Không ít người có cảm nhận thở mệt, đau ngực, buồn nôn nhưng lại chủ quan nghĩ mình mắc bệnh lý tiêu hóa hoặc mệt mỏi bình thường.
Đến khi triệu chứng nặng lên nhập viện thì đã qua giờ vàng can thiệp nhồi m.áu cơ tim, người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng sau điều trị.
Bài Viết Liên Quan
- Những siêu lợi ích cho sức khỏe nhờ… ‘l.ên đ.ỉnh’
- Phát hiện di chứng hiếm gặp gây tê liệt ở bệnh nhân Covid-19
- Tết Hàn thực: Khi ăn bánh trôi, bánh chay nhất định phải biết điều này
Một ca can thiệp đặt stent cấp cứu nhồi m.áu cơ tim.
Bệnh nhân N.A.N (39 t.uổi) có t.iền sử hút t.huốc l.á nhiều năm. Giữa tháng 3, anh đang làm việc thì đau ngực dữ dội. Cơn đau lan lên cổ và hai vai, kéo dài gần hai giờ kèm cảm giác chóng mặt, buồn nôn. Anh được đưa đến bệnh viện cấp cứu vào giờ thứ hai. Kết quả chụp mạch vành xác định mạch vành phải tắc hoàn toàn.
Trong vòng 44 phút kể từ lúc anh N. đến viện, bác sĩ đặt xong stent khơi thông dòng m.áu qua mạch vành phải. Bệnh nhân hết đau ngực ngay sau thủ thuật, được xuất viện sau hai ngày.
Là vận động viên bán chuyên nghiệp, anh T.Đ.P (41 t.uổi) thi thoảng thấy đau nhói vùng ngực, tim đ.ập nhanh từ tháng 2/2024. Vì triệu chứng thoáng qua nên anh không để tâm. Một tháng sau, anh P. đang chơi thể thao thì thấy cơn đau ngực trái ập đến, nghĩ do vận động gắng sức nên ngừng tập, về nhà nghỉ ngơi.
Ba giờ sau, cơn đau không hết mà tăng cường độ, kéo dài 45 phút. Anh đến bệnh viện khám thì phát hiện nhồi m.áu cơ tim do động mạch liên thất trước hẹp khít 95%, nguy cơ sốc tim, vỡ tim bất cứ lúc nào. Nhờ kỹ thuật siêu âm trong lòng mạch (IVUS), bác sĩ xác định chính xác đường kính lòng mạch bị hẹp, đặt stent kích thước lớn (5.0 mm). Cơn đau ngực chấm dứt, anh P. được khuyên bỏ t.huốc l.á (anh hút hơn 1 gói/ngày), tái khám định kỳ.
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh đã can thiệp gần 100 ca nhồi m.áu cơ tim, tăng gần gấp đôi so với ba tháng trước đó. Có ngày Trung tâm Can thiệp mạch cấp cứu điều trị cho 5-10 bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim cấp. Đa số bệnh nhân đến viện muộn (sau 2 giờ từ khi cơn nhồi m.áu cơ tim bộc phát). Cá biệt có trường hợp một tuần sau mới nhập viện do nhầm lẫn với bệnh lý tiêu hóa, hô hấp.
Ước tính số ca nhồi m.áu cơ tim không triệu chứng (nhồi m.áu cơ tim thầm lặng – SMI) chiếm 45% tổng số ca nhồi m.áu cơ tim và tấn công nam giới nhiều hơn nữ giới. Chúng được mô tả là “thầm lặng” vì người bệnh không xuất hiện các triệu chứng điển hình của một cơn nhồi m.áu cơ tim bao gồm đau và tức ngực dữ dội; đau nhói ở cánh tay, cổ hoặc hàm; khó thở đột ngột; đổ mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn và nôn…
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Nguyễn Vinh, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, triệu chứng của nhồi m.áu cơ tim thầm lặng thường mơ hồ, xảy ra trong thời gian rất ngắn nên thường bị nhầm lẫn với bệnh thông thường như phổi, dạ dày… Thí dụ, nam giới cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và cho rằng đó là do làm việc quá sức, ngủ kém hoặc đau nhức cơ liên quan đến t.uổi tác.
Một số dấu hiệu như đau nhẹ ở cổ họng hoặc ngực thường bị nhầm lẫn với trào ngược dạ dày, khó tiêu, ợ nóng. Đây là lý do khiến nhiều bệnh nhân bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo, không đến viện kịp thời, gây ra các biến chứng như suy tim, loạn nhịp tim, đột tử.
Có không ít ca nhồi m.áu cơ tim biểu hiện triệu chứng điển hình, đa số bệnh nhân không biết (hoặc không nghĩ) mình bị nhồi m.áu cơ tim. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới cấp cứu muộn, khiến cơ tim tổn thương nhiều hơn do thiếu m.áu nuôi trong thời gian dài.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Nguyễn Vinh tư vấn cho người bệnh.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Nguyễn Vinh, những người bị nhồi m.áu cơ tim do tắc nghẽn một phần mạch vành thường xuất hiện triệu chứng trong vòng một tuần trước đó. Trường hợp bệnh do động mạch bị tắc hoàn toàn thường có dấu hiệu cảnh báo trước một tháng hoặc hơn.
Mỗi phút sau nhồi m.áu cơ tim, mô cơ tim bị tổn thương thêm. Do vậy, can thiệp tái thông mạch m.áu nhanh chóng ngăn ngừa mô cơ tim bị thương tổn quá nhiều. Tuy nhiên, thống kê tại Viện Tim mạch Quốc gia cho thấy chỉ có gần 2% bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim đến viện trong khoảng “thời gian vàng”. Số người đi cấp cứu trước 12 giờ khoảng 40%, còn lại là bệnh nhân đến quá muộn nên nhiều trường hợp không cứu được hoặc để lại di chứng nặng nề.
Hầu hết các cơn nhồi m.áu cơ tim đều để lại biến chứng từ nhẹ (nếu được điều trị kịp thời) đến nặng (đối với trường hợp xử lý chậm). Những biến chứng này thường là rối loạn nhịp tim, suy tim, có thể ngưng tim do rối loạn nhịp, vỡ tim, huyết khối trong vùng tim, túi phình…
Có tới 80% các cơn nhồi m.áu cơ tim và đột quỵ có thể được ngăn chặn. Do đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Nguyễn Vinh khuyến cáo, để phát hiện sớm, điều trị kịp thời nhồi m.áu cơ tim cấp, mỗi người cần ghi nhớ các triệu chứng điển hình và cả không điển hình bao gồm đau thắt ngực đột ngột, kéo dài hơn 30 phút, khó thở, vã mồ hôi, chóng mặt, mệt nhiều, đau vùng thượng vị, buồn nôn…
Khi nghi ngờ bản thân hoặc người thân bị bệnh cần sơ cứu đúng cách (nằm nghỉ, sử dụng thuốc nitroglycerine ngậm dưới lưỡi) và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Cơn đau ít gặp nhưng cảnh báo căn bệnh có thể gây đột tử
Dấu hiệu đặc trưng của nhồi m.áu cơ tim cấp là cơn đau ngực sau xương ức và lan ra cánh tay trái.
Tuy nhiên, một số người lại gặp nguy kịch bởi các triệu chứng rất ít gặp cảnh báo căn bệnh trên như đau đầu hoặc hai cánh tay.
Đau tay nhưng phải thông mạch vành
Vừa qua, Đơn vị tim mạch can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức (TP.HCM) đã tiếp nhận một bệnh nhân 60 t.uổi, đi khám vì đột ngột đau 2 cánh tay.
Theo mô tả của người bệnh, cơn đai lan từ vai xuống đến bàn tay, cảm giác đau chói, khó vận động, đi kèm với tình trạng vã mồ hôi và mệt nhiều. Tại phòng cấp cứu, bệnh nhân tỉnh táo, không đau ngực, không khó thở, vẫn còn đau 2 cánh tay, mức độ 8/10.
Khai thác bệnh sử ghi nhận bệnh nhân đã có vài lần đau tương tự nhưng cơn đau chỉ kéo dài 3-5 phút rồi tự hết. Riêng lần này, cơn đau kéo dài trên 60 phút. Người bệnh có t.iền sử hút t.huốc l.á nhiều. Kết quả điện tâm đồ ghi nhận có dấu hiệu thiếu m.áu cơ tim lan tỏa ở nhiều vùng chuyển đạo, do đó bệnh nhân được hội chẩn và tiến hành chụp mạch vành cấp cứu.
Kết quả chụp mạch vành cho thấy động mạch vành trái bị bán tắc ngay từ lỗ xuất phát. Ê-kíp tiến hành can thiệp tái thông động mạch vành cho người bệnh. Tình trạng đau và yếu 2 tay của bệnh nhân cải thiện ngay lập tức rồi hoàn toàn hết triệu chứng.
Người bệnh đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức. Ảnh: GL.
Trước đó, một bệnh nhân nữ 59 t.uổi cũng được điều trị tại Đơn vị tim mạch can thiệp vì nhồi m.áu cơ tim với dấu hiệu không đặc trưng: đau đầu. Bệnh nhân có t.iền căn đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp, sỏi thận. Bà bị đau đầu liên tục kéo dài hơn 8 tiếng, kèm theo buồn nôn và nôn ói nhiều lần.
Thời diểm vào viện, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, huyết động ổn định, độ bão hoà oxy m.áu bình thường, không sốt, không đau ngực, không khó thở, nhịp tim đều. Kết quả chụp CT scanner sọ não không ghi nhận hình ảnh xuất huyết não hay bất thường nào khác.
Tuy nhiên, hình ảnh điện tim đồ tại Khoa Cấp cứu giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim cấp. Kết quả chụp mạch vành cấp cứu cho thấy người bệnh bị tắc hoàn toàn động mạch vành phải, hẹp nặng động mạch vành trái. Sau khi được can thiệp tái thông mạch vành bị tắc, tình trạng đau đầu của bệnh nhân cải thiện rõ, giảm dần và chấm dứt hoàn toàn.
Các bác sĩ cho biết biểu hiện điển hình của nhồi m.áu cơ tim cấp là đau ngực sau xương ức và lan ra cánh tay trái. Tuy nhiên, đôi khi vẫn gặp bệnh nhân có dấu hiệu không điển hình như khó tiêu, đau răng, đau mặt, đau đầu, rối loạn tri giác, đau vai, đau lưng, đau tay…
Nguy hiểm nếu bỏ sót dấu hiệu không điển hình
Một nghiên cứu cho thấy có khoảng 6% bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim cấp có triệu chứng đau đầu kèm theo đau ngực. Còn triệu chứng đau đầu xuất hiện duy nhất của nhồi m.áu cơ tim là một tình trạng rất hiếm gặp.
Theo các bác sĩ, việc chẩn đoán thường bị bỏ sót nếu những triệu chứng không điển hình của nhồi m.áu cơ tim cấp xuất hiện độc lập, không đi kèm với dấu hiệu đau ngực. Hậu quả là có thể chậm trễ trong điều trị, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Những bệnh nhân lớn t.uổi, nữ giới, bệnh nhân đái tháo đường lâu năm có biến chứng thần kinh, bệnh thận mạn… thường có biểu hiện không điển hình của nhồi m.áu cơ tim cấp.
Dấu hiệu đặc trưng của nhồi m.áu cơ tim là cơn đau ngực trái. Ảnh: GL.
Theo bác sĩ Trần Nhân Nghĩa, Trưởng đơn vị tim mạch can thiệp, Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức, nhồi m.áu cơ tim cấp là một tình trạng bệnh lý cấp cứu có tỷ lệ t.ử v.ong rất cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hiện nay, sự phát triển của chuyên ngành tim mạch can thiệp, đặc biệt là kỹ thuật can thiệp mạch vành cấp cứu, đã góp phần làm giảm được đáng kể tỷ lệ t.ử v.ong của nhồi m.áu cơ tim, cải thiện được tiên lượng sức khoẻ của người bệnh về lâu dài.
Tuy nhiên, việc điều trị sẽ phức tạp và tốn kém hơn nhiều nếu bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim cấp đến bệnh viện muộn trên 12 tiếng hoặc sau 24 tiếng kể từ khi có triệu chứng khởi phát đầu tiên. Kết quả sau cùng chưa hẳn đã như mong đợi.
Do đó, mỗi người dân phải thường xuyên lưu ý các dấu hiệu cảnh báo, phải đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và phát hiện sớm tình trạng nhồi m.áu cơ tim cấp để được điều trị thích hợp.
Ngoài ra, cần phòng bệnh bằng cách xây dựng một lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, hạn chế rượu bia, tuyệt đối không hút t.huốc l.á. Thường xuyên đi khám bệnh định kỳ, tuân thủ đúng các phác đồ điều trị của bác sĩ, kiểm soát tốt các bệnh lý nền như béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ m.áu, bệnh mạch vành mạn…