Ngày 16-4, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, huyện Vĩnh Cửu vừa ghi nhận 1 ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết (SXH).
Đây là ca t.ử v.ong do SXH đầu tiên năm 2024 tại Đồng Nai.
Bài Viết Liên Quan
- Top 10 thực phẩm ngăn ngừa thiếu m.áu
- Cách nằm sấp giúp F0 đỡ khó thở
- “T.iền mất tật mang” vì thuốc Đông y kém chất lượng
Người dân cần loại bỏ những vật dụng chứa nước để diệt lăng quăng, muỗi. Ảnh: Bích Nhàn
Trước đó, ngày 5-4, bệnh nhân N.N.H (15 t.uổi, ngụ khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu) bị sốt cao và được người nhà cho uống thuốc, tự điều trị tại nhà. Đến ngày 8-4, người nhà đưa bệnh nhân đi khám và nhập viện theo dõi với chẩn đoán lâm sàng SXH tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (thành phố Hồ Chí Minh).
Đến ngày 10-4, bệnh nhân bất tỉnh, được lọc m.áu và chăm sóc đặc biệt. Dù vậy, đến ngày 15-4, bệnh nhân t.ử v.ong với chẩn đoán sốc SXH nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Ngay khi ghi nhận thông tin trên, Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu đã điều tra dịch tễ, môi trường xung quanh bên ngoài và trong nhà bệnh nhân. Kết quả cho thấy, gần nhà bệnh nhân đã từng có 1 ca bệnh SHX vào khoảng 2 tuần trước. Hơn nữa, quanh khu vực bệnh nhân sinh sống có nhiều vật dụng chứa nước có lăng quăng như: quạt hơi nước, bình bông, nước đọng ở các khe cửa sắt.
Trước tình hình trên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu, Trạm Y tế thị trấn Vĩnh An chủ động trong công tác phòng, chống SXH. Hướng dẫn người dân các biện pháp diệt lăng quăng, xử lý dụng cụ chứa nước, không bỏ sót dụng cụ chứa nước có lăng quăng.
Tình hình dịch bệnh tay chân miệng tại TP.HCM có xu hướng gia tăng
Báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho thấy, tình hình dịch bệnh tay chân miệng tại TP.HCM giảm trong 2 tháng đầu năm 2024 và bắt đầu gia tăng từ đầu tháng 3.2024.
Ngày 30.3, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) báo cáo về tình hình dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tuần thứ 12 (từ ngày 18 – 24.3) tại TP.HCM.
Theo đó, trong tuần 12, TP.HCM ghi nhận 118 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng hơn 1/3 so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 12 là 1.620 ca. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao, gồm: H.Nhà Bè, Q.6 và Q.8.
Qua theo dõi thống kê, báo cáo của HCDC cho thấy, tình hình dịch bệnh tay chân miệng tại TP.HCM giảm trong 2 tháng đầu năm 2024 và bắt đầu gia tăng từ đầu tháng 3.2024. 3 quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 cao nhất vẫn là Q.6, Q.8 và H.Nhà Bè.
Năm 2023 cả nước có gần 181.000 ca bệnh tay chân miệng và 31 ca t.ử v.ong. Do vậy, không nên chủ quan với dịch bệnh này. Ảnh D.T
Trao đổi với PV Thanh Niên, bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm – thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, số ca điều trị bệnh tay chân miệng hiện vẫn đang ở mức thấp. Mùa cao điểm của dịch bệnh tay chân miệng là từ tháng 6 hằng năm.
Về dịch bệnh sốt xuất huyết, trong tuần 12, TP.HCM cũng ghi nhận 117 ca mắc bệnh, giảm 1/6 so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 12 là 2.191 ca. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao, gồm: Q.1, Q.7 và Q.Tân Phú. Đây cũng là 3 quận liên tục có số ca mắc trên 100.000 dân cao nhất từ đầu tháng 3 đến nay.
Theo HCDC, người dân cần tuân thủ các khuyến cáo của ngành y tế để phòng chống các loại dịch bệnh. Trong đó, vệ sinh tay, vệ sinh nơi ở, vệ sinh môi trường và diệt muỗi, diệt lăng quăng vẫn là những biện pháp cơ bản, hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết.
HCDC cũng cảnh báo các loại dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người đang diễn biến phức tạp thời gian này và cần phòng ngừa, như: bệnh dại, bệnh cúm A/H5N1. Ngoài ra, bệnh sởi dù có vắc xin phòng ngừa cũng đã xuất hiện ổ dịch ở một số địa phương, bệnh lao đang đe dọa sức khỏe cộng đồng…