Đừng nấu canh, ăn mùng tơi theo cách này mới là chuẩn vị loại ‘rau vua’

Loại rau này được nhiều người gọi là ‘ rau vua’ vì vừa dễ ăn lại vừa có lợi cho sức khỏe.

Chị em có thể đem mồng tơi xào với thực phẩm này vừa ngon vừa bổ dưỡng.

dung nau canh an mung toi theo cach nay moi la chuan vi loai rau vua 29e 7125073

Rau mồng tơi có giàu chất dinh dưỡng?

Giữ cho đôi mắt khỏe mạnh: Lutein và zeaxanthin là các carotenoid trong rau mồng tơi có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Đồng thời, vitamin A và vitamin C có trong rau mồng tơi còn có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh đục thủy tinh thể gây suy giảm thị lực ở người.

Làm đẹp da: Rau mồng tơi còn chứa nhiều vitamin B, A, C, các nguyên tố sắt, canxi… có thể hỗ trợ làm trắng, giảm thâm, cải thiện tình trạng mụn cho da.

Ngăn ngừa loãng xương: Rau mồng tơi chứa nhiều canxi, mangan và vitamin K. Đây đều là những yếu tố quan trọng giúp xương chắc khỏe. Cơ thể luôn đào thải và xây dựng lại mô xương, do đó việc ăn rau mồng tơi hàng ngày sẽ cải thiện đáng kể tình trạng loãng xương ở nhóm người cao t.uổi.

Giảm nguy cơ thiếu sắt: Rau mồng tơi là nguồn thực phẩm giàu sắt, một khoáng chất cần thiết để các tế bào hồng cầu mang oxy đến các khu vực khác nhau của cơ thể. Khi cơ thể quá ít sắt, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu m.áu do thiếu sắt. Tình trạng này kéo dài có thể làm cơ thể suy yếu, gây chóng mặt và khó thở.

dung nau canh an mung toi theo cach nay moi la chuan vi loai rau vua 68d 7125073

Rau mồng tơi giàu chất dinh dưỡng nên ăn thường xuyên tốt cho sức khỏe.

Giúp tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe, có làn da hồng hào, tóc đen mượt.

Hỗ trợ sự phát triển của em bé: Trong rau mồng tơi có rất nhiều folate. Loại vitamin này có thể ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh. Do đó, bổ sung folic trong giai đoạn mang thai sẽ rất tốt cho sức khỏe thai nhi. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin B6 từ rau mồng tơi cũng rất quan trọng cho sự phát triển của não em bé từ trong bụng mẹ.

Giảm chất béo, cholesterol: Có thể bạn không để ý, chất nhầy của rau mồng tơi tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Do đó, ăn rau mồng tơi giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường trong m.áu cao.

Giàu chất chống oxy hóa: Cơ thể sẽ nhận được rất nhiều chất chống oxy hóa từ việc ăn rau mồng tơi mỗi ngày. Chất chống oxy hóa này có thể hạn chế tác hại của các gốc tự do gây ra cho tế bào. Các tổn thương tế bào do gốc tự do có thể gây ra các bệnh như tiểu đường, ung thư, tim mạch…

Rất tốt cho sức khỏe tim mạch: Rau mồng tơi cũng chứa một lượng nitrat vô cơ đáng kể. Hàm lượng nitrat này có khả năng làm giảm huyết áp và làm cho động mạch bớt xơ cứng. Đặc biệt trong rau mồng tơi còn có kali, có tác dụng hỗ trợ các hoạt động của tim mạch diễn ra bình thường.

Có thể cải thiện tình trạng bệnh trĩ: Nếu chẳng may bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái).

Phục hồi vết thương: Trong rau mồng tơi giàu vitamin C nhiều lợi ích. Lượng vitamin C này giúp cơ thể tăng lượng sắt hấp thụ từ thực phẩm, rất hữu hiệu trong quá trình điều trị và phục hồi các vết thương.

Rau mồng tơi rất tốt nhưng “đại kỵ” với 5 nhóm người này, biết mà tránh

Rau mồng tơi rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Bài viết của BS. Nguyễn Hoài Thu – Chuyên khoa Dinh dưỡng trên Báo Sức khỏe & Đời sống đã chỉ ra 5 nhóm người dưới đây được khuyến cáo không nên ăn rau mồng tơi:

Người đang bị tiêu chảy: Khi bị bệnh này chúng ta không nên ăn mặc dù mồng tơi có thể giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón nhưng nếu ăn quá nhiều mồng tơi có thể dẫn tới tiêu chảy.

– Những người bị sỏi thận: Người bị sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi bởi rau mồng tơi chứa nhiều purin. Hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axit oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

– Những người mới lấy cao răng: Khi bạn mới lấy cao răng thì không nên ăn mồng tơi trong 1-2 tuần bởi rau mồng tơi dễ tạo mảng ố bám trên răng do axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước

– Những người đau dạ dày: Đối với những người hay đau dạ dày thì không nên ăn nhiều rau mồng tơi bởi hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều.

– Những người hấp thu kém: Nhóm người này không nên ăn rau mồng tơi bởi mồng tơi chứa hàm lượng cao axít oxalic (một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi) khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.

Chế độ ăn cho người cận thị

Đôi mắt cần nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E, lutein, zeaxanthin… để hoạt động khỏe mạnh. Vì vậy, ngoài việc ăn đủ chất, chúng ta cần bổ sung các thực phẩm này để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh về mắt, trong đó có cận thị.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bị cận thị

Cận thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến nhất gây ảnh hưởng lớn đến thị lực, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về võng mạc và thần kinh thị giác có thể dẫn đến mù lòa.

Có nhiều nguyên nhân gây cận thị và làm tăng tiến triển của cận thị như: yếu tố di truyền; môi trường; hoạt động mắt nhìn cận cảnh kéo dài; thường xuyên tiếp xúc màn hình điện tử…

Ngoài ra, một trong những yếu tố có liên quan đến sự phát triển của cận thị là dinh dưỡng kém. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đường tinh luyện và chất béo bão hòa có thể ảnh hưởng đến người có nguy cơ mắc bệnh cận thị.

Mặt khác, một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là những chất giúp tăng cường sức khỏe của mắt, có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của cận thị.

che do an cho nguoi can thi a86 7124546

Chế độ dinh dưỡng giàu chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị cận thị.

2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bị cận thị

Đôi mắt cần nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E, lutein, zeaxanthin…

để hoạt động khỏe mạnh. Vì vậy, ngoài việc ăn đủ chất, chúng ta cần bổ sung các thực phẩm này để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh về mắt, trong đó có cận thị.

Vitamin A: Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực khỏe mạnh, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu.

Có nhiều nguồn thực phẩm động vật và thực vật giàu vitamin A như: các loại rau, khoai lang, rau lá xanh, cà rốt, đu đủ, xoài; phô mai, gan…

Vitamin C: Vitamin C giúp cơ thể hình thành và duy trì các mô liên kết, bao gồm cả collagen được tìm thấy trong giác mạc của mắt. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C tốt nhất là các loại trái cây và rau quả như: cam, quýt, bưởi, dâu tây, bông cải xanh…

Vitamin E : Vitamin E cũng là chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ các tế bào, trong đó có tế bào ở mắt. Tổn thương oxy hóa do môi trường tiếp xúc với ô nhiễm, khói bụi và các tia có hại có thể từ từ ảnh hưởng đến các tế bào trong mắt và các tế bào khác liên quan đến thị lực, vitamin E có tác dụng ngăn chặn tác hại này bằng cách trung hòa các gốc tự do.

Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin E trong chế độ ăn uống bằng các nguồn thực phẩm như: hạt hướng dương, hạnh nhân, rau bina, bơ, bí, quả kiwi, cá hồi, tôm, bông cải xanh, dầu ô liu…

Omega-3 : Acid béo omega-3 rất cần thiết để duy trì thị lực khỏe mạnh. Chúng giúp ngăn ngừa tình trạng viêm ở mắt, có thể dẫn đến nhiều bệnh về mắt khác nhau, bao gồm cả cận thị.

Thực phẩm giàu acid béo omega-3 bao gồm các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ và cá mòi; các loại hạt như hạt chia, hạt lanh và quả óc chó.

Lutein và zeaxanthin: Các loại rau có lá màu xanh đậm là nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin hàng đầu. Đây là hai loại carotenoid bảo vệ võng mạc.

Lutein và zeaxanthin hoạt động như chất chống oxy hóa, hấp thụ một lượng đáng kể các tia sáng xanh, ngăn xâm nhập vào bên trong mắt để giữ cho các gốc tự do không gây hại cho các tế bào mắt.

3. Gợi ý một số thực phẩm tốt cho người bị cận thị

Cà rốt

Cà rốt rất giàu beta-carotene, khi vào cơ thể được chuyển hóa thành vitamin A trong gan. Loại vitamin này đã được chứng minh là tốt cho thị lực, tăng cường sức khỏe cho đôi mắt, làm giảm tình trạng mờ mắt, mỏi mắt.

Lutein và zeaxanthin có trong cà rốt cũng có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe của mắt. Tuy nhiên, chỉ nên ăn cà rốt với liều lượng vừa đủ. Nếu ăn quá nhiều có thể gây tình trạng vàng da và ngộ độc gan. Theo khuyến cáo, chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần với trọng lượng 100g/lần ở người lớn và 30-50g/lần ở t.rẻ e.m.

Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh rất giàu lutein và zeaxanthin, là những carotenoid rất cần thiết cho sức khỏe của mắt. Những chất dinh dưỡng này đã được chứng minh là giúp bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương do ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử. Thực phẩm giàu lutein và zeaxanthin bao gồm rau bina, cải xoăn và bông cải xanh.

che do an cho nguoi can thi 767 7124546

Các loại rau lá xanh rất giàu lutein và zeaxanthin cần thiết cho sức khỏe của mắt.

Trái cây có múi

Ăn trái cây có múi như cam, chanh và bưởi chứa nhiều vitamin C giúp hỗ trợ sức khỏe của các mạch m.áu trong mắt, tốt cho các vấn đề của thị lực như cận thị, thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

Quả mọng

Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi là những thực phẩm tuyệt vời cho đôi mắt. Chất chống oxy hóa có trong hầu hết các loại quả mọng có thể giúp ngăn ngừa khô da, khiếm khuyết thị lực và thoái hóa điểm vàng.

Khoai lang

Cũng như cà rốt, khoai lang rất giàu vitamin A, thậm chí lượng vitamin A trong khoai lang còn cao hơn cà rốt. Vì vậy nó là thực phẩm bạn ưu tiên hàng đầu trong chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe của mắt.

Hạnh nhân

Để bảo vệ mắt, bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin E trong chế độ ăn uống. Trong đó, hạnh nhân là thực phẩm hàng đầu đặc biệt giàu vitamin E.

Trứng

Ăn trứng thường xuyên có thể làm tăng mức độ lutein và zeaxanthin để tối ưu hóa, duy trì thị lực. Lòng đỏ trứng là nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin đáng kể, được chứng minh là làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở những người cao t.uổi.

Cá hồi

Cá hồi là một trong những nguồn cung cấp acid béo omega-3 EPA và DHA tốt nhất. EPA và DHA rất có lợi cho sức khỏe như giảm viêm, giảm huyết áp, giảm nguy cơ ung thư và cải thiện chức năng của các tế bào lót động mạch.

Ăn cá hồi thường xuyên có thể giúp bảo vệ võng mạc khỏi bị hư hại và ngăn ngừa suy giảm thị lực. Ngoài ra còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh khô mắt và thoái hóa điểm vàng liên quan đến t.uổi tác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *