưỡng và tình trạng bệnh vảy nến và các bệnh đi kèm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *