Đ.ánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 mỗi ngày cho nhân viên y tế

Để giảm tải nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho lực lượng tuyến đầu, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở khám, chữa bệnh có liên quan đến COVID-19 đ.ánh giá nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế mỗi ngày, sau ca làm việc.

danh gia nguy co lay nhiem covid 19 moi ngay cho nhan vien y te 949 5993353

Nhân viên y tế làm việc trong khu cách ly Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhân viên y tế không chỉ là lực lượng có nguy cơ lây nhiễm cao, mà họ còn có thể là nguồn phát tán bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh. Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo sơ bộ ở nhiều quốc gia, 10% số ca mắc COVID-19 là nhân viên y tế.

Theo đó, ngày 28-8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng đã có hướng dẫn gửi các bệnh viện yêu cầu không bố trí nhân viên y tế mắc các bệnh lý nền, phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng t.uổi, nhân viên y tế chưa được tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng COVID-19 trực tiếp chăm sóc và điều trị bệnh nhân F0.

Bên cạnh đó, cần bố trí lịch làm việc, thời gian làm việc trong ngày, lịch nghỉ ngơi hợp lý để tránh nhân viên y tế bị quá sức. Đồng thời, phải bố trí không gian nghỉ ngơi, sinh hoạt đảm bảo điều kiện cách ly, vệ sinh cá nhân, yên tĩnh thoáng mát. Thực hiện xét nghiệm sàng lọc COVID-19 tối thiểu 1 lần/tuần.

Bộ Y tế cho biết những trường hợp được đ.ánh giá có nguy cơ lây nhiễm cao như: nhân viên y tế trực tiếp tham gia các khâu lấy mẫu, xét nghiệm, điều trị cho các bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm COVID-19; sinh hoạt cùng buồng, làm cùng ca với nhân viên y tế mắc COVID-19; người thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải từ các khu sàng lọc, cách ly; người vận chuyển bệnh nhân F0 nhập viện, chuyển viện.

Ngoài ra, các đối tượng không mang hoặc mang không đúng loại, đúng cách các phương tiện phòng hộ cá nhân theo hướng dẫn; không tuân thủ đúng 5 thời điểm vệ sinh tay; không thường xuyên khử khuẩn các bề mặt môi trường thường xuyên có tiếp xúc bàn tay (như ống nghe, bút viết, bàn phím máy tính…); nhân viên y tế bị văng b.ắn các dịch tiết sinh học của người bệnh COVID-19 vào mắt, mũi… cũng cần được đ.ánh giá nguy cơ lây nhiễm.

Việc đ.ánh giá nguy cơ lây nhiễm nhân viên y tế phải được thực hiện hằng ngày, sau các ca làm việc bằng phiếu đ.ánh giá. Nếu có nguy cơ lây nhiễm cao, nhân viên y tế cần ngừng làm việc, không tiếp xúc với người bệnh và nhân viên y tế khác; xét nghiệm sàng lọc COVID-19 và thực hiện cách ly theo quy định chung.

Theo đó, cần ưu tiên bố trí cách ly, điều trị cho nhân viên y tế tại nhà hoặc tại khu vực cách ly do cơ sở khám bệnh chữa bệnh bố trí.

Tiêm vắc-xin có chắc chắn miễn nhiễm COVID-19? Tiêm đủ 2 liều vắc-xin được bảo vệ như thế nào?

Trước thực tế 53 nhân viên y tế tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, nhiều người tỏ ra lo lắng về việc tiêm vắc-xin không hiệu quả.

Theo WHO, vắc-xin COVID-19 “dạy” cho hệ miễn dịch của chúng ta cách nhận biết và chiến đấu với chủng virus gây bệnh COVID-19. Thời gian để cơ thể xây dựng hàng rào bảo vệ trước virus gây bệnh COVID-19 thường là 2 tuần kể từ khi tiêm chủng. Điều đó có nghĩa là một người vẫn có thể mắc COVID-19 trước hoặc ngay sau khi tiêm chủng, sau đó phát bệnh do vắc-xin chưa có đủ thời gian để phát huy khả năng bảo vệ.

Vắc-xin không không có hiệu quả 100%, sau khi tiêm vắc-xin cần có thời gian để sinh kháng thể

tiem vac xin co chac chan mien nhiem covid 19 tiem du 2 lieu vac xin duoc bao ve nhu the nao 082 5822742

Phân tích về vấn đề này, TS, BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, vắc-xin không đem lại sự bảo vệ tức thì. Sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày sau mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ rất thấp. Sau tiêm mũi thứ 2 từ 1 tháng trở ra thì vắc-xin mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60%-90% tùy theo loại vắc-xin.

PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng cho biết: Vắc-xin không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng phòng ngừa việc mang mầm bệnh. Trên thực tế có những loại vắc-xin hiệu lực bảo vệ với 90% nhưng có vắc-xin chỉ hiệu lực bảo vệ khoảng 50%-60%. Điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vắc-xin vẫn có khả năng mang virus và lây bệnh cho người khác.

Người tiêm vắc-xin có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh nặng nếu chẳng may bị nhiễm

tiem vac xin co chac chan mien nhiem covid 19 tiem du 2 lieu vac xin duoc bao ve nhu the nao aa3 5822742

Hiệu quả của vắc-xin phòng COVID-19 được thế giới công nhận nhưng người dân cần ghi nhớ rõ một điều: Không có một loại vắc-xin nào đạt hiệu quả 100%. Tức là, sau khi tiêm, người tiêm vắc-xin dù cho là vắc-xin phòng bệnh gì cũng vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh. Với người tiêm vắc-xin Covid-19 cũng không loại trừ. Điều quan trọng là nếu mắc bệnh thì triệu chứng cũng nhẹ hơn, nhanh hồi phục hơn. Vậy nên việc tiêm phòng vắc-xin COVID-19 vẫn là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách hiện nay.

BS Trương Hữu Khanh (trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) cho biết: “Việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 chính là hành động quan trọng giúp bảo vệ tính mạng, tránh khỏi nguy cơ mắc thể nặng cũng như nhập viện kéo dài” , BS Khanh khẳng định.

PGS-TS Trần Đắc Phu nói thêm: Vắc-xin Covid-19 là vắc-xin mới, được cấp phép theo điều kiện khẩn cấp nên chúng ta chưa biết chắc chắn rằng việc tiêm vắc-xin có làm giảm được khả năng nhiễm bệnh và lây truyền bệnh hay không. Tuy nhiên, việc tiêm vắc-xin sẽ giúp giảm triệu chứng nặng và giảm nguy cơ t.ử v.ong.

Tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 có thể yên tâm vì bản thân đã được bảo vệ không?

Chia sẻ về điều này, PGS-TS Trần Đắc Phu cho biết: Tiêm đủ 2 mũi vắc-xin với đủ thời gian khuyến cáo thì cơ thể đã có kháng thể bảo vệ nhưng không phải tất cả mọi người đều có. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng khi tiêm vắc-xin Covid-19, nếu chưa cản được sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 thì vắc-xin sẽ giảm tình trạng nặng và t.ử v.ong đối với người nhiễm.

TS, BS Phạm Quang Thái cũng cho biết, việc tiêm đủ 2 liều vắc-xin COVID-19 có hiệu quả bảo vệ người được tiêm khỏi rơi vào thể nặng và phải nhập viện. Cho đến thời điểm này, vắc xin được sử dụng tại Việt Nam đã được chứng minh trên thực địa khi chưa có trường hợp tiêm đủ 2 mũi nào bị bệnh nặng hay t.ử v.ong.

Cùng với 5K, tiêm vắc-xin Covid-19 là biện pháp phòng bệnh chủ động rất quan trọng

Dù hiệu lực của vắc xin không phải 100% nhưng theo các chuyên gia đây vẫn là vũ khí hữu hiệu giúp phòng ngừa COVID-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng.

Bên cạnh đó, sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, dù mới tiêm 1 mũi hay đủ cả 2 mũi, người được tiêm vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế (đeo khẩu trang, thực hiện khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tập trung đông người, khai báo y tế). Kết hợp những yếu tố này với nhau, công tác phòng chống dịch Covid-19 của chúng ta sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *