Nhiều người bị đau bụng kinh khoảng một đến hai ngày trong chu kỳ của họ. Vậy có nên uống thuốc giảm đau trong trường hợp này?
Chuột rút và đau là hiện tượng khá phổ biến trong thời kỳ k.inh n.guyệt, thường xảy ra vào đầu chu kỳ k.inh n.guyệt. Điều này là do, trong thời kỳ k.inh n.guyệt, nội mạc tử cung dày lên, niêm mạc tử cung bong ra. Một số chất giống hormone gọi là prostaglandin, đóng vai trò trong các cơn co tử cung, gây đau và viêm. Những triệu chứng này gây ra chứng đau bụng kinh.
Mức độ đau bình thường là phổ biến và xảy ra khác nhau ở mỗi phụ nữ trong thời kỳ k.inh n.guyệt. Tuy nhiên nếu mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nhiều hơn, có thể là do nồng độ prostaglandin cao, dẫn đến một số bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc u nang buồng trứng.
Đau bụng kinh thường xảy ra vào đầu chu kỳ k.inh n.guyệt của bạn.
1. Dùng thuốc giảm đau bụng kinh khi nào?
Việc dùng thuốc giảm đau khi bị đau bụng kinh thường là an toàn, nhưng nếu các triệu chứng không cho phép bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày, cần đi khám.
Đối với cơn đau nhẹ đến trung bình, có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như axit mefenamic và ibuprofen. NSAID giúp ngăn chặn việc sản xuất prostaglandin, nguyên nhân gây ra chứng đau bụng kinh, nhưng cần uống đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất.
NSAID chỉ nên dùng sau bữa ăn no vì chúng có thể dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa. Nếu tiêu thụ nhiều hơn lượng quy định, có thể gây ra một số tác dụng phụ. Sử dụng quá mức có thể dẫn đến buồn nôn và nôn nhiều hơn vì những triệu chứng này đã tồn tại ở phụ nữ mắc hội chứng t.iền k.inh n.guyệt (PMS).
Thuốc có thể gây táo bón, ợ nóng, huyết áp cao và đau dạ dày. Những rủi ro ít được biết đến hơn liên quan đến việc sử dụng quá nhiều NSAID là loét dạ dày hoặc c.hảy m.áu, các vấn đề về thận và tim.
2. Các biện pháp tự nhiên có thể thay thế thuốc giảm đau
– Giữ nước.
– Tránh đầy hơi.
– Ăn thực phẩm chống viêm như cà chua, quả mọng, dứa, gừng, rau lá xanh, hạnh nhân và quả óc chó…
– Thực phẩm bổ sung như vitamin D, E và axit béo omega-3.
– Chườm nóng vùng bụng dưới.
– Tập thể dục giải phóng endorphin trong cơ thể giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau…
Thuốc dùng giảm đau sau phẫu thuật
Đau là tình trạng thường gặp sau phẫu thuật. Việc giảm đau không chỉ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái mà còn có thể đẩy nhanh thời gian hồi phục…
Việc giảm đau sau phẫu thuật giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng, di chuyển cơ thể dễ dàng hơn, thúc đẩy lưu lượng m.áu và giảm tỷ lệ xảy ra biến chứng.
Có rất nhiều lựa chọn giúp hạn chế và kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật. Tùy từng tình trạng bệnh mà có lựa chọn phù hợp.
1. Giảm đau không dùng thuốc
Có thể lựa chọn các biện pháp giảm đau không dùng thuốc để giảm bớt sự khó chịu:
– Nghe nhạc, thư giãn: Nghe nhạc hoặc các âm thanh khác mang lại cho người bệnh sau phẫu thuật sự bình yên và tĩnh lặng. Đây là một biện pháp giảm đau hiệu quả, giúp người bệnh thư giãn, thoải mái, quên đi cảm giác đau.
– Kích thích dây thần kinh bằng điện qua da (TENS): Đây là một thiết bị chạy bằng pin, gắn vào cơ thể, trong khoảng 5-15 phút, giúp thay đổi cách não nhận biết cơn đau (người bệnh tạm thời không cảm thấy đau), đồng thời làm tăng lượng endorphin – chất hóa học giúp giảm đau, mang lại cảm giác dễ chịu.
Người bệnh sau phẫu thuật cần dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
2. Các thuốc giảm đau sau phẫu thuật
Tùy theo từng loại phẫu thuật, người bệnh sẽ được kê đơn các thuốc giảm đau cùng với liều lượng phù hợp.
Các lựa chọn phổ biến bao gồm:
– Thuốc gây tê cục bộ như lidocain và bupivacain:. Các thuốc này chặn các dây thần kinh gửi tín hiệu đau đến não. Người bệnh thường được dùng loại thuốc này trước khi phẫu thuật để không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện. Thuốc cũng có thể được sử dụng sau khi phẫu thuật.
– Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các thuốc thường dùng như celecoxib (celebrex), ibuprofen (advil, motrin), naproxen natri (aleve)… dùng trong các trường hợp đau nhẹ tới trung bình.
– Thuốc giảm đau acetaminophen (paracetamol): Dùng trong các trường hợp đau nhẹ tới trung bình.
– Các thuốc opioid: Dùng trong trường hợp đau từ trung bình đến nặng. Đây là thuốc giảm đau mạnh nhất dùng để giảm đau sau phẫu thuật. Tuy nhiên, thuốc có thể gây nghiện, do đó phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi dùng các thuốc này.
Các thuốc thường dùng: Codein, fentanyl, morphine, oxycodon… Một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, nôn, ngứa, buồn ngủ, táo bón…
3. Lưu ý khi dùng thuốc
Để dùng các thuốc giảm đau sau phẫu thuật an toàn, nên thực hiện:
– Không tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
– Tuyệt đối tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa được bác sĩ đồng ý.
– Nếu dùng thuốc mà không làm dịu cơn đau, cần trao đổi với bác sĩ để được đổi thuốc hoặc phối hợp thuốc.
– Thuốc là con dao hai lưỡi, có thể gây tác dụng phụ cho người bệnh. Do đó, khi dùng thuốc nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để có cách xử trí kịp thời.