Theo thống kê, có khoảng 70% chấn thương thể thao, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt… liên quan đến khớp gối, phổ biến nhất là chấn thương dây chằng đầu gối.
Nếu không được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời và triệt để, bệnh nhân có nguy cơ suy giảm khả năng vận động và tái phát chấn thương.
Các xương cấu tạo đầu gối sẽ được kết nối với nhau nhờ hệ thống dây chằng chính gồm:
Dây chằng chéo trước: nằm ở trung tâm của đầu gối, có chức năng điều khiển chuyển động quay và chuyển động về phía trước của xương chày (xương cẳng chân).
Dây chằng chéo sau: nằm ở phía sau đầu gối, điều khiển chuyển động ra sau của xương chày.
Dây chằng giữa gối: kéo dài từ mặt trong của đầu trên xương chày lên mặt trong của đầu dưới xương đùi, giúp giữ ổn định cho đầu gối bên trong.
Dây chằng bên ngoài: là dây chằng nằm bên ngoài đầu gối tạo thành một góc hẹp ở phía sau, giữ ổn định mặt ngoài đầu gối.
Nguyên nhân gây đứt dây chằng chéo của gối
Có nhiều nguyên nhân trong đó hay gặp là chấn thương trực tiếp vào gối bằng một lực mạnh do: Tai nạn, tập luyện, thể thao, giao thông và sinh hoạt.
Chấn thương gián tiếp là loại hay gặp nhất, xảy ra trong các trường hợp: Khi đang chạy mà dừng lại hoặc chuyển hướng đột ngột khi bàn chân vẫn giữ nguyên dẫn đến đứt dây chằng chéo của gối; do chấn thương trong khi chơi thể thao như chân bị xoắn vặn đột ngột trong khi đang chạy, bàn chân bị cố định đột ngột do sa chân xuống hố; hoặc bị người khác dẫm vào (đá bóng) hoặc người chơi xoay người chuyển hướng quá nhanh (tennis), hoặc do nhảy cao rồi rơi xuống tiếp đất trong tư thế chân không thuận hoặc trụ chân không chuẩn (bóng chuyền, bóng rổ).
Chấn thương có 3 mức độ phân loại:
Độ 1: Dây chằng bị tổn thương mức độ nhẹ (còn gọi là bong gân đầu gối), khớp gối vẫn được giữ ổn định.
Độ 2: Dây chằng đứt một phần (tổn thương mức độ trung bình), khớp gối bắt đầu có dấu hiệu lỏng lẻo.
Độ 3: Dây chằng dầu gối bị đứt hoàn toàn (tổn thương mức độ nặng), khớp gối không còn ổn định mà trở nên lỏng lẻo.
Bệnh nhân vẫn có thể đi lại sau khi chấn thương dây chằng, tuy nhiên các cơn đau sẽ tồi tệ hơn sau vài ngày. Nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn.
Bài Viết Liên Quan
- 2 loại bánh mì người Việt ăn nhiều nhưng không có chất
- Những loại “siêu thực phẩm” giá cắt cổ, chất bằng hạt vừng
- 6 loại thực phẩm nên tránh ăn trước 10 giờ sáng để giữ dáng, cải thiện tâm trạng và cách ăn thay thế dành cho chị em
Bệnh nhân vẫn có thể đi lại sau đi lại sau khi chấn thương dây chằng, tuy nhiên các cơn đau sẽ tồi tệ hơn sau vài ngày.
Biểu hiện đứt dây chằng chéo của gối
Nhiều bệnh nhân có thể nghe hoặc cảm nhận thấy tiếng “rắc” ở gối ngay sau chấn thương, sau đó là đau và sưng nề khớp gối.
Một thời gian sau khi hết đau và sưng nề khớp gối, người bệnh có thể đi lại bình thường nhưng sẽ thấy lỏng gối, thể hiện bởi những triệu chứng chân yếu hoặc không thật chân khi đi lại. Không thể đi bộ nhanh được, nhất là trên mặt đường không bằng phẳng, thỉnh thoảng đang đi bị trẹo gối.
Đi lên đi xuống cầu thang khó khăn, cảm giác rất sợ khi phải đặt chân bị chấn thương xuống trước. Nếu cố gắng chơi thể thao trở lại, người bệnh không thể hoặc rất khó để trụ bên chân chấn thương, không thể chạy nhanh hoặc chạy theo hình chữ chi, đôi khi đang chạy người bệnh tự ngã mặc dù không có va chạm.
Những trường hợp người bệnh chủ quan, xem nhẹ các triệu chứng sau chấn thương mà không điều trị, hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến teo cơ, gây teo đùi.
Đứt dây chằng chéo để lâu, người bệnh không thể thực hiện được các động tác phức tạp trong sinh hoạt cũng như các hoạt động thể dục thể thao, suy giảm chất lượng cuộc sống.
Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng bất thường ở đầu gối, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết góp phần cho việc chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác, từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất.
Điều trị đứt dây chằng chéo của gối
Người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và tư vấn, tránh tự điều trị bằng các phương pháp như: đắp lá, bẻ gối,…..
Điều trị dây chằng chéo trước bao gồm phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật. Lựa chọn phương pháp nào cần xem xét nhiều yếu tố như: Mức độ tổn thương, nhu cầu hoạt động,…
Điều trị bảo tồn được chỉ định cho các trường hợp đứt không hoàn toàn dây chằng chéo trước, khớp gối còn vững. Đứt dây chằng chéo trước ở bệnh nhân lớn t.uổi. Đứt dây chằng chéo trước ở t.rẻ e.m còn sụn tăng trưởng.
Chỉ định phẫu thuật khi người bệnh có nhu cầu vận động khớp gối, tránh các nguy cơ thoái hóa khớp sau này. Có nhiều phương pháp phẫu thuật đã được ứng dụng trong phẫu thuật điều trị đứt dây chằng chéo, trong đó phương pháp phẫu thuật nội soi với các ưu điểm: vết mổ nhỏ, giúp phẫu thuật viên quan sát được toàn bộ các thành phần trong khớp gối, ít đau sau mổ,….. đã trở thành phương pháp được lựa chọn trong hầu hết các trường hợp tổn thương dây chằng chéo.
Tóm lại: Đứt dây chằng là một trong những tổn thương thường gặp, có thể xảy ra do chấn thương thể thao, tai nạn giao thông, té ngã trong sinh hoạt hàng ngày… Nhiều người bị đứt dây chằng chéo cho biết nghe thấy tiếng lục cục ở đầu gối chấn thương. Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị đứt dây chằng đều có hiện tượng này, một số triệu chứng khác phổ biến hơn như: Cơn đau xuất hiện dọc theo dây chằng khớp gối; Sưng tấy khi bị chấn thương; Vận động khó khăn nhất là động tác gập đầu gối như bình thường,… cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Tai nạn sinh hoạt hy hữu khiến người phụ nữ phải đi cấp cứu
Ngậm chiếc vòng đá vì tin lời quảng cáo sẽ giúp chữa bệnh, người phụ nữ hốt hoảng phát hiện đã nuốt trôi chiếc vòng này khi ngủ.
Cố móc họng nhưng không được, bà phải đi cấp cứu.
Bệnh nhân nữ, 68 t.uổi, được đưa vào Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên sáng ngày 12/4. Kể với bác sĩ, bệnh nhân cho biết nghe quảng cáo ngậm vòng đá (với 8 hạt, kích thước 0,5×0,8cm) sẽ phát tia, có tác dụng chữa viêm họng, bà tin theo. Không ngờ khi đang ngậm vòng, bà ngủ quên, vô thức nuốt chiếc vòng bằng đá này.
Dị vật là chiếc vòng đá được gắp ra khỏi dạ dày bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Lúc tỉnh dậy, bà mới phát hiện chiếc vòng đã bị trôi xuống họng. Bệnh nhân cố móc họng để nôn ra chiếc vòng nhưng không được, lập tức được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ đ.ánh giá đây là sự cố hy hữu.
Tại đây, ê-kíp trực khoa Nội tiêu hóa đã nội soi cấp cứu và gắp được chiếc vòng từ dạ dày của bệnh nhân. Sau gắp dị vật, sức khỏe bệnh nhân ổn định và được ra viện.
Các bác sĩ khuyến cáo khi nuốt phải dị vật, người bệnh không nên tự móc họng, gây tổn thương thêm cho niêm mạc đường tiêu hóa; Cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, nội soi lấy dị vật, tránh những biến chứng khó lường.