Ngày 19/4, Bệnh viện Sản-Nhi An Giang phối hợp Bệnh viện Tim Tâm Đức TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Công tác xã hội- Quỹ Bảo trợ t.rẻ e.m An Giang tổ chức khám, tầm soát, sàng lọc miễn phí cho t.rẻ e.m mắc bệnh tim bẩm sinh tỉnh An Giang.
Bài Viết Liên Quan
- Nội soi gắp thành công mảnh xương nằm hơn một tháng trong phế quản
- 5 thực phẩm nên ăn hàng ngày để hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh
- Xà phòng t.iêu d.iệt virus gây bệnh COVID-19 bằng cách nào?
Các bác sĩ Bệnh viện Tim Tâm Đức TP. Hồ Chí Minh khám, sàng lọc, tư vấn cho bệnh nhân
Bác sĩ siêu âm tim cho trẻ để có chỉ định phù hợp
Bệnh viện Sản-Nhi An Giang tặng quà cho trẻ sau buổi khám
Theo đó, có gần 100 phụ nữ đang mang thai, t.rẻ e.m… có bệnh lý về tim đã được các y, bác sĩ Bệnh viện Tim Tâm Đức TP. Hồ Chí Minh khám, tầm soát, sàng lọc, siêu âm, để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tim và tư vấn, hướng dẫn cách xử trí phù hợp, kịp thời trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tim cho bệnh nhân.
Kết quả, qua thăm khám, đã phát hiện nhiều trẻ bị tim bẩm sinh, cũng như các trường hợp cần phải giải quyết hết chứng bệnh bất thường của tim. Trong đó, 8 trường hợp sẽ được Bệnh viện Tim Tâm Đức TP. Hồ Chí Minh phẫu thuật miễn phí.
Mỗi ca phẫu thuật tim chi phí từ 50-100 triệu đồng.
Hai dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tim xuất hiện khi đi bộ
Đi bộ là bài tập đơn giản, dễ dàng mà ai cũng có thể thực hiện. Thế nhưng khi đi bộ nếu gặp hai dấu hiệu sau đây mà không giải thích được nên đi khám ngay, vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về tim mạch nguy hiểm…
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu, gây ra gần 18 triệu ca t.ử v.ong mỗi năm trên toàn thế giới. Điều này bao gồm các tình trạng ảnh hưởng đến tim và hệ tuần hoàn như đột quỵ, bệnh tim mạch vành và suy tim.
Vì vậy, việc nhận ra những dấu hiệu cảnh báo trước khi quá muộn là rất quan trọng. Nhiều người trong chúng ta nhận thức được một số triệu chứng phổ biến nhất, chẳng hạn như đau ngực, nhưng những người khác lại không có triệu chứng rõ ràng.
Trong một số trường hợp, những triệu chứng này có thể xuất hiện ở những nơi khó xảy ra nhất – bao gồm cả ở chân. Có hai dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch có thể xuất hiện ở chân và càng rõ ràng hơn khi đi bộ. Đó là hiện tượng đau chân và sưng tấy.
Đau chân khi đi bộ có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch
1. Đau chân khi đi bộ
Tổ chức Tim mạch Anh (BHF) liệt kê đau chân là một trong những dấu hiệu chính của bệnh tim. Theo GS. David Newby, Đại học Edinburgh: Nếu bạn có cảm giác đau nhói, chuột rút ở bắp chân khi đang đi bộ, nên đến gặp bác sĩ, vì điều đó có thể là dấu hiệu của PAD (bệnh động mạch ngoại biên).
PAD cũng rất phổ biến nhất ở những người hút thuốc và những người mắc bệnh đái tháo đường.
Thông thường, nếu bạn nhận thấy cảm giác chuột rút đau đớn ở bắp chân khi đi bộ, có thể đổ lỗi cho khớp gối bị đau hoặc coi đó là dấu hiệu của sự lão hóa. Nhưng triệu chứng này có thể báo hiệu một tình trạng nghiêm trọng hơn, được gọi là bệnh động mạch ngoại biên hay PAD.
PAD xảy ra khi chất béo tích tụ làm tắc nghẽn các động mạch bên ngoài tim (phổ biến nhất là ở chân) và làm giảm lượng m.áu cung cấp đến bộ phận đó của cơ thể. Triệu chứng đặc trưng là đau chân xảy ra khi tập thể dục, được gọi là đau cách hồi không liên tục.
2. Chân bị sưng tấy
Sưng chân và mắt cá chân có thể là dấu hiệu của bệnh tim.
Cơ quan Dịch vụ y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết, sưng chân là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh suy tim. Về mặt y học, hiện tượng này được gọi là phù nề và nó cũng có thể xảy ra ở mắt cá chân. Tình trạng có thể tốt hơn vào buổi sáng và trở nên tồi tệ hơn vào cuối ngày.
Suy tim sung huyết khiến một hoặc cả hai buồng dưới của tim ngừng bơm m.áu tốt. Kết quả là m.áu có thể ứ lại ở chân, mắt cá chân và bàn chân, gây phù nề.