F0 tại nhà nên giặt quần áo, lau dọn phòng thế nào?

Đồ vải như quần áo, chăn đắp, khăn tắm… nên giặt ở 60C hoặc hơn, từ 30 phút trở lên; nên bỏ đồ trực tiếp vào máy giặt, không giũ.

Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Minh Thành, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, khuyến cáo ngoài giặt đồ vải, cần giặt khăn trải bàn ăn, chén bát của F0 với chất rửa chén rồi lau khô. Nếu dùng máy rửa chén nên chọn nhiệt độ 60 độ C.

“Tránh gây phát tán bụi như miếng xốp, bông vải…; không sử dụng máy hút bụi”, bác sĩ Thành nhấn mạnh. Sau khi dọn dẹp, nên rửa tay với nước có xà phòng và lau tay khô với khăn tay hoặc khăn giấy.

Lau chùi thường xuyên các phòng trong nhà, mở các cửa sổ ít nhất 10 phút, nhiều lần trong ngày. Lau chùi và khử khuẩn các bề mặt F0 đã chạm đến như tay nắm cửa, vật dụng trong phòng tắm, phòng vệ sinh, nền nhà… bằng các chất tẩy rửa thường dùng hàng ngày. Sau đó, rửa với sản phẩm có chứa nước Javel rồi rửa sạch lại bằng nước.

Lau chùi phòng tắm và phòng vệ sinh sau khi sử dụng với nước tẩy Javel hay những sản phẩm tẩy trùng khác. Không dùng chung các vật dụng hàng ngày như khăn, vật dụng tắm rửa, xà phòng, chén bát, điện thoại…

Sử dụng túi đựng rác, thùng rác riêng, không để trộn lẫn với các vật dụng khác. Đóng gói bịch rác, đặt vào một túi chất dẻo, F0 không nên chạm đến trong vòng 24 giờ, sau đó loại bỏ túi rác.

Bác sĩ Thành lưu ý F0 cần đo thân nhiệt hai lần mỗi ngày, có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo liều lượng khuyến cáo. Không dùng thuốc kháng viêm như ibuprofen khi không có lời khuyên của bác sĩ. Liên lạc y tế địa phương ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ trở nặng.

Theo bác sĩ Thành, F0 cần tránh tiếp xúc người khác, giữ khoảng cách hai mét với những người xung quanh và giới hạn trao đổi dưới 15 phút. Không đón tiếp người ngoài tại chỗ ở, ngoại trừ người chăm sóc và giúp đỡ. Thường xuyên rửa tay, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng và mặt. Sử dụng khăn tay rồi vứt bỏ ngay nếu như ho hay chảy mũi.

Nếu ở một mình, nên nhờ những người thân (gia đình, bạn bè, hàng xóm) giao thuốc men, mua thực phẩm hay bữa ăn. Đề nghị đặt gói hàng, thức ăn trên bậc thềm để hạn chế tiếp xúc.

Hiện, TP HCM áp dụng cách ly tại nhà với F0 mới phát hiện tại cộng đồng, đủ các điều kiện theo quy định. Đây là những người không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ , không suy hô hấp, chỉ số SpO2 trên 96%, nhịp thở dưới 20 lần/phút, dưới 50 t.uổi, không có bệnh nền, không mang thai, không béo phì.

Với quy định mới nhất của Sở Y tế TP HCM, F0 cách ly tại nhà phải đáp ứng điều kiện như có phòng riêng, có cửa sổ thông thoáng, nhà vệ sinh riêng, số điện thoại riêng, có sẵn số điện thoại của cơ sở y tế và Tổ phản ứng nhanh (quận, huyện) để liên hệ khi cần thiết. Trước cửa phòng cách ly có bàn hoặc ghế để nhận thức ăn và các vật dụng cá nhân cần thiết, có thùng rác cá nhân với nắp và túi rác đi kèm. F0 có sẵn dung dịch khử khuẩn tay và bề mặt, nước súc họng hoặc nước muối sinh lý (0,9%), khẩu trang y tế, nhiệt kế.

Để kịp thời hỗ trợ cho những F0 tự cách ly tại nhà trong các tình huống khẩn cấp, thời gian qua UBND TPHCM đã giao các quận, huyện, TP Thủ Đức thành lập 312 tổ phản ứng nhanh tại mỗi phường, xã, thị trấn. Thành phần mỗi tổ phản ứng nhanh gồm bác sĩ, điều dưỡng của trạm y tế phường, xã, thị trấn, các nhân viên y tế là tình nguyện viên, lực lượng công an, đoàn thanh niên… Mỗi khi có F0 tại nhà có dấu hiệu chuyển nặng, cần cấp cứu, các đội phản ứng nhanh sẽ kịp thời tiếp cận và hỗ trợ chăm sóc, chuyển viện nếu cần thiết.

Ngoài ra, đội y tế lưu động thuộc trạm y tế sẽ đến thăm khám tại nhà các trường hợp nghi ngờ F0 thuộc nhóm nguy cơ cao trên địa bàn như người già neo đơn, người có bệnh lý tâm thần… để kịp thời đưa đến các cơ sở thu dung điều trị.

F0 có một trong các triệu chứng như sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, tiêu chảy, mất mùi vị, đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở, được hướng dẫn liên hệ nhân viên y tế qua tổng đài 1022, bấm số 3 để được tư vấn từ Hội Y học TP HCM, hoặc số 4 để được tư vấn từ Thầy thuốc đồng hành.

Khi có dấu hiệu chuyển nặng như khó thở (biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần một phút), li bì, lừ đừ, tím tái môi, đau chi, SpO2

F0 được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà (test nhanh hoặc PCR) vào ngày 14 để chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly.

f0 tai nha nen giat quan ao lau don phong the nao c0e 5973412

Tình nguyện viên tiếp tế nhu yếu phẩm cho gia đình trong khu phong tỏa trên đường Vườn Chuối (quận 3), ngày 30/7. Ảnh: Quỳnh Trần.

5 điều cần làm ngay sau khi tập thể dục

Nhiều người sau khi tập luyện xong thường vội vàng ra khỏi phòng tập, thay quần áo khô rồi đi tắm hoặc về nhà.

5 dieu can lam ngay sau khi tap the duc ff1 5950169

Những gì bạn làm ngay sau khi tập luyện cũng quan trọng không kém những gì bạn làm trong quá trình tập luyện. ẢNH: SHUTTERSTOCK

Điều đó lâu dài không tốt. Trên thực tế, những gì bạn làm ngay sau khi tập luyện cũng quan trọng không kém những gì bạn làm trong quá trình tập luyện, theo trang tin MSN.

Bryant Johnson, huấn luyện viên thể hình, người sáng lập The RBG Workout gợi ý một số điều bạn nên làm sau khi tập luyện để giúp cơ thể ổn định lại và mau hồi phục.

Cấp nước

Cơ thể của bạn mất nước khi luyện tập, vì vậy việc cấp nước sau khi tập sẽ giúp cơ thể mau hồi phục. Nước hỗ trợ tất cả các chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Nếu bạn tập luyện lâu hơn 45 phút, hãy uống nước dừa. Nguyên do là vì khi tập luyện trong thời gian dài, cơ thể bắt đầu mất muối và chất điện giải. Nước dừa giúp bổ sung những chất này vì nó có kali và không có nhiều đường như những thức uống khác.

Dãn duỗi cơ

Tập xong bạn nhớ dành thêm chút thời gian dãn duỗi cơ. Mỗi động tác kéo giãn cơ nên giữ trong 10 giây. Nếu bạn tập chạy và tập cardio nhiều thì càng nên dãn duỗi để nhịp tim và hệ thần kinh ổn định lại. Nếu không chú ý điều hòa cơ thể sau khi tập thì bạn có thể bị chuột rút.

Chăm sóc viêm nhiễm

Mỗi buổi tập đều để lại những vết rách cực nhỏ cho các sợi cơ và vì vậy chúng ta cần chú ý chăm sóc những thương tổn không thể nhìn thấy được này. Các huấn luyện viên gợi ý bạn có thể chườm lạnh để giảm viêm, hoặc bạn có thể xông hơi bằng tia hồng ngoại vì nó giúp giảm viêm bằng cách giải phóng các protein sốc nhiệt.

Ăn một chút protein

Theo các chuyên gia, hãy dành ra 20 đến 30 phút để ăn nhẹ sau khi kết thúc buổi tập. Việc này sẽ tối ưu hóa quá trình phục hồi, giúp giảm đau nhức cơ và tránh chấn thương. Bạn nên ăn protein nạc, có trong thịt gà trắng, lòng trắng trứng, đậu phụ, thịt bò nạc, thịt heo nạc…

Lắng nghe cơ thể

Theo trang tin MSN, thể chất mỗi người là khác nhau, vì thế quá trình phục hồi sau khi tập luyện cũng sẽ khác nhau. Lắng nghe và cảm nhận được cơ thể là một phần cực kỳ quan trọng để chúng ta phục hồi nhanh chóng. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức hoặc nhận thấy hiệu suất giảm, bạn có thể cần thêm thời gian phục hồi hoặc tạm dừng tập luyện lại. Mặt khác, nếu bạn cảm thấy khỏe khoắn thì có thể tăng cường độ tập lên. Quá trình “thử và sai” sẽ giúp bạn hiểu cái gì mới hiệu quả với cơ thể mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *