Sau khi ăn thịt chim bồ câu khoảng 2 giờ, cô gái trẻ t.uổi bị đau bụng, nổi ban đỏ và sưng phù chân tay, phải nhập viện cấp cứu với chẩn đoán sốc phản vệ.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cô gái 23 t.uổi được xử trí theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ ( tiêm bắp adrenalin, dùng thuốc chống dị ứng, chống viêm, truyền dịch bù điện giải…).
Sau một ngày, bệnh nhân đã ổn định trở lại, các triệu chứng sốc phản vệ thuyên giảm.
Cô gái trẻ bị sốc phản vệ sau khi ăn thịt chim bồ câu
Gia đình cho biết bệnh nhân có t.iền sử dị ứng với tôm, cua. Đặc biệt lúc 2 t.uổi bệnh nhân cũng bị dị ứng sau một lần ăn thịt chim bồ câu.
Lần này khi có biểu hiện dị ứng, bệnh nhân đã chủ động dùng thuốc chống dị ứng ở nhà nhưng tình trạng không cải thiện mà chuyển nặng hơn, phải nhập viện cấp cứu.
Theo bác sĩ Lê Văn Quý, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết sốc phản vệ có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, mọi trường hợp và không chỉ do dùng thuốc.
Nguyên nhân có thể là ăn thức ăn lạ (tôm, cua, ghẹ, thịt, côn trùng…), côn trùng đốt, tiếp xúc chất lạ… Những người bị dị ứng với loại thức ăn từng gây phản ứng thì không nên ăn lại, nguy hiểm sức khỏe.
Khi xuất hiện các triệu chứng khác thường như: Mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám xét và điều trị kịp thời.
Dùng thuốc chữa viêm họng không theo đơn, bé 15 t.uổi bị sốc phản vệ
Có biểu hiện đau rát họng, gia đình đã tự ra hiệu thuốc mua thuốc về cho người bệnh uống.
Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị sốc phản vệ độ II.
Bệnh nhân 15 t.uổi (Hải Phòng) có biểu hiện đau rát họng, gia đình đã tự ra hiệu thuốc mua thuốc về cho người bệnh uống. Sau uống thuốc khoảng 15 phút, người bệnh có biểu hiện nổi mẩn khắp người, hai mắt sưng và được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ tiến hành thăm khám, cấp cứu và xác định bệnh nhân bị sốc phản vệ độ II. Sau đó, người bệnh được tiến hành cấp cứu theo phác đồ. Hiện người bệnh đã tỉnh táo và sức khỏe ổn định.
Theo các bác sĩ Khoa Cấp cứu của bệnh viện, mặc dù nhiều lần được cảnh báo nhưng tình trạng người bệnh nhập viện với chẩn đoán sốc phản vệ do tự dùng thuốc vẫn tái diễn với mức độ từ nhẹ đến nặng.
Việc tự ý mua và dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ là rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đặc biệt đối với những người có t.iền sử dị ứng hoặc chưa biết bản thân có dị ứng thuốc hay không, bởi nó có thể dẫn đến sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Cũng theo đại diện bệnh viện, việc cấp cứu người bệnh bị sốc phản vệ phải được thực hiện bởi các y bác sĩ có chuyên môn và dụng cụ hỗ trợ, hộp thuốc chống sốc. Khi phát hiện người có biểu hiện sốc phản vệ, cần khẩn trương đưa đến cơ sở y tế gần nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.