Trưa 17-4, Bệnh viện Gia An 115 TP HCM cho hay vừa cứu sống ca ‘ bệnh chồng bệnh’ vừa thoát đột quỵ lại bồi thêm cơn nhồi m.áu cơ tim cấp khá nguy kịch.
Bệnh nhân là ông V.M.T (47 t.uổi, ở T.iền Giang), bị đột ngột đau đầu nhiều, sau đó nói lan man, khó nghe và được chuyển đến cấp cứu tại một bệnh viện ở TP HCM trước đó.
Bài Viết Liên Quan
- Đậu mùa khỉ lây lan thế nào?
- Nguyên nhân và cách xử lý khi ra m.áu chân răng
- Chống ung thư, mỡ m.áu: Bất ngờ từ gia vị ‘cổ đại’ ở Việt Nam
Bệnh nhân được cứu sống sau khi bị 2 biến cố nguy kịch đột quỵ não và nhồi m.áu cơ tim
Tại đây, ông T. được chẩn đoán đột quỵ nhồi m.áu não và được can thiệp chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) lấy huyết khối thành công. Sau khi được can thiệp, người bệnh tỉnh táo, ăn uống được.
Tưởng đã qua nguy hiểm, bất ngờ ông bỗng lên cơn khó thở, bứt rứt nhiều. Dựa trên các kết quả cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị nhồi m.áu não chuyển dạng xuất huyết, nhồi m.áu cơ tim cấp, suy tim EF giảm, trên nền bệnh nhân bị tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn lipid m.áu không điều trị. Sau khi các bác sĩ đặt nội khí quản, người thân đã xin xuất viện để chuyển tới Bệnh viện Gia An 115.
Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Gia An 115, người bệnh có các dấu hiệu sốc tim, suy tim do nhồi m.áu cơ tim cấp, viêm phổi, tiên lượng rất nặng. Ngay lập tức, người bệnh dùng thuốc vận mạch, thuốc huyết áp kết hợp kháng sinh, theo dõi sát sao tình trạng thở máy, thực hiện nhanh các cận lâm sàng cần thiết…
Kết quả cho thấy người bệnh bị nhồi m.áu cơ tim cấp thành trước có ST chênh lên, bệnh mạch vành 2 nhánh, mạch vành ưu thế phải, hẹp 80% LM, tắc mạn tính LAD II vôi hóa nặng, tắc mạn tính RCA I. Ngoài ra, còn có thuyên tắc và huyết khối động mạch chi dưới, sỏi thận, tăng men gan và trào ngược dạ dày – thực quản.
Theo các bác sĩ, bệnh nhân đang trong tình trạng hôn mê, thở nội khí quản, huyết áp chưa ổn định, thể trạng kém, lại vừa trải qua đột quỵ não – là thách thức không nhỏ nếu can thiệp vì tỉ lệ rủi ro cao. Tuy nhiên, nếu không can thiệp kịp thời, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.
Sau hồi sức tích cực, các bác sĩ can thiệp nong và đặt stent động mạch vành, điều trị nội khoa tích cực,… cứu được người bệnh qua được nguy cấp và hiện sức khỏe đã hồi phục.
Theo BSCKII Dương Duy Trang, Phó Giám đốc Bệnh viện Gia An 115 (người trực tiếp can thiệp đặt stent), trường hợp này nằm trong nhóm nguy cơ cao khi vừa tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu vừa đái tháo đường type 2.
“Tuy nhiên, thay vì đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, trong suốt thời gian dài, người bệnh lại chủ quan không điều trị, thỉnh thoảng còn tùy tiện dùng các bài thuốc Nam theo truyền miệng. Điều này rất nguy hiểm vì các bệnh lý tim mạch thường diễn tiến âm thầm và là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong, nếu chủ quan thì hậu quả khôn lường” – bác sĩ Trang khuyến cáo.
B.é t.rai 7 t.uổi bất ngờ yếu, liệt tứ chi vì căn bệnh cực hiếm
B.é t.rai bất ngờ yếu, liệt tứ chi kèm khó nói, bác sĩ phát hiện em bị nhồi m.áu não. Đây là một tình trạng rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ
Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận, điều trị cho một trường hợp b.é t.rai 7 t.uổi bị nhồi m.áu não (đột quỵ não).
Các bác sĩ thăm khám bệnh nhi bị nhồi m.áu não. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bệnh nhi vào viện trong tình trạng yếu liệt tứ chi kèm theo khó nói. Trước đó 5 ngày, bé xuất hiện triệu chứng yếu liệt tứ chi theo cơn, có tình trạng khó nói nhưng không đau đầu, đại tiểu tiện tự chủ.
Gia đình đưa trẻ tới khám tại trung tâm y tế địa phương, trẻ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não nhưng không phát hiện bất thường nên được yêu cầu tiếp tục theo dõi tại nhà.
Về nhà, trẻ xuất hiện cơn yếu liệt tứ chi dài hơn (khoảng 15 – 20 phút) kèm theo khó nói, đại tiểu tiện không tự chủ. Tuy nhiên, khi hết cơn yếu liệt, trẻ vận động đi lại và nói chuyện bình thường.
Sau đó, trẻ tiếp tục xuất hiện tình trạng yếu liệt tứ chi nhưng kéo dài trong nhiều tiếng đồng hồ kèm theo tình trạng khó thở, khó nói, gia đình vội đưa bé tới bệnh viện thăm khám.
Thời điểm vào viện, trẻ khó thở nhiều phải thở ôxy hỗ trợ, trẻ mệt mỏi, tứ chi yếu liệt, cơ cực còn 3/5, trẻ khó nói, đại tiểu tiện không tự chủ, có dấu hiệu liệt thần kinh khu trú.
Bác sĩ Nguyễn Võ Lộc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, cho biết kết quả chụp cộng hưởng từ sọ não của trẻ cho thấy hình ảnh tổn thương phía trước cầu não.
“Đây là một trường hợp bệnh lý hiếm gặp, chúng tôi đã mời hội chẩn với chuyên gia Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và thống nhất kết luận trẻ bị nhồi m.áu nhu mô não, cầu não, thân não”- bác sĩ Lộc nói.
Bệnh nhi ổn định sau gần 3 tuần điều trị
Bệnh nhi được điều trị chống phù não và dùng thuốc chống đông theo phác đồ. Sau 3 tuần trình trạng dần ổn định.
Bác sĩ Lộc cho biết đột quỵ não là căn bệnh nguy hiểm rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề như: Rối loạn ngôn ngữ, liệt chân tay, nửa người, liệt cả người, không tự chủ được vận động thông thường, mất kiểm soát đại tiểu tiện do không thể tự chủ…
Các bác sĩ khuyến cáo bố mẹ, người chăm sóc cần quan tâm đến những dấu hiệu bất thường của trẻ. Đặc biệt, dấu hiệu yếu liệt chi thường là biểu hiện của nhiều bệnh lý thần kinh nặng.