Thói quen ăn thịt lợn tái, bò tái, tiết canh, gỏi cá, rau thủy sinh… của người Việt là nguyên nhân khiến các bệnh ký sinh trùng gia tăng nhanh chóng.
Chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân nên ăn chín uống sôi, không ăn thực phẩm sống, tái; giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh.
Nhiễm sán do thói quen ăn đồ tái sống
Mới đây, chị N.T.H. (Hà Nội) tá hỏa khi nhận được kết quả dương tính với sán dây chó trong khi nhà không nuôi chó, mèo. Đến khám tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư với các triệu chứng da nổi nốt, ngứa, chóng mặt, khó thở… chị H. mới rõ nguyên nhân mắc bệnh do thói quen hay ăn rau sống.
Trước đó, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã phẫu thuật thành công một trường hợp 38 t.uổi, nhiễm ấu trùng sán dây chó ký sinh tại phổi do ăn các thực phẩm tái hoặc sống nhiều lần như: thịt cừu nướng chưa chín, tiết canh dê, rau sống và gỏi cá mai. Bệnh nhân phát hiện bệnh trong tình trạng mệt mỏi, đau vùng ngực phải âm ỉ, thỉnh thoảng khó thở, không sốt, không ho, không mẩn ngứa, không sút cân.
Cũng do có sở thích ăn đồ tái sống như gỏi cá, nem sống và tiết canh với tần suất dày đặc, ông T.V.N. (50 t.uổi, ở Thái Nguyên) đã đi đại tiện ra nhiều đốt sán. Thậm chí sán còn tự chui ra qua đường h.ậu m.ôn. Đến khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư, ông N. được chẩn đoán, nhiễm ký sinh trùng sán dây. Sau điều trị, bệnh nhân xổ ra con sán dài khoảng 10m.
Bài Viết Liên Quan
- Người đàn ông phải cắt bỏ 1/3 lưỡi do mắc ung thư lưỡi: 2 việc làm xấu nhiều người mắc phải có thể gây ra tình trạng này
- Sau cơn đau ở chân, người đàn ông nhanh chóng b.ị h.oại t.ử 1/4 cơ thể
- Cập nhật những tiến bộ mới trong phẫu thuật nội soi bệnh lý đường tiêu hóa và thận tiết niệu
Người đàn ông mắc sán dây 10m do hay ăn đồ tái sống điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Bình – Phó Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng cho biết, bệnh sán dây (Taeniasis) là do các loài sán dây trưởng thành gồm Taenia saginata, Taenia solium và Taenia asiatica ký sinh trong ruột gây nên.
Bệnh sán dây gây bệnh ở người thường do sán dây lợn và sán dây bò, liên quan đến thói quen ăn thịt lợn, bò tái, sống. Nếu người dân ăn các món từ thịt, nội tạng bò, lợn chưa được nấu chín thì hoàn toàn có nguy cơ nhiễm sán. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng không đặc hiệu như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón khi sán dây phát triển trong ruột.
Bệnh ấu trùng sán dây lợn xảy ra khi ăn phải trứng sán dây lợn. Trứng sán dây lợn được đào thải qua phân của người bị nhiễm bệnh, có thể gây ô nhiễm môi trường nước, đất, từ đó có thể ô nhiễm thực phẩm như: rau sống, rau thủy sinh phơi nhiễm với trứng sán. Ấu trùng sán dây lợn có thể phát triển ở cơ, da, mắt và hệ thần kinh trung ương. Trường hợp nặng có thể gây đau đầu dữ dội, nôn, co giật hoặc động kinh.
Cách phòng bệnh
Đề cập đến vấn đề này, TS Hoàng Đình Cảnh – Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư cho hay, thói quen ăn thịt lợn tái, bò tái, tiết canh, gỏi cá, rau thủy sinh… là nguyên nhân chính gây ra các bệnh ký sinh trùng. Hầu hết người dân có triệu chứng, đi khám bệnh mới được phát hiện.
Theo thống kê tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư, năm 2023, đơn vị đã tiếp nhận thăm khám, điều trị cho 15.527 người nhiễm giun đũa chó mèo. Nhiều người từng được chẩn đoán u, ung thư não, gan, phổi nhưng nguyên nhân chính xác là ổ áp- xe ấu trùng giun, sán.
Thói quen ăn sống cũng là một trong nguyên nhân gây ra các bệnh ký sinh trùng.
Cũng theo TS Hoàng Đình Cảnh, thống kê năm 2023 cho thấy, có hơn 12.000 người mắc sán lá gan lớn được điều trị tại các cơ sở y tế. Sán lá gan lớn dưới dạng ấu trùng bơi trong nước. Sau đó, chúng bám vào ốc và rau. Khi thâm nhập vào cơ thể người, loại ký sinh trùng này có thể gây áp xe gan, lạc chỗ vào não, mắt…
Bệnh nhân sán lá gan thường có triệu chứng đau tức vùng gan, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tắc mật, ứ mật, vàng da. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ xuất hiện trạng thái thiếu m.áu, gan bị xơ hóa, tăng huyết áp tĩnh mạch cửa và suy kiệt dần.
Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư khuyến cáo, để phòng nhiễm sán, đảm bảo an toàn thực phẩm, người dân cần ăn chín, không ăn đồ tái sống; giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh; vệ sinh tay đúng cách, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Với người nuôi thú cưng, cần tẩy sạch giun cho vật nuôi và đặc biệt là quản lý tốt phân từ chúng, bởi đây là nguồn chứa trứng giun đũa. Nếu vệ sinh không sạch sẽ, người nuôi rất dễ nhiễm trứng giun.
Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sán chó như: ôm ấp, vuốt ve chó nhiễm sán, ăn thực phẩm chứa ấu trùng hay trứng sán, tiếp xúc với nguồn đất mà chó nhiễm bệnh phóng uế,… Bất cứ ai đều có khả năng nhiễm ấu trùng sán dây chó do ăn uống các loại thực phẩm bị nhiễm trứng sán dây chó hoặc người sau khi có tiếp xúc trực tiếp với chó, cáo, chồn nhiễm bệnh.
Do đó, các chuyên gia lưu ý, người dân từng sống trong vùng dịch tễ có bệnh lưu hành, ăn các món ăn có nguy cơ nhiễm ấu trùng của Echinococcus cùng với các biểu hiện nghi ngờ như sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn kém, vàng da, mẩn ngứa, đau ngực, khó thở, ho dai dẳng, đôi khi ho m.áu cần đi khám ngay để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Một nam giới bị nhiễm ấu trùng sán dây chó ký sinh ở phổi rất hiếm gặp
Trước khi khởi phát bệnh, người đàn ông này đã ăn các thực phẩm tái và sống nhiều lần, như: thịt cừu nướng, tiết canh dê, rau sống và gỏi cá mai.
Sau đó, bệnh nhân phát hiện bệnh với tình trạng mệt mỏi, đau vùng ngực phải âm ỉ, thỉnh thoảng khó thở.
Ngày 21-1, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (BV 108) cho biết, các bác sĩ của đơn vừa thực hiện phẫu thuật thành công thành công cho một nam giới (sinh năm 1986, ở Hà Nội) bị nhiễm ấu trùng sán dây chó ký sinh tại phổi, rất hiếm gặp tại Việt Nam.
Trước khi khởi phát bệnh, người đàn ông này đã ăn các thực phẩm tái và sống nhiều lần, như: thịt cừu nướng, tiết canh dê, rau sống và gỏi cá mai. Bệnh nhân phát hiện bệnh với tình trạng mệt mỏi, đau vùng ngực phải âm ỉ, thỉnh thoảng khó thở, không sốt, không ho, không mẩn ngứa, không sút cân. Sau khi tới BV 108 khám, bệnh nhân đã được chỉ định chụp phim lồng ngực với kết quả cho thấy có tổn thương dạng nang thùy dưới phổi phải kích thước 12x9x8cm. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt nang dịch.
Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt nang dịch cho nam bệnh nhân này. Sau ca phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy ra được một nang dịch kích thước lớn, thành dày, dịch nang trong, bên trong có chứa các đầu sán nằm ở thùy dưới phổi phải và bệnh phẩm này đã được gửi soi tươi xác định là ấu trùng sán dây chó. Sau ca phẫu thuật, nam bệnh nhân diễn biến ổn định, hồi phục tốt.
Hình ảnh soi tươi ấu trùng sán dây chó
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng, Khoa Ngoại lồng ngực, BV 108, bệnh sán dây chó là bệnh gây ra bởi các loài sán thuộc giống Echinococcus. Bệnh có đặc điểm là phát triển chậm, trong một thời gian dài có thể hoàn toàn không có triệu chứng. Các nang sán hay gặp ở gan, sau đó là phổi và các cơ quan khác như: thận, tim, tổ chức thần kinh hoặc xương… Tất cả mọi người đều có khả năng nhiễm ấu trùng sán dây chó và có thể bị nhiễm nếu ăn phải trứng sán dây chó. Người mắc bệnh do nuốt phải trứng sán dây chó khi ăn uống các loại thực phẩm bị nhiễm trứng sán dây chó hoặc người sau khi có tiếp xúc trực tiếp với chó, cáo, chồn nhiễm bệnh.