Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp vừa cấp cứu thành công nữ bệnh nhân 62 t.uổi mắc Covid-19 nặng, ngừng tim, có bệnh nền đái tháo đường.
Ngày 2/9, bác sĩ Trần Thanh Tùng – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, cho biết, ngày 6/8, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân nữ 62 t.uổi, t.iền sử đái tháo, biểu hiện suy hô hấp nặng do mắc Covid-19.
Ngay khi nhập viện, bệnh nhân được chỉ định thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC). Đến ngày 14/8, bệnh nhân tiếp tục chuyển biến nặng phải đặt nội khí quản thở máy. Hôm sau, bệnh nhân rơi vào trạng thái nguy kịch, ngừng tim.
Nữ bệnh nhân 62 t.uổi mắc Covid-19 bị ngưng tim được đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện đa khoa Sa Đéc cấp cứu thành công.
Bác sĩ Trần Thanh Tùng cho biết: “Ê kíp cấp cứu phát hiện kịp thời và cấp cứu thành công. Bệnh nhân được duy trì thuốc cường tim liều cao, thở máy, lọc m.áu và được theo dõi liên tục. Bệnh nhân chuyển biến tốt hơn”.
Đến ngày 18/8, nữ bệnh nhân có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên vẫn phải duy trì thở máy, lọc m.áu, kháng sinh, dinh dưỡng và tập phục hồi chức năng. Sau đó, bệnh nhân tỉnh táo, thông số ổn định, được điều trị nâng cao thể trạng.
“Hôm nay bệnh nhân đã khỏe hẳn, xét nghiệm PCR âm tính và chuẩn bị ra viện vào ngày mai”, ông Tùng chia sẻ.
Khi dịch bùng phát ở địa phương, Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc được phân cấp điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng của tỉnh Đồng Tháp với 200 giường trong đó 60 giường hồi sức cấp cứu.
Tính đến 2/9, tỉnh Đồng Tháp ghi nhận trên 7.000 ca mắc Covid-19 có hơn 5.000 trường hợp đã khỏi bệnh.
Phát hiện ấu trùng giun lươn trong đàm bệnh nhân COPD
Ngày 5-3, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cho biết, đang điều trị bệnh nhân Lê Văn X. (69 t.uổi), ngụ huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) bị viêm phổi tắt nghẽn mãn tính (viết tắt là COPD) có ấu trùng giun lươn trong đàm.
Ấu trùng giun lươn xâm nhập qua da
Hình chụp qua kính hiển vi, soi đàm của bệnh nhân phát hiện ấu trùng giun lươn trong đàm
Bệnh nhân X. (69 t.uổi) vào viện ngày 1-3 trong tình trạng mệt, khó thở (suy hô hấp) do COPD. Ông X. cho biết bị viêm phổi tắt nghẽn mãn tính từ 3 năm nay. Gần đây, ông thường xuyên bị khó thở, bị sốt…
Qua xét nghiệm đàm tìm vi trùng lao tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang kết quả cho thấy, ông X. bị lao phổi/viêm phổi/suy kiệt/COPD/nhiễm giun lươn (phát hiện trong đàm bệnh nhân có giun lươn)…
Sau khi được điều trị tại Khoa Lao- Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, hiện sức khỏe ông X. đã ổn định, hết khó thở, hết sốt…
Bệnh giun lươn hình thành do ấu trùng giun lươn xâm nhập vào cơ thể bằng cách chui qua da, đi theo đường tĩnh mạch chạy lên tim, qua phổi rồi tới khí quản, hầu, sau đó di chuyển xuống thực quản và ruột để sinh trưởng thành giun trưởng thành.
Giun lươn được xếp vào loại ký sinh trùng nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa, do nó có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể người và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể t.ử v.ong.
Người mắc bệnh giun lươn không có những triệu chứng lâm sàng điển hình, tuy nhiên lại xuất hiện một số biểu hiện, như: đau thượng vị, tiêu chảy, viêm da tại chỗ khi có ấu trùng xâm nhập vào cơ thể, xét nghiệm m.áu thấy thiếu m.áu nhẹ, lên cơn hen với người bị cơ địa dị ứng, giun lươn lạc chỗ có thể ký sinh ở thực quản, phổi, hạch bạch huyết…