Là bệnh lý truyền nhiễm dễ lây lan diện rộng và khó kiểm soát, bệnh lao đang là mối đe dọa làm tổn thương đến phổi, hệ hô hấp gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị đúng cách.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành công điện, trong đó yêu cầu các địa phương triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống bệnh lao, bảo đảm hiệu quả trong điều trị, tạo sự an toàn cho người dân.
Bài Viết Liên Quan
- Cảnh báo khi người già và trẻ nhỏ dùng thuốc
- Gia Lai: Con trai của sản phụ F0 chào đời tại Bệnh viện dã chiến
- Chăm sóc hệ tiêu hóa giúp tạo nên ‘thành trì’ hệ miễn dịch
Phòng, chống bệnh lao là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Ảnh: PHAN CHUNG
Theo báo cáo dịch tễ bệnh lao, năm 2023 Đà Nẵng ghi nhận 1.100 trường hợp lao phổi mới có bằng chứng vi khuẩn học. Trong khi đó, năm 2019 chỉ ghi nhận 764 trường hợp. Đáng chú ý, trong số đó có 45 trường hợp ghi nhận là lao kháng thuốc, có 31 trường hợp t.rẻ e.m. Tỷ lệ mắc bệnh lao ghi nhận 131,6/100.000 dân, trong khi năm 2021 chỉ ghi nhận 104,7/100.000 dân. Năm 2023, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng triển khai khám sàng lọc bệnh lao tại các quận, huyện trên địa bàn cho hơn 44.000 người, qua đó phát hiện 300 trường hợp bị bệnh lao và cắt đứt 256 nguồn lây từ cộng đồng.
Bác sĩ Nguyễn Thành Phúc, Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết, để chủ động phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh viện thường xuyên tổ chức chương trình khám sàng lọc và phát hiện chủ động bệnh lao thông qua phương pháp 2X (X-quang và Gene Xpert). Đây là hoạt động miễn phí, hỗ trợ cộng đồng nằm trong chương trình, mục tiêu chống lao quốc gia. Đặc biệt, kỹ thuật Gene Xpert trong chẩn đoán bệnh lao theo chương trình của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được đ.ánh giá là kỹ thuật ứng dụng sinh học phân tử, mang tính đột phá, cho phép xác định vi khuẩn lao ở mức độ ít với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
“Tuy nhiên, trên thực tế, công tác phòng, chống lao hiện nay gặp nhiều khó khăn. Cán bộ y tế tại các bệnh viện có chuyên môn khoa lao đang ngày càng giảm, thiếu nhân viên y tế chuyên sâu. Nhân lực, cán bộ phụ trách phòng, chống lao tại các quận, huyện, phường, xã kiêm nhiệm nhiều việc và chưa được đào tạo chuyên sâu. Bên cạnh đó, một số quy định mang tính đặc thù nghề nghiệp hiện nay cũng gây khó khăn trong việc tuyển dụng nhân lực và chi trả chế độ”, bác sĩ Phúc cho biết.
Việc điều trị, chữa lao phổi là cả một quá trình dài, duy trì liệu trình điều trị. Để kiểm soát bệnh lao, nhằm đạt các mục tiêu của chiến lược phòng, chống bệnh lao, Thủ tướng Chính phủ vừa ký công điện tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao. Theo đó, yêu cầu các địa phương củng cố năng lực hệ thống khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là hệ thống y tế cơ sở trong việc phát hiện, quản lý, điều trị và phòng bệnh lao. Bám sát tình hình bệnh lao tại địa phương để kịp thời chỉ đạo công tác phát hiện và điều trị bệnh nhân, đồng thời triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh lao trong cộng đồng.
Theo bác sĩ Trần Thanh Thủy, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế, bệnh lao hiện nay vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm gây t.ử v.ong cao, gây ra thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế cũng như sức khỏe cộng đồng. Trong những năm qua, thành phố nỗ lực trong các hoạt động phòng, chống lao với sự vào cuộc và cam kết mạnh mẽ của các ban, ngành, đoàn thể.
“Hoạt động chương trình chống lao của thành phố đang đi theo đúng định hướng của quốc gia. Đó là triển khai hiệu quả phát hiện thụ động thường quy bệnh lao tại tất cả các tuyến với việc ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử Xpert để chẩn đoán nhanh và sớm các thể lao. Triển khai hiệu quả hoạt động sàng lọc chủ động tại cộng đồng và sàng lọc tích cực tại các cơ sở y tế”, bác sĩ Thủy cho biết.
Để tiến tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, từ năm 2024 chương trình chống lao thành phố Đà Nẵng tiếp tục triển khai các hoạt động phát hiện thường quy tại các tuyến quận, huyện với sự hỗ trợ của truyền thông huy động xã hội. Áp dụng đầy đủ các kỹ thuật xét nghiệm mới giúp phát hiện, chẩn đoán chính xác bệnh lao cùng sự tham gia của tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn.
“Bệnh viện Phổi Đà Nẵng tiếp tục phối hợp cùng các đơn vị triển khai khám sàng lọc chủ động, tích cực, phát hiện sớm bệnh lao và cắt đứt nguồn lây cho cộng đồng. Tăng phát hiện và điều trị các ca bệnh lao tiềm ẩn để giảm nguy cơ chuyển thành bệnh lao. Tất nhiên, để đạt được mục tiêu này rất cần sự hỗ trợ của các cấp, sự vào cuộc và tham gia mạnh mẽ của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương. Phòng, chống bệnh lao phải được coi là trách nhiệm chung của toàn xã hội”, bác sĩ Nguyễn Thành Phúc nói.
Việt Nam có gần 13 ngàn người t.ử v.ong do bệnh lao trong năm 2023
Chủ đề của Ngày Thế giới phòng, chống lao 24-3 của Việt Nam năm 2024 là: ‘Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao’ nhằm khẳng định nỗ lực, quyết tâm, khát vọng ở mức cao nhất của Việt Nam trong công tác phòng, chống lao.
Xét nghiệm Xpert để phát hiện bệnh lao tại Trung tâm y tế huyện Long Thành. Ảnh: Hạnh Dung
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng về bệnh lao cao với hơn 106 ngàn người mắc lao được phát hiện vào năm 2023 (đứng thứ 11/30 nước trên thế giới có gánh nặng về bệnh lao); gần 13 ngàn người t.ử v.ong do bệnh lao.
Tại Đồng Nai, mỗi ngày Bệnh viện Phổi Đồng Nai tiếp nhận, điều trị ngoại trú cho từ 10-20 bệnh nhân mắc bệnh lao, điều trị nội trú cho từ 5-10 bệnh nhân mắc bệnh lao.
Lao là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan qua không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh cũng như đe dọa sức khỏe của những người xung quanh.
Bệnh thường kéo dài âm thầm, từ khi phát bệnh đến khi t.ử v.ong đã lây lan cho rất nhiều người khác. Do vậy, khi nhận thấy bản thân hoặc người thân trong gia đình có các triệu chứng của bệnh lao, cần khẩn trương đến các cơ sở y tế có chuyên khoa để thăm khám và điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.