Viêm VA là một bệnh lý phổ biến ở t.rẻ e.m, đặc biệt là ở nhóm trẻ dưới 4 t.uổi. Viêm VA cấp ở trẻ có thể kéo dài liên tục từ 4 đến 6 đợt mỗi năm, dần dần sẽ thành mạn tính.
Nhiều cha mẹ than phiền khi trẻ mắc viêm VA liên tục, vậy chữa viêm VA ở trẻ như thế nào, có khó không?
Nguyên nhân gây viêm VA
VA là một tổ chức lympho có trong vòm họng, đóng vai trò bảo vệ vùng mũi họng, nhưng thường bị tác nhân gây bệnh tấn công dẫn đến viêm. Đây là bệnh lý thường gặp trong khu vực tai mũi họng. VA là tổ chức nhiều tế bào bạch cầu (lympho) ở vòm mũi họng, khi bị viêm và quá phát thành các khối to, hay còn gọi là sùi vòm họng thì sẽ cản trở việc hít thở không khí.
Chính vì VA là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên rất dễ bị viêm. Khi cơ thể bị viêm nhiễm, VA sẽ hỗ trợ tạo kháng thể. Nhưng vì một lý do nào đó mà sức đề kháng bị giảm, vi khuẩn sẽ xâm nhập, cư trú và phát triển nhiều hơn tại VA. Lúc này VA được xem là ổ chứa các vi khuẩn.
Một số loại vi khuẩn, virus phổ biến gây viêm VA:
Vi khuẩn Streptococcus Pyogenes, Streptococcus Pneumoniae, Moraxella Catarrhalis và nhiều loài Staphylococcus, bao gồm cả Staphylococcus Aureus.
Virus gây bệnh gồm Adenovirus, Rhovovirus và Paramyxovirus.
Triệu chứng viêm VA cấp thường gặp ở t.rẻ e.m:
Một số triệu chứng điển hình của viêm VA cấp ở trẻ là:
Sốt trên 38 độ C, có khi sốt cao trên 39 – 40 độ C kèm theo nước mũi. (Ban đầu nước mũi còn trong, lỏng, sau đó đặc dần và có mủ).
Tắc nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhất là lúc ngủ và được thể hiện rõ nhất lúc trẻ đang bú. Trẻ sẽ không bú liên tục mà thỉnh thoảng nhè đầu ti đang ngậm ra để thở và khóc.
Ho (xuất hiện vào ngày thứ 2 hay ngày thứ 3).
Bỏ bú, bỏ ăn.
Rối loạn tiêu hóa gây nôn trớ, tiêu chảy.
Ngủ không ngon giấc, hay giật mình, hoảng hốt, ngủ ngáy và có khi có những cơn ngưng thở khi ngủ.
Khả năng nghe bị yếu đi.
Viêm VA là một bệnh lý phổ biến ở t.rẻ e.m.
Chẩn đoán viêm VA ở trẻ
Hiện nay, một trong những phương pháp tốt nhất để chẩn đoán viêm VA là nội soi qua đường miệng hoặc đường mũi. Dựa theo phương pháp này các bác sĩ có thể đ.ánh giá được kích thước VA cũng như phân độ viêm VA quá phát.
Ngoài ra, còn có thể chẩn đoán bằng các phương pháp sau:
Xét nghiệm m.áu: Bạch cầu tăng.
X quang phổi: Có thể bình thường hay viêm phế quản, viêm phổi.
Đo nhĩ lượng: Có dịch trong hòm nhĩ ở các trường hợp viêm tai giữa ứ dịch.
Thính lực: Nghe kém dẫn truyền nhẹ.
Chữa viêm VA ở trẻ thế nào?
Viêm VA điều trị không khó nhưng cần phải điều trị đúng. Chính vì vậy người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng các phương pháp chưa được đ.ánh giá trên cơ sở khoa học. Chú ý bổ sung nhiều vitamin vào chế độ ăn uống của trẻ, để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Nguyên tắc điều trị cho trẻ theo đúng quy chế kê đơn. Thông thường trẻ viêm VA cần điều trị các nhóm thuốc:
Thuốc hạ sốt: Các bé sốt cao cần cho uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc loãng đờm, tiêu nhầy.
Thuốc kháng Histamine.
Thuốc Corticoid khi cần thiết.
Thuốc kháng sinh: Các trường hợp nhiễm khuẩn, viêm phế quản, viêm phổi thì cần uống kháng sinh, theo đơn bác sĩ hướng dẫn.
Nước muối sinh lý 0.9% xịt mũi.
Tuy vậy, trường hợp nguyên nhân gây bệnh là virus thì không được sử dụng kháng sinh khi chưa có dấu hiệu bội nhiễm. Dựa vào các triệu chứng của người bệnh để tiến hành điều trị, nâng cao sức đề kháng để hạn chế biến chứng về sau. Cụ thể:
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, để làm loãng bớt dịch nhầy.
Sử dụng thêm các thuốc nhỏ mũi, xịt mũi có thành phần co mạch kết hợp với việc hút mũi để làm thông thoáng đường thở đối với những trẻ bị ngạt mũi, khó thở.
Tiến hành khí dung theo chỉ định của bác sĩ đối với những trẻ có quá nhiều dịch mũi, tình trạng khó thở nặng kèm theo khò khè.
Bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi vào chế độ ăn uống, việc này sẽ tăng cường bổ sung các vi chất, nâng cao thể trạng cho người bệnh. Kết hợp với việc nghỉ ngơi, tránh lao động nặng quá sức.
Chỉ sử dụng kháng sinh toàn thân đối với những trường hợp viêm VA ở trẻ thể nặng, có nguy cơ bị bội nhiễm. Tuy nhiên, tùy vào triệu chứng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh phù hợp.
Trong trường hợp bệnh kéo dài, điều trị bằng kháng sinh liều cao kết hợp với nâng cao thể trạng của bệnh nhân nhưng không đem lại hiệu quả thì mới nên cân nhắc sử dụng phương pháp phẫu thuật nạo VA. Việc phẫu thuật nạo VA có thể điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm mà lại không gây ra ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được sử dụng khi thật sự cần thiết và có sự chỉ định, thăm khám từ bác sĩ chuyên khoa.
Lời khuyên thầy thuốc
Để phòng ngừa viêm VA cần hạn chế đưa trẻ đến những nơi có nguy cơ cao, không thơm má, ho hoặc hắt hơi gần trẻ.
Thường xuyên đeo khẩu trang để hạn chế tác nhân gây bệnh (khói bụi, vi khuẩn, virus trong không khí…)
Sau 6 tháng t.uổi trẻ nên được cho ăn dặm, trong chế độ ăn cần đa dạng hóa các nhóm chất để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Tiêm phòng đầy đủ các mũi vaccine, với những trẻ có đường hô hấp kém thì có thể tiêm phòng vaccine dự phòng viêm đường hô hấp.
Trẻ bị các vấn đề về đường họng, hô hấp cần điều trị sớm và dứt điểm, tránh để tình trạng bệnh trở nặng gây biến chứng.
Không tự ý dùng thuốc khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh hoặc khi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ điều trị.
Nếu thấy trẻ ho và sổ mũi nhiều kèm theo sốt thì cần cho trẻ đi thăm khám, nội soi tai mũi họng nhằm đ.ánh giá được tình trạng của trẻ.
4 sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Việc chăm sóc trẻ mới sinh ở những ông bố, bà mẹ lần đầu “lên chức” còn khá bỡ ngỡ, vụng về.
Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh.
Sử dụng tăm bông vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Ở giai đoạn sơ sinh có bé sẽ hơi khụt nhịt khi thở, nên nhiều mẹ nghĩ lấy tăm bông ngoáy vào lỗ mũi của trẻ thì sẽ dễ lấy đờm nhớt trong mũi bé ra ngoài. Tuy nhiên, do mũi bé có cấu trúc dạng ống, bên ngoài rộng, bên trong hẹp, nếu mẹ dùng tăm bông sẽ đẩy chất nhớt đi sâu vào trong gây ngạt mũi.
Cách tốt nhất mẹ nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi làm mềm gỉ, rồi dùng tăm bông sạch kích thích bé hắt hơi, nhằm tống hết chất bẩn ra ngoài. Một lưu ý khác cho mẹ là nên vệ sinh mũi cho trẻ trước bữa ăn để tránh nôn trớ.
Những ngày trời lạnh, cha mẹ nên ngâm lọ (ống) nước muối sinh lý vào nước ấm trước khi nhỏ mắt mũi cho trẻ. Có thể một vài lần đầu trẻ chưa quen nên thường quấy khóc, nhưng khi bé cảm thấy dễ chịu hơn thì sẽ sẵn sàng hợp tác cho những lần tiếp theo.
Tắm nước lá trà, nước dừa… cho trẻ sơ sinh
Nhiều cha mẹ vẫn có thói quen sử dụng lá trà, nước dừa… để tắm cho trẻ. Tuy vậy, nếu các sản phẩm này không đảm bảo sạch sẽ, nhiễm khuẩn bởi bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, hóa chất… thì sẽ gây hại cho trẻ. Do đó, các bé đến khám da thường nổi rất nhiều mảng dị ứng, tróc da khá nặng, khiến nhiều bé phải bôi thuốc điều trị, uống kháng sinh, thậm chí phải nhập viện.
Lời khuyên tốt nhất trong hai tháng đầu là nên tắm cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội, cần pha đủ ấm để tắm cho trẻ. Có thể lấy quả chanh pha vào chậu nước tắm, vừa làm sạch da, vừa giúp cho da trẻ mát mẻ, đỡ rôm sẩy.
Cũng có thể dùng các loại lá như trà xanh, mướp đắng, lá hoàng đằng… tắm cho trẻ, nhưng cần chú ý rửa thật sạch và đun sôi, rồi gạn lấy phần nước trong pha để tắm cho trẻ.
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách là vô cùng quan trọng. Ảnh minh hoạ.
Trẻ sơ sinh bị vàng da phơi nắng là khỏi
Nhiều trẻ khi mới sinh có biểu hiện bị vàng da và cha mẹ cho rằng phơi nắng cho trẻ là sẽ khỏi. Tuy nhiên, không phải vậy, vàng da là vấn đề rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, có thể trẻ mắc vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý.
Nếu là vàng da sinh lý thì không cần chiếu đèn, em bé cũng sẽ khỏi, nên nhiều người lầm tưởng là phơi nắng sẽ hết vàng da.
Nếu vàng da bệnh lý, tức là chất vàng da trong máy tăng khá cao, những bé này thường vàng da đến quá rốn, nếu không nhanh chóng chiếu đèn liên tục để điều trị thì chất vàng da sẽ ngấm vào não yếu ớt của bé, gây nên triệu chứng co giật, co gồng, hôn mê, lừ đừ… Lúc này phải thay m.áu cho bé và dự liệu sau này bé sẽ có di chứng về thần kinh, chậm phát triển là điều khó tránh.
Vì vậy, tốt nhất nếu mẹ thấy bé bị vàng da, hãy cho trẻ đi khám thường xuyên để biết mức độ vàng da của bé và có hướng điều trị thích hợp. Vì nếu vàng da bệnh lý thì phải chiếu đèn, vàng da sinh lý không cần làm gì cũng hết, nên việc phơi nắng chủ yếu nhằm hấp thụ vitamin D để chống còi xương, đồng thời giúp mẹ theo dõi diễn tiến vàng da của bé mà thôi.
Trẻ sơ sinh cần phải đ.ánh thức dậy
Ở giai đoạn sơ sinh trẻ thường ngủ nhiều, trung bình từ 18 – 20 giờ mỗi ngày. Mẹ cần đặc biệt quan tâm đến giấc ngủ của trẻ, vì nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
Thông thường, trẻ mới sinh cho đến một tháng t.uổi gần như ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú (2 – 3 giờ/lần). Vì chưa phân biệt được ngày đêm nên bé có thể ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm (8 – 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm).
Không cần phải đ.ánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú, nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản… có thể phải cho bú thường xuyên hơn.
Một số trẻ sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì không chịu ngủ khi mẹ đã ríu mắt rồi. Trong vài ngày đầu sau sinh, cha mẹ không thể thay đổi bé ngay được, mà chỉ có thể bắt đầu dạy bé khi bé đã được hai tuần t.uổi.
Ban ngày, khi bé còn thức cha mẹ chơi với bé càng nhiều càng tốt. Nói chuyện và hát cho bé nghe khi cho bú các cữ ban ngày, đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng.
Ban đêm muốn trẻ ngủ ngon cần giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm. Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện với bé nhiều. Tốt nhất hạn chế để đèn ngủ sẽ giúp bé phân biệt được ban đêm đến giờ đi ngủ và bé sẽ mau chóng hình thành giấc ngủ dễ dàng hơn.